- Khối S thi môn gì?
- Điều kiện dự thi khối S:
- Các ngành khối S và hình thức thi từng ngành:
- Thi năng khiếu gồm hai vòng:
- 1. Ngành biên kịch điện ảnh.
- 2. Ngành Lý luận phê Bình điện ảnh.
- 3. Ngành Đạo diễn Điện ảnh – Điện ảnh Truyền Hình.
- 4. Ngành Quay phim điện ảnh- Quay phim truyền hình.
- 5. Ngành Nhiếp Ảnh.
- 6. Ngành Diễn viên Sân khấu điện ảnh
- 7. Ngành Diễn viên chèo – Diễn viên cải lương:
- 8. Ngành Thiết kế Trang phục nghệ thuật:
- 9. Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh.
- 10. Ngành Biên đạo Múa:
- 11. Ngành Huấn Luyện Múa
- Các trường đại học, cao đẳng khối S:
Khối S thi môn gì ? Ngành nào tuyển sinh khối S đang là thắc mắc của nhiều bạn đang muốn tham gia thi trường sân khấu điện ảnh. Tại bài viết này diễn đàn tuyển sinh 24h sẽ cung cấp thông tin cho các bạn về khối S thi môn gì và khối S gồm những ngành nào và các trường cao đẳng đại học tuyển sinh khối S.
🚩Tổng hợp các khối thi đại học
Bạn đang xem: khối s&d trong ngân hàng là gì
Khối S gồm những ngành nào các trường tuyển sinh khối S
Khối S thi môn gì?
– Theo đề án thi THPT những năm gần đây , khối S được chia thành tổ hơp các khối thi đại học như sau:
Khối Thi Tổ hợp môn xét tuyển Khối S00 Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2 Khối S01 Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
🚩Khối A gồm những ngành nào?
Điều kiện dự thi khối S:
– Điều kiện chung: Giống những các khối thi đại học THPT cơ bản như khối A, B, C, D… thì khối S cũng có những điểm xét tuyển theo đề án chung thi THPT quốc gia. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức hệ giáo dục chính quy, hệ giáo dục thường xuyên, hệ trung cấp chuyên nghiệp, hệ trung cấp nghề.
-Trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
– Điều kiện riêng khối ngành năng khiếu là như vậy, đều có những đặc trưng riêng: Nếu khối V, khối N và khối H là thi vẽ, khối M thi năng khiếu mầm non thì khối S có những điều kiện sau, chúng ta cùng tham khảo sau đây:
– Với các ngành Diễn viên kịch -Điện ảnh, ngành Diễn viên cải lương, ngành Diễn viên chèo, ngành Diễn viên rối có yêu cầu:
– Độ tuổi: từ 17 – 22 tuổi; Chiều cao đối với nam: tối thiểu 1m65, nữ: tối thiểu 1m55. Thí sinh có ngoại hình cân đối, không có khuyết tật về hình thể, có giọng nói tốt, chuẩn, không nói lắp. Với Nữ khi dự thi không được mặc áo dài, không được mặc váy và không trang điểm.
– Với ngành Biên đạo múa, huấn luyện viên múa: Tốt nghiệp trung cấp múa, cao đẳng múa. Đối với ngành biên đạo múa đại chúng: thí sinh Đã tốt nghiệp THPT, và có năng khiếu nghệ thuật múa.
– Nhiếp ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh báo chí, quay phim truyền hình, quay phim điện ảnh, thí sinh phải biết sử dụng máy cơ để thực hiện bài thi.
🚩Khối C gồm những môn nào? Ngành nào?
Các ngành khối S và hình thức thi từng ngành:
– Hình thức thi và quy trình dự thi vào các ngành bằng khối S không giống như các khối thi phổ thông. Các thí sinh qua vòng loại sơ tuyển mới được dự thi vòng chung tuyển. Các thí sinh cần có định hướng rõ ràng trong việc xác định ngành nghề tương lai của chính mình. Tùy vào ngành nghề đăng kí dự tuyển mà sẽ có yêu cầu khác nhau.
Mã ngành Tên ngành C210226 Diễn viên sân khấu kịch hát D210227 Đạo diễn sân khấu D210227 Đạo diễn sân khấu (VB2) D210231 Lý luận phê bình điện ảnh, truyền hình D210233 Biên kịch điện ảnh, truyền hình D210234 Diễn viên kịch – điện ảnh D210235 Đạo diễn điện ảnh D210235 Đạo diễn truyền hình D210236 Quay phim điện ảnh D210236 Quay phim truyền hình D210243 Biên đạo múa D210244 Huấn luyện múa D210301 Nhiếp ảnh nghệ thuật D210301 Nhiếp ảnh báo chí D210406 Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh
🚩Khối D gồm những môn nào? Ngành nào?
Thi năng khiếu gồm hai vòng:
Sơ tuyển và Chung tuyển.
– Những thí sinh đạt ở vòng sơ tuyển mới được dự thi ở vòng chung tuyển.
– Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải thi thêm môn Văn theo đề thi THPT Quốc gia.
– Điểm trung bình các môn năng khiếu vòng chung tuyển được nhân hệ số 2 để cộng vào tổng điểm, với từng ngành đặc thù có những đặc điểm khác nhau.
1. Ngành biên kịch điện ảnh.
– Vòng Sơ tuyển: Thi viết kiến thức chung văn hoá xã hội và kiến thức văn học nghệ thuật.
– Vòng Chung tuyển: gồm 3 bài thi.
– Bài thứ nhất: Viết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh theo hệ số 2).
