Cường Độ Nén Mác Bê Tông Và Các Loại Phụ Gia Tăng Cường Độ Bê Tông

Mỗi năm thì có hàng nghìn mét khối bê tông được đổ và sử dụng thi công trong các công trình xây dựng như nhà ở, cầu đường…Vấn đề chất lượng của loại vật liệu này luôn được quan tâm nhiều nhất. Chất lượng bê tông thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kết cấu và cường độ nén bê tông.

Như vậy muốn nâng cao chất lượng của hỗn hợp này thì các bạn phải nâng cao được kết cấu và cường độ nén của chúng. Bài viết hôm nay công ty danangchothue.com xin chia sẻ giải pháp tăng cường độ nén cho bê tông mời các bạn tham khảo qua nội dung dưới đây.

CƯỜNG ĐỘ NÉN MÁC BÊ TÔNG

Mác bê tông là gì? Cấp độ bền bê tông & Bảng tra cường độ

1) Cường Độ Nén Bê Tông Là Gì?

Cường độ nén là khả năng chịu đựng không bị nứt, gãy, phá hủy dưới tác động của ngoại lực lên vật thể mà ở đây chính là bê tông. Vậy để tăng cường độ nén thì chúng ta phải tăng giới hạn ứng suất nén làm vật liệu bị biến dạng hay phá huỷ lên.

Người ta thường đo cường độ bê tông bằng những mẫu thử:

Mẫu sử dụng để đo cường độ có kích thước 150mm x 150mm x 150mm, được thực hiện theo điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 28 ngày. Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

2) Vì Sao Phải Tăng Độ Nén Cho Bê Tông

  • Độ nén chính là khả năng chịu nén của hỗn hợp trong kết cấu xây dựng
  • Là yếu tố quan trọng quyết định đến độ an toàn và tuổi thọ của công trình
  • Nếu độ nén kém không đảm bảo thì công trình sẽ dễ xuống cấp
  • Độ nén không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng an toan lao động không được đảm bảo
  • Độ nén không đảm bảo sẽ xảy ra hiện tượng nứt, gãy, phá hủy kết cấu công trình
  • Độ nén không đảm bảo ảnh hưởng đến tiến độ thi công
  • Gây tốn kém chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

3) Các Xác Định Thành Phần Bê Của Tông Và Kiểm Tra Cường Độ Nén Bê Tông

Để xác định đúng thành phần của hỗn hợp này quan trọng là các bạn cần biết cường độ của nó phụ thuộc như thế nào vào chất lượng của xi măng và cốt liệu, tỷ lệ giữa các nguyên liệu thành phần và các yếu tố khác.

Cường độ của bê tông trong thời hạn xác định khi đóng rắn trong điều kiển chuẩn phụ thuộc vào cường độ xi măng và tỷ lệ nước trên xi măng.

Xi măng khi đóng rắn phụ thuộc vào chất lượng và thời hạn đóng rắn liên kết khoảng 15-25% nước so với khối lượng xi măng.

Sự phụ thuộc cường độ của bê tông vào tỷ lệ nước trên xi măng nó chỉ đúng trong giới hạn nhất định.

Những Lưu Ý Về Tăng Cường Độ Nén Cho Bê Tông:

Với sự phát triển của công nghệ bê tông, các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của bê tông ngày càng trở nên nhiều hơn. Do sự mở rộng chủng loại xi măng, cốt liệu, nảy sinh ra nhiều biện pháp công nghệ chuẩn bị mới, đổ và tĩnh định hỗn hợp.

Cường độ thực tế của bê tông có thể có được xác định thông qua thử các mẫu kiểm tra, đóng rắn trong điều kiện tương tự như điều kiện đóng rắn của công trình bê tông.

>>> Click ngay: Hướng dẫn Cách chọn mác bê tông và độ sụt của bê tông 

CÁC LOẠI PHỤ GIA TĂNG CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG

Mác bê tông là gì - Cường độ chịu nén của bê tông mác 300

Phụ Gia Bê Tông Là Gì?

Phụ gia bê tông là những hợp chất hay hỗn hợp các hợp chất chất vô cơ, hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp mà khi cho một lượng nhỏ vào hỗn hợp bê tông sẽ làm thay đổi tính chất công nghệ của bê tông hay tính chất sử dụng của bê tông đã hóa rắn theo ý muốntăng tính lưu động của hỗn hợn bê tông, giảm lượng dùng nước và xi măng, điều chỉnh thời gian ninh kết và rắn chắc, nâng cao cường độ và tính chống thấm của bê tông.

Các Loại Phụ Gia Bê Tông:

a) Phụ Gia Giảm Nước

– Phụ gia giảm nước cho phép giảm nước trong khi trộn để có cùng tính dễ đổ, hoặc tăng tính dễ đổ.

– Phụ gia giảm nước luôn luôn là các sản phẩm hữu cơ có khả năng giảm sức căng trên bề mặt hoặc ở giữa các mặt của chất lỏng của nước nó riêng, chúng bôi trơn các hạt xi măng, các hạt xi măng sẽ tách rời nhau, sự phân tán đó tạo điều kiện cho việc làm ướt hoặc thủy hóa.

– Khi cho phụ gia giảm nước vào hỗn hợp bê tông, các phân tử trong phụ gia tan vào dung dịch, hấp phụ lên bề mặt các pha rắn (hạt xi măng, cát đá, các sản phẩm thủy hóa của xi măng) làm giảm sức căng bề mặt, phân chia giữa pha rắn và lỏng, làm chiều dày màng nước bao quanh pha rắn giảm đi.

