Trong nhiều năm trở lại đây khái niệm sales executive được rất nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh biết đến, tuy nhiên khái niệm này còn khá lạ lẫm với những ai không trong lĩnh vực này hoặc họ mới bắt đầu vào công việc kinh doanh. Sales executive là một từ khóa khá hót và cũng là một trong những vị trí được rất nhiều người hướng đến trong lĩnh vực kinh doanh, vậy nó chính xác là gì và nó có khách gì với sales Manager hay không? Cùng đơn vị thiết kế website – 123CORP tìm hiểu về sales executive ngay trong bài viết này nhé.
Sales executive là gì?
Để hiểu rõ bất kỳ một vấn đề, công việc gì thì trước tiền cái chúng ta cần nắm đó chính là khải niệm về nó. Vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì sales executive là gì? Trước tiên như chúng ta đều đã biết, Sales là vị trí phụ trách công việc bán hàng của doanh nghiệp, Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn cho khách hàng về vấn đề lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp với họ. Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm / dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng. Như vậy, sales là nguồn mang doanh thu về cho doanh nghiệp. Sales Executive thực ra là một vị trí cao của phòng kinh doanh hay cụ thế đó chính là một chuyên viên kinh doanh với nhiệm vụ chính là điều hành và quản lý công việc kinh doanh theo từng khu vực theo kinh nghiệm và bổ nhiệm của cấp trên.
Bạn đang xem: sale executive là làm gì
Vai trò của sales executive là bán càng nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty họ càng tốt. Như vậy, họ có một phần rất quan trọng để đóng góp vào thành công của công ty họ. Họ bán các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) như văn phòng phẩm, đồ dùng tiêu dùng như máy giặt, vật tư công nghiệp như máy móc hạng nặng, phần mềm hệ thống máy tính và dịch vụ như bảo hiểm, du lịch,…. Khách hàng có thể là doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và bao gồm nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà sản xuất, doanh nghiệp và cá nhân.
Chắc hẳn một nhân viên sales cũng cần đến kiến thức về Fintech vậy nó là gì? cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé: Fintech là gì? Kiến thức cơ bản về fintech
Mô tả công việc Sales Executive
Công việc của một sales executive hay còn gọi là chuyên viên kinh doanh là bao gồm tất cả những công việc liên quan đến kinh doanh nhằm mục đích đem đến doanh thu cho doanh nghiệm. Cụ thể bào gồm các công việc như sau:
- + Tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định khả năng bán hàng và đánh giá nhu cầu của khách hàng
- + Tích cực tìm kiếm cơ hội bán hàng mới thông qua gọi điện thoại, mạng và phương tiện truyền thông xã hội
- + Thiết lập các cuộc họp với khách hàng tiềm năng và lắng nghe mong muốn và mối quan tâm của họ
- + Chuẩn bị và cung cấp các bài thuyết trình phù hợp về các sản phẩm và dịch vụ
- + Tạo đánh giá và báo cáo thường xuyên với dữ liệu bán hàng và tài chính
- + Đảm bảo có sẵn hàng để bán và trình diễn
- + Tham gia thay mặt công ty trong các triển lãm hoặc hội nghị
- + Đàm phán / đóng giao dịch và xử lý các khiếu nại hoặc phản đối
- + Phối hợp với các thành viên trong nhóm để đạt được kết quả tốt hơn
- + Thu thập phản hồi từ khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng và chia sẻ với các nhóm nội bộ
So sánh Sales Executive và Sales Manager
Đề xuất riêng cho bạn: Kỹ năng sale phone cho môi giới bất động sản mới vào nghề
Để có thể so sanh giữa sales executive và sales manager thì trước tiên chúng ta đều cần nắm rõ cả 2 khái niệm này. Như đã chia sẽ ở trên, sales executive là gì và những thông tin liên quan đến nó chúng ta đều đã phân tích rõ. Vậy sales manager là gì?
