Chia sẻ Lễ cúng hóa vàng và bài văn khấn

Cách bài trí bàn thờ ngày Tết Mùng một tết Cha… Phong tục Tết cổ truyền: Những điều cần biết về bàn thờ cúng Thần Tài – Ông Địa Lễ cúng hóa vàng và bài văn khấn Thành kính cảm tạ, tiễn đưa ông bà, tổ tiên qua bài văn khấn là nội dung của lễ cúng hóa vàng. Ảnh danangchothue.com

Thấm thoắt đã hết ba ngày Tết, các gia đình lại tất bật sửa soạn cho ngày hóa vàng, tiễn đưa ông bà, tổ tiên sau khi đã mời ông bà, tổ tiên ngày 30 về thưởng Tết. Trong ba ngày này, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống. Thông thường, ngày hóa vàng sẽ diễn ra từ mùng ba đến ngày mùng mười tháng Giêng Âm lịch. Song, trong cuộc sống hiện đại, hầu hết các gia đình đều hóa vàng ngày mùng ba để sớm quay trở lại với công việc.

Bạn đang xem: văn khấn hóa vàng

Hóa vàng hay lễ tạ là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên người ta phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền. Ngày nay còn có cả rất nhiều hình điện thoại, nhà cửa, xe máy, ô tô, quần áo… cho người thân ở “thế giới bên kia”.

Lễ cúng hóa vàng và bài văn khấn Lễ cúng hóa vàng cốt ở lòng thành, không quá cầu kỳ và còn tùy điều kiện của gia chủ. Ảnh danangchothue.com

Theo quan niệm truyền thống, có lễ tạ thì tấm lòng gia chủ mới được người âm chứng giám, phù hộ cho gia đình được bình an, làm ăn tấn tới trong năm mới. Tùy điều kiện kinh tế và phong tục tập quán các địa phương, mỗi gia đình chuẩn bị mâm cỗ hóa vàng khác nhau theo khả năng tài chính; điều cốt yếu là ở tấm lòng thành.

Trong mâm cúng hóa vàng bao giờ cũng phải có gà luộc nguyên con, là gà trống to, đẹp, được giết mổ, bày biện cẩn thận. Đây là vật tế trong nghi lễ truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ hóa vàng. Tiếp đó là bánh chưng, tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất. Rồi dưa hành. Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ… không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay cũng như sự hài hòa của màu sắc.

Lễ cúng hóa vàng và bài văn khấn Gà trống luộc nguyên con là thành phần không thể thiếu cho mâm cỗ cúng hóa vàng. Ảnh danangchothue.com

Các bà nội trợ cũng có thể sáng tạo, làm các món nem, nộm, cuốn như phở cuốn, nộm gà xé phay, nộm hải sản… các món này có tính thanh mát, dễ ăn, điều hòa lại lượng đạm từ thịt mỡ, bánh chưng. Nhiều gia đình chế biến thêm món cá chép nấu bỗng, theo quan niệm dân gian, đây là loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Vì vậy khi cúng cá chép vào đầu năm sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Lễ vật dâng cúng hóa vàng gồm: Nhang, hoa, ngũ quả; trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo; mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết. Một trong những điểm hấp dẫn khiến mâm cỗ cúng hóa vàng được mọi người xem trọng, ngoài yếu tố tâm linh, đây còn là bữa tiệc cuối anh em sum họp, quây quần để kết thúc mấy ngày Tết đầy ắp tình người và cảm xúc; chuẩn bị chia tay mỗi người cho cuộc sinh nhai bất tận lại bắt đầu và hẹn nhau đoàn tụ vào Tết năm sau.

Xem thêm: Đáng xem Tuổi Nhâm Thân sinh năm 1992 – Tử vi trọn đời Nam| Nữ mạng

Lễ cúng hóa vàng và bài văn khấn Hóa vàng, gửi tiền, đồ hàng mã cho người thân ở cõi âm là nghi thức quan trọng nhất của lễ cúng hóa vàng. Ảnh danangchothue.com

Hoàn thành mâm cỗ cúng, chủ nhà trang trọng thắp tuần hương và có bài khấn bái biệt tổ tiên. Có người khấn nôm, có người nhờ họ hàng, những người hay chữ viết cho bài khấn; nhưng phổ biến là bài khấn.

Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam của Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, như sau:

Nam mô a di đà Phật!

(3 lần) Kính lạy:

Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.

Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mùng Ba tháng Giêng năm Tân Sửu.

Tín chủ chúng con…; ngụ tại…; thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.

Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.

Nên xem: Mách bạn Bài khấn hàng ngày tại nhà, chọn và đọc bài nào đúng chuẩn nhất? 

Kính xin: Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám. Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần).

Lễ cúng hóa vàng và bài văn khấn Sau khi “hóa” xong, các thành viên gia đình quây quần quanh mâm cỗ cúng thụ lộc. Tết đến đây coi như kết thúc. Ảnh danangchothue.com

Sau bài khấn, chờ chừng tàn một tuần hương, gia đình dọn mâm cỗ xuống thụ lộc. Trước khi ăn, một số người mang tiền, đồ vàng mã đi “hóa”, gửi cho người cõi âm. Câu chuyện quanh bàn ăn lúc này đã ít nhiều mang màu sắc lưu luyến, chia ly. Mọi người chia sẻ cảm xúc, ấn tượng với những ngày Tết đã qua và những suy nghĩ, dự định sẽ làm trong thời gian tới. Nếu đồ lễ hương khói trên bàn thờ chủ nhà đủ nhiều (nói lên tổ tiên gia chủ đông con, nhiều cháu, hoặc con cháu anh em làm ăn phát đạt, hiếu thảo); người phụ nữ của gia đình có thể gói ghém, chia “lộc” cho các thành viên. Món quà này không kể nhỏ to, tất thảy đều được nâng niu đón nhận.

Hết ngày mùng ba, những ngày Tết chính thức coi như kết thúc.

Vợ chồng công nhân tích lũy mua nhà Vợ chồng công nhân tích lũy mua nhà

Có được một chỗ “chui ra chui vào” chính chủ là mơ ước của rất nhiều công nhân. Với thu nhập không cao, những công …

Đi chơi Tết và chúc Tết Đi chơi Tết và chúc Tết

Đi chơi Tết và chúc Tết là nét văn hóa lâu đời làm nên bản sắc ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đó cũng …

Đón Tết trong khu cách ly ở Hải Dương Đón Tết trong khu cách ly ở Hải Dương

Tiếng láo ráo chuyện trò khiến Long chợt tỉnh giấc. Anh vén chăn nhìn ra phía cửa sổ, ánh nắng đã phủ một màu vàng …

Viết một bình luận