- 1. Ý nghĩa đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ
- 2. Cách sắm lễ khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
- 3. Văn khấn ban Tam bảo
- 4. Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
- 5. Văn khấn ban Công Đồng
- 6. Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
- 7. Trình tự dâng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
- 8. Cách hạ lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
- 9. Những lưu ý khi đi lễ đền chùa đầu năm
Văn cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
VnDoc mời các bạn cùng tham khảo Các bài văn khấn ở Đình, Đền, Miếu, Phủ dưới đây để biết cách sắm lễ khi đi lễ, văn khấn lễ các bạn, trình tự dâng lễ,…. Đi lễ không chỉ là việc bày tỏ lòng biết ơn, ghi nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam mà còn mong muốn cầu bình an, sức khỏe, công việc hanh thông. Mời các bạn cùng đọc để nắm rõ bài văn khấn ở Đình, Đền, Miếu, Phủ và trình tự làm lễ đầy đủ nhất để các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem: văn khấn tại đền
1. Ý nghĩa đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
2. Cách sắm lễ khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).
Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:
- 1 vị chúa
- 2 vị hầu cận
- 12 vị cô sơn trang
Xem thêm: Bạn có biết [Giải đáp] Có nên kiêng xây nhà khi có tang?
5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
3. Văn khấn ban Tam bảo
4. Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
5. Văn khấn ban Công Đồng
6. Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
7. Trình tự dâng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
- Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.
- Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
Thứ tự khi thắp hương:
- Thắp từ trong ra ngoài
- Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
- Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
- Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
Đọc văn khấnKhi tiến hành lễ dâng hương bạn đã có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được. Và khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
Các bạn có thể tham khảo các mẫu văn khấn trong phần trình bày ở trên để nắm được nên đọc văn khấn loại nào cho phù hợp với từng Đền, Chùa.
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.
Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
8. Cách hạ lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Đáng xem: Xem biển số xe phong thủy CHI TIẾT |BÍ KÍP chiêu TÀI đón LỘC
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
9. Những lưu ý khi đi lễ đền chùa đầu năm
Theo quan niệm của người phương Đông thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Bạn nên tránh những loại quần áo nhiều dây dợ, tà dài thướt tha rất dễ gây vướng víu ở những nơi đông đúc như các đền chùa ngày đầu năm.
– Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam Bảo.
– Không sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít hay nhiều.
– Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
– Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
– Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
– Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam Bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc Tam Bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào Tam Bảo.
– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
– Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
– Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…
– Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
– Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ.
– Tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.
Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp của người Việt Nam trong những ngày đầu năm mới, các bạn nên tham khảo bài cúng khi đi chùa để biết cách hành lễ khi đi chùa. Ngoài ra đầu năm mới nhiều gia đình cũng thường làm lễ dâng sao giải hạn để tiêu trừ tai họa mong một năm mới gặp nhiều may mắn.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết âm lịch Tân Sửu 2021. Các thông tin mới nhất về Tết 2021 được VnDoc cập nhật mới nhất trên chuyên mục Tết nguyên đán 2021, mời các bạn cùng tham khảo.
- Tết Nguyên Đán 2021