– Khi làm giảm sức căng bề mặt của nước, các phân tử hoạt động bề mặt trong phụ gia thường làm tăng mức cuốn khí vào hỗn hợp bê tông trong quá trình trộn, lượng cuốn khí vào trong hỗn hợp bê tông cũng có tác dụng tăng độ sụt. Bọt khí cuốn vào hỗn hợp bê tông được phân bổ đều, có kích thước nhỏ, có tác dụng như các đệm trên đó các pha rắn trượt lên nhau dễ dàng hơn, thông thường cứ tăng 1% lượng cuốn khí vào có thể giảm tương ứng 1% lượng nước trộn.

b) Phụ Gia Kéo Dài Thời Gian Ninh Kết

Là phụ gia mà khi cho vào trong hỗn hợp bê tông có tắc dụng kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông. Tác dụng của chúng có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, phụ thuộc tính chất của xi măng, các liều lượng sử dụng, nói chung chất làm đông cứng giảm nhiều cường độ ở tất cả các ngày tuổi ban đầu và làm giảm nhiệt thủy hóa một cách tương ứng. Lưu ý khi sử dụng phụ gia quá liều lượng, nó có nguy cơ làm chậm đáng kể thời gian ninh kết, điều đó có thể không tỉ lệ thuận với lượng phụ gia pha vào.

Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Thi công trong thời tiết nóng
– Vận chuyển bê tông đường dài
– Bê tông trộn sẵn
– Bê tông bơm
– Bê tông phun
– Các tấm bê tông mỏng tránh lộ cốt liệu sau khi đổ
– Thi công phụt

c) Phụ Gia Siêu Hóa Dẻo

Là loại phụ gia có thể làm giảm lượng nước trong khi trộn hỗn hợp bê tông rất nhiều, nhưng nó khác với loại phụ gia giảm nước bình thường là nó không ảnh hưởng đến thời gian ninh kết của bê tông, bởi vậy nó có thể tạo ra các loại bê tông có độ linh động cao. Ở giai đoạn đầu tiên khi mới phát triển phụ gia siêu hóa dẻo, tác dụng của phụ gia chỉ kéo dài trong thời gian 30 phút, cho nên cần phải kiểm tra chặt chẽ thời điểm mà chất phụ gia được trộn vào trong bê tôn

Khi dùng phụ gia siêu dẻo cần phải chú ý những điểm sau đây:

– Chọn loại thích hợp cho loại xi măng nhất định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và với liều lượng theo điều kiện cụ thể.

– Mặc dầu bê tông có phụ gia siêu dẻo có thể tự làm bằng mặt nhưng vẫn phải được đầm chặt.

– Phải chú ý làm ván khuôn cho chặt khít tốt để bê tông không bị rỉ chảy ra ngoài do độ linh động cao. – Trong trường hợp dùng phụ gia siêu dẻo có tác dụng kéo dài thời gian ninh kết từ 2 đến 3 giờ so với không sử dụng phụ gia thì mới được phép trộn thêm phụ gia ở trạm trộn.

d) Phụ gia cuốn khí

Là loại phụ gia có tác dụng tạo ra rất nhiều các bọt khí nhỏ trong bê tông để nâng cao khả năng chịu đóng băng và tan của bê tông, tăng tính linh động của bê tông khi đổ bê tông trong vùng nhiệt độ thấp. Tác dụng của loại phụ gia này sẽ giảm khi tăng nhiệt độ trong bê tông và hàm lượng xi măng cao, có trộn chất độn tro bay.

Vai trò và tác dụng của phụ gia cuốn khí sửa:

Trong bê tông tươi các bọt khí đóng hai vai trò: Đầu tiên là vai trò của một chất lỏng thay thế một phần nước, sau đó là vai trò của một chất trơ, thay thế cho một phần cát mịn (nhỏ hơn 1 hoặc 2 mm).

Khi bê tông đã cứng rắn, các bọt khí làm thay đổi cấu trúc của vật liệu và cắt mạng ống dẫn trong bê tông. Khi đóng băng, nó đóng vai tro như những cái bình dãn nở đối với nước đẩy bởi băng.

Các chất cuốn khí cho phép giảm sự phân tầng và tiết nước của bê tông.

Các chất cuốn khí luôn cải thiện bề mặt của bê tông khi tháo khuôn. Nhưng phần lớn chúng có thể làm giảm cường độ cơ học. Không khí nằm trong bê tông luôn luôn cải thiện rất tốt độ bền băng giá của bê tông đã cứng rắn, tính bền của bê tông tăng lên.

Các chất cuốn khí được sử dụng để chế tạo bê tông thường có cốt thép và không có cốt thép, đối với một số loại bê tông đặc biệt để hạn chế sự phân tầng.

e) Phụ Gia Chống Thấm

Là loại phụ gia để giảm mức độ truyền dẫn hơi nước ẩm tiết ra trong dạng lỏng hay hơi nước từ trong bể hay đi qua bê tông. Các loại phụ gia chống thấm có thể tạo dưới dạng bột, hồ hay dạng lỏng và có thể chứa vật liệu lấp kín lỗ rỗng hay vật liệu kị nước.

Phụ gia chống thấm được sử dụng cho:

– Mọi ứng dụng đòi hỏi tính chống thấm cho bê tông như tường bao và sàn, bồn chứa, ống nước, đường ngầm.
– Bê tông khối và gạch.
– Panel và vữa trát nghèo xi măng.

Do đó khi dùng phải xem xét kỹ việc dùng với các phụ gia khác cho tương thích, nếu không bê tông sẽ bị phá hoại. Việc dùng quá liều lượng phụ gia sẽ làm cho bê tông bị phá vỡ do lực giãn nở trong bê tông.

Viết một bình luận