Sales Manager còn được biết đến với tên gọi thuần việt hơn là Trưởng phòng kinh doanh hay giám đốc kinh doanh, là đầu mối quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, “cầm trịch” khâu phát triển thị trường, triển khai kế hoạch kinh doanh, đón đầu các xu thế kinh doanh “hot” giúp nâng cao từng milimet trong sự hài lòng của người dùng. Để nắm chi tiết hơn nữa thì chúng ta sẽ cùng đi vào quyền hạn cũng như tránh nhiệm của một sales manager là gì ngay sau đây nhé:
Quyền hạn:
- + Là người nắm quyền tuyển dụng, kỷ luật, khen thưởng, mức lương, điều động, cấp phéo cho nhân viên bán hàng, cửa hàng trưởng, giám sát bán hàng.
- + Là người đề xuất các chiến lược kinh doanh của công ty.
- + Quyết định phân chia chỉ tiêu doanh số bán hàng cho các đơn vị trực thuộc, các nhân viên kinh doanh.
- + Tiếp nhận và điều động nhân sự trong phạm vi bộ phận kinh doanh.
- + Đề nghị công ty bảo nhiệm, miễn nhiệm cán bộ từ Trưởng nhóm trở xuống.
Trách nhiệm:
- + Đảm bảo hoàn thành mục tiêu doanh thu: Thiết lập các mục tiêu kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc bán hàng gồm: dự đoán và phát triển các chỉ tiêu kinh doanh hàng năm cho khu vực; lập dự án doanh số và lợi nhuận cho các sản phẩm hiện có và sản phẩm mới. Thực hiện các chương trình kinh doanh trong nước bằng việc phát triển các kế hoạch hành động. Duy trì số lượng kinh doanh, hỗn hợp các sản phẩm và giá bán nhằm giữ mức cung cầu hiện thời, thay đổi khuynh hướng, đường lối kinh doanh và đối thủ cạnh tranh. Thiêt lập và điều chỉnh giá bán bằng việc kiểm tra giá cả, sự cạnh tranh, cung cầu. Cân đối chỉ tiêu doanh thu cho từng kênh bán hàng.
- + Quản trị đội ngũ chào hàng: Huấn luyện nhân viên chào hàng, Thiết lập các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động, Phát triển các nhân viên chào hàng, Khuyến khích các nhân viên chào hàng, đánh giá các nhân viên chào hàng.
- + Quản trị hành chính: Quản trị hành chính văn phòng bán hàng, Tăng cường thực hiện chính sách của công ty và giao thiệp tại khu vực hoạt động, Phối hợp các hoạt động khác của công ty,Viết báo cáoTổ chức các cuộc họp. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, tài sản được giao, đề xuất ý kiến sửa chữa thay thế hay thanh lý với công ty.
- + Tiếp thị: Phát triển việc kinh doanh mới, Dự báoThu nhập và đánh giá thông tin về cạnh tranh, về khách hàng và thị trường, Bán hàng bằng cách tiếp xúc trực tiếp, Tự mình bán hàng cho khách hàng, Gọi điện thoại để bán hàng cùng với các nhân viên chào hàng.
- + Trách nhiệm về tài chính: Là người lập kế hoạch dự toán ngân quỹ trình Giám đốc bán hàng xem xét. Thực hiện theo kế hoạch ngân quỹ của công ty.
Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra ở trên cho cả sales executive và sales maneger thì chúng ta có thể thấy rõ rằng trong một công ty đều cần đến 2 vị trí này. Nói một cách đơn giản thì sales manager là cấp trên của sales executive và 2 vị trí này đều hỗ trợ lẫn nhau để đưa doanh nghiệp hướng đến một mục tiêu duy nhất đó chính là tăng doanh thu.
Tuy nhiên, ở một số công ty thì người ta có thể gộp 2 vị trí này thành một, như vậy chúng ta có thể thấy được chúng có nét tương đồng giống nhau, nhưng sẽ khác nhau ở cấp bậc thường là đối với các công ty lớn.
