Đầu tư được xem là một hoạt động khá quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng. Việc phát triển các khu đô thị, khu dân cư, các công trình xây dựng hiện đại chính là một minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, pháp luật nước ta đã ban hành các văn vản luật và dưới luật để quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy, dự án đầu tư xây dựng là gì và quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Bạn đang xem: dự án đầu tư xây dựng công trình là gì
Luật sư tư vấn pháp luật về thực hiện dự án đầu tư xây dựng: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng 2014;
- Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa dổi Nghị định 59/2-15/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng;
1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?
Từ lâu đầu tư đã không còn là việc mới mẻ với nền kinh tế của nước ta. Trong nhiều năm nay hoạt động đầu tư đã ngày càng diễn ra mạnh mẽ và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Và hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xây dựng được xem là rất phổ biến ở nước ta. Theo đó, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể về định nghĩa dự án đầu tư xây dựng như sau:
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Như vậy, dự án đầu xây dựng là tập hợp tất cả các đề xuất, kiến nghị có tiềm năng và tiến hành đầu tư vốn vào các dự án xây dựng để tiến hành sửa chữa, cải tạo… nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.
2. Dự án đầu tư xây dựng tiếng Anh là gì?
Dự án đầu tư xây dựng tiếng Anh có nghĩa là: Investment construction Projects.
3. Các loại dự án đầu tư xây dựng
Tùy thuộc vào mục đích, đặc điểm mà hiện nay pháp luật nước ta phân chia các loại dự án đầu tư xây dựng như sau:
Thứ nhất, phân theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.
Xem thêm: Dự án nhóm B là gì? Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B?
Thứ hai, Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Tham khảo thêm: Hot Hot 53 thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành xây dựng cầu đường
Thứ ba, Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.
4. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
- Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
5. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định hiện nay có 03 giai đoạn để tiến hành đầu tư xây dựng:
Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị dự án
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, vì vậy để một dự án đầu tư xây dựng được diễn ra thuận lợi các nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm ở giai đoạn này. Giai đoạn này sẽ được bao gồm các công việc sau đây:
Sau khi chủ đầu tư đã có ý tưởng về việc đầu tư thì tiến hành việc nghiên cứu thị trường, năng lực đầu tư, khả năng huy động các nguồn lực và lựa chọn địa điểm đầu tư.
Xem thêm: Nội dung và thẩm định thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở
Việc lập báo cáo đầu tư sẽ tùy thuộc và nhu cầu của chủ đầu tư mà tiến hành lập báo cáo phù hợp với tình hình thực tế. Các hình thức lập báo cáo bao gồm sau đây:
+ Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có);
+ Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi;
+ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
Tiếp theo chủ đầu tư tiến hành nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở. Và tùy thuộc vào từng loại dự án mà thẩm quyền thẩm định và phê duyệt sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quyền hạn của mình.
Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xấy dựng để lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc phù hợp nhất. Tổ chức, cá nhân có phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định.
Cuối cùng để đảm bảo an toàn cho các dự án đầu tư, các chủ đầu tư tiến hành quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Thứ hai, thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Tham khảo thêm: Cường Độ Nén Mác Bê Tông Và Các Loại Phụ Gia Tăng Cường Độ Bê Tông
Xem thêm: Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có);
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
- Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);
- Thực hiện với đấu thầu và lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
- Thi công xây dựng công trình;
- Giám sát thi công xây dựng;
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
- Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;
- Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
Thứ ba, giai đoạn kết thúc xây dựng
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình dự án đầu tư xấy dựng. Kết thúc việc thi công xây dựng để bắt đầu đưa dự án vào quá trình vận hành. Ở giai đoạn này sẽ bao gồm các công việc sau đây:
- Nghiệm thu đưa vào khai thác và sự dụng
+ Công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
+ Tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình, trong quá trình xây dựng có thể tiến hành bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành thuộc dự án hoặc dự án thành phần để khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Biên bản nghiệm thu bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình hoàn thành là văn bản pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
+ Hồ sơ bàn giao công trình gồm: Hồ sơ hoàn thành công trình; tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành; quy định bảo trì công trình.
+ Hồ sơ xây dựng công trình phải được nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ nhà nước.
- Kết thúc xây dựng công trình
Kết thúc xây dựng công trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao toàn bộ công trình và công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định.
Trước khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực công trường xây dựng.
– Vận hành công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng
Sau khi nhận bàn giao công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm vận hành, khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đã được phê duyệt.
Chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình theo quy định.
- Quyết toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo hành công trình xây dựng.
Việc chia giai đoạn như trên chỉ mang tính tương đối, trong thực tế có thể tiến hành đồng thời hoặc thực hiện trước một số công đoạn. Tuy nhiên các bạn nên biết, không có một giai đoạn nào có quy trình chuẩn xác hoàn toàn có thể áp dụng cho mọi dự án, mỗi dự án khác nhau có thể có những bước khác nhau, công việc khác nhau, có khi các khu vực lại có những quy định khác nhau, hoặc các văn bản pháp luật mới ban hành lại quy định một trình tự khác nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về dự án đầu tư xây dựng là gì và quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng hiện nay. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.