Đặc Điểm Của Tranh Chấp Trong Kinh Doanh

Đặc Điểm Của Tranh Chấp Trong Kinh Doanh

Tranh chấp trong kinh doanh được hiểu là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Đó là những mâu thuẫn hay xung đột với nhau về mặt lợi ích hay về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể.

Bạn đang xem: tranh chấp trong kinh doanh là gì

KHÁI NIỆM VỀ TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

Tranh chấp trong kinh doanh là gì?

Tranh chấp trong kinh doanh hay Business Disputes là sự bất đồng về chính kiến hay mâu thuẫn về mặt lợi ích, quyền và nghĩa vụ. Được phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh.

Đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh

  • Phản ánh về sự bất đồng chính kiến, xung đột về những lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ phát sinh. Hay sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào mối quan hệ kinh doanh.
  • Luôn gắn liền với các hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể. Hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện một hay một số các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ. Có thể là sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường với mục tiêu lợi nhuận được đề ra.

tranh-chap-trong-kinh-doanh

Phân loại tranh chấp trong kinh doanh

tranh-chap-trong-kinh-doanh

Về cơ bản thì tranh chấp được chia thành 2 loại dựa vào tiêu chí chủ thể tham gia: tranh chấp không có yếu tố nước ngoài và tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Theo như cách xác định trong Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đề ra thì cả 2 loại.

TRANH CHẤP CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Nguồn áp dụng để giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài là Điều ước quốc tế; pháp luật quốc gia; tập quán quốc tế; án lệ quốc tế;…

TRANH CHẤP KHÔNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Đáng xem: Vốn kinh doanh bình quân là gì? Cách tính chi phí sử dụng vốn

Đây là phân loại dựa vào tiêu chí nội dung tranh chấp

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên trong công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh mà pháp luật có quy định.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

4 HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

Thương lượng

Là một hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh không cần đến vai trò tác động của bên thứ 3. Về cơ bản thì đặc điểm của hình thức giải quyết này là cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết các bất đồng này.

Hòa giải

tranh-chap-trong-kinh-doanh

Với hình thức hòa giải thì sẽ giải quyết tranh chấp trong kinh doanh với sự can thiệp của bên thứ 3. Đóng vai trò làm trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp. Nhằm chấm dứt các xung đột hoặc những bất hòa đã xảy ra trong quá trình kinh doanh. Khá giống với thương lượng thì hòa giải là giải pháp tự nguyện và tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia tranh chấp với nhau.

Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua những hoạt động của trọng tài. Họ với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt những xung đột. Bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện theo.

Ưu điểm của phương thức này chính là giải quyết này: có tính linh hoạt và tạo quyền chủ động cho các bên. Có tính nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian, nhằm rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật.

Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại. Phán quyết trọng tài có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một bên. Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giải quyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Ưu điểm của phương thức này chính là do cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết sẽ có tính cưỡng chế cao. Hoặc nếu như không chấp nhận thì sẽ bị cưỡng chế.

Đề xuất riêng cho bạn: Kiến thức mới Kỹ năng cần có khi tham gia tuyển dụng nhân viên kinh doanh du lịch

tố-tụng-trọng-tài

Quý Khách hàng có nhu cầu thực hiện các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ với Luật An Phú tại địa chỉ 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh để được tư vấn.

>>>Có thể bạn quan tâm:

3 Cách Giải Quyết Tình Huống Tranh Chấp Trong Kinh Doanh

Quy Định Về Trình Tự Và Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động

Tranh Chấp Lao Động Và Thẩm Quyền Giải Quyết

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.

SĐT: 0789277892 hoặc 0789277892

Viết một bình luận