Các thuật ngữ thông dung về chức vụ trong Sales
Đọc thêm: SEO là gì? 9 lưu ý quan trọng để làm SEO website thành công
Để giải đáp cho thắc mắc các chức danh sales executive là gì? territory sales executive là gì? senior sales executive là gì? Chúng tôi xin liệt kê những thuật ngữ thông dụng nhất mà các công ty thường sử dụng để đặt cho các chức vụ trong nghề Sales
- – Sales Executive: Nhân viên kinh doanh (có nơi gọi là Sales Staff)
- – Senior Sales Executive: Chuyên viên kinh doanh
- – Sales Manager: Trưởng bộ phận kinh doanh
- – Sales Representative: Đại diện kinh doanh
- – Key Account: tương đương với “Sales Executive”.
- – Account manager: tương đương với “Sales Manager” nhưng được giao nhiệm vụ quản lý và chăm sóc một số khách hàng cụ thể, tùy cách gọi của mỗi công ty.
- – Key account manager: Cũng là “Account Manager” nhưng chuyên phụ trách những khách hàng quan trọng của công ty
- –Director of Sales: Giám đốc kinh doanh
- –Regional/Area Sales Manager: Trưởng bộ phận kinh doanh theo khu vực
- – Sales Support/Assistant Executive: Nhân viên hỗ trợ kinh doanh, thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc bán hàng cho Sales Executive hay Sales Manager.
- – Sales Supervisor: Giám sát kinh doanh
- – Tele Sales: Bán hàng từ xa, thường được giao nhiệm vụ ngồi tại văn phòng và liên lạc với khách hàng thông qua điện thoại hoặc Internet để chào bán sản phẩm.
Vị trí đáng mơ ước nhất của nghề sales là gì?
Một trong những câu hỏi đang được rất nhiều người làm trong lĩnh vực kinh doanh cũng như những bạn mới bắt đầu đều thắc mắc đó chính là “vị trí đáng mơ ước nhất của nghề sales là gì?”. Quả thật như chúng ta đều nghĩ thì chắc chắn đối với mỗi một ngành nghề thì sẽ có những điều hướng đến đặc biệt riêng và đối với nhân viên sale cũng vậy. Để trả lời rằng vị trí đáng mơ ước nhất của nghề sales chính là vươn lên vị trí sales executive, Sales Manager hay Sales Director,… cũng có thể cho là đúng. Tuy nhiên thì nó chỉ đúng với một số người thôi. Bởi không phải tất cả các nhân viên kinh doanh đều mong muốn như vậy. Theo như chúng tôi tìm hiểu, mà chính trong lĩnh vực thiết kế website của chúng tôi vậy. Đối với mỗi nhân viên kinh doanh website đều có cho mình một mục tiêu riêng, vậy nên đích đến của họ cũng sẽ khác nhau. Đơn cử như có anh nhân viên “A”, mục tiêu của anh ta là kiếm thật nhiều tiền, vậy nên anh ta phấn đầu ký được thật nhiều hợp đồng trong tháng, đối với anh ta như vậy là đủ, bởi anh ta không có nhu cầu lãnh đạo người khác, nên mục tiêu của anh ta chỉ là một nhân viên kinh doanh có doanh số bán hàng cao. Vậy nên việc hướng đến các chức danh như sales executive, sales manager,… là không phải mơ ước của anh ta.
Nhận tiện công ty chúng tôi đang tìm đồng đội – nhân viên kinh doanh chung mục tiêu kiếm tiền với mức lương hấp dẫn – Liên hệ ứng tuyển ngay qua hotline: 0789277892 hoặc gửi ngay CV (CV là gì?) của bạn qua email:info@123corp.vn với vị trí nhân viên kinh doanh website nhé.
Để có được CV hấp dẫn chắc chắn bạn sẽ cần đến thông tin này: Top 5 trang web tạo cv miễn phí
Trên đây chính là những thông tin về sales executive cũng như sự so sánh giữ sales executive và sales manager để cho mọi người có thể hiểu rõ hơn về nó. Thông tin trên đây mang tích chất tham khảo và chia sẻ lại, hy vọng đem đến cho mọi người được thông tin cần thiết. Nếu có bất kỳ nội dung nào muốn bổ sung hoặc ý kiến khác về thông tin chung tôi cung cấp, xin vui lòng để lại ý kiến của bạn ngay dưới phần bình luận. Mỗi một ý kiến đóng góp của các bạn sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện hơn trong việc truyền tải thông tin đến mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!