– Bài thứ hai: thi Vấn đáp- Kiểm tra bao gồm khả năng sáng tác kịch bản, và về truyện ngắn nộp khi ĐKDT (hệ số 1), hiểu biết về điện ảnh.
– Bài thứ ba: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
2. Ngành Lý luận phê Bình điện ảnh.
– Vòng Sơ tuyển: Thi kiến thức chung về văn hoá xã hội và kiến thức về văn học nghệ thuật
– Vòng Chung tuyển: gồm 3 bài thi.
– Bài 1: Thi Xem phim và phân tích phim (hệ số 2).
Dành cho bạn: Mã PIN là gì? Sự quan trọng của mã PIN ATM
– Bài 2: Vấn đáp năng khiếu cảm thụ, phê bình Điện ảnhvà về nhận xét phim nộp khi ĐKDT.
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
3. Ngành Đạo diễn Điện ảnh – Điện ảnh Truyền Hình.
– Vòng Sơ tuyển: Thi viết về kiến thức chung về văn hoá xã hội và về văn học nghệ thuật
– Vòng Chung tuyển: gồm 3 bài thi
– Bài 1: Xem đoạn phim, sau đó viết bài phân tích phim và sáng tác theo đề thi (hệ số 2).
– Bài 2: thi Vấn đáp: Dựng ảnh theo chủ đề tự chọn và trả lời câu hỏi liên quan đến bài thi
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
4. Ngành Quay phim điện ảnh- Quay phim truyền hình.
– Sơ tuyển: Thi viết kiến thức chung về văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật
– Chung tuyển:
– Bài 1: Xem đoạn phim, sau đó viết bài phân tích phim và sáng tác theo đề thi
– Bài 2: Chụp ảnh và thi vấn đáp phân tích các bức ảnh đã chụp.
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
5. Ngành Nhiếp Ảnh.
– Sơ tuyển: Thi viết kiến thức văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật.
– Chung tuyển:
– Bài 1: Viết bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh theo đề thi.
– Bài 2: Chụp ảnh và Vấn đáp về ảnh thí sinh đã chụp
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
6. Ngành Diễn viên Sân khấu điện ảnh
– Sơ tuyển:
– Kiểm tra hình thể và tiếng nói..
– Chuẩn bị và biểu diễn tình huống kịch tự dựng
– Chung tuyển:
– Bài 1:Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2. Thời gian không quá 10″.
– Thể hiện tình huống theo yêu cầu của ban giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan. (hệ số 2)
– Bài 2: Lấy kết quả thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
7. Ngành Diễn viên chèo – Diễn viên cải lương:
– Sơ tuyển:
– Biểu diễn 2 bài hát (Chèo, Cải lương hoặc hát mới) theo sự chuẩn bị trước.
– Chung tuyển:
– Bài 1: Hát và biểu diễn múa, biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu điện ảnh theo yêu cầu
– Bài 2: Lấy kết quả thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
8. Ngành Thiết kế Trang phục nghệ thuật:
Xem thêm: SME là gì? Sự khác biệt giữa quy mô của SME và Startup
– Sơ tuyển: Vẽ hình họa đen trắng theo mẫu.
-Chung tuyển:
– Bài 1: Vẽ mẫu tĩnh vật bằng bột màu (hệ số 1)
– Bài 2: Vẽ thiết kế trang phục theo đề thi bằng bột màu (hệ số 2)
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
9. Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh.
– Vòng Sơ tuyển: Vẽ hình họa đen trắng theo mẫu.
– Vòng Chung tuyển:
– Bài 1: Vẽ mẫu tĩnh vật bằng bột màu (hệ số 1)
– Bài 2: Vẽ trang trí không gian bằng dụng cụ bột màu (hệ số 2)
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
10. Ngành Biên đạo Múa:
– Sơ tuyển:
– Thực hiện từ 3 đến 5 tổ hợp động tác múa cổ điển Châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian VN theo yêu cầu.
– Nghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.
– Chung tuyển:
– Bài 1: Biên kịch và trình bày một tiểu phẩm múa theo âm nhạc quy định trong đề thi. Thời gian từ 2 đến 3 phút. Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày (hệ số 2).
– Bài 2: Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày. (hệ số 1)
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
11. Ngành Huấn Luyện Múa
– Sơ tuyển:
– Thực hiện tổ hợp động tác múa cổ điển Châu Âu và tổ hợp múa dân gian VN theo yêu cầu.
– Nghe nhạc và trình bày cảm nhận của mình
– Chung tuyển:
– Bài 1: Biên tậpvà trình bày một tiểu phẩm múa quy định trong đề thi.
– Bài 2: Biên đạo bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN.
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
Các trường đại học, cao đẳng khối S:
– Khối S Là một khối thi đặc biệt – thi năng khiếu nghệ thuật là môn chủ đạo. Do đó rất ít trường tuyển sinh khối S. Trong các trường đại học tốp đầu cả nước có 2 trường tuyển sinh khối này là đại học sân khấu điện ảnh tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
– Còn đối với hệ cao đẳng, trong số các trường Cao đẳng tại Hà Nội có trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật (khu vực phía Bắc) còn các trường Cao đẳng tại miền Nam thì có trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật (khu vực phía Nam) tuyển sinh.
🚩XEM THÊM: CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÉT HỌC BẠ NĂM 2020
Trên đây là toàn bộ thông tin về Khối S thi môn gì và Khối S gồm những ngành nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học và thi.
🚩Khối B gồm những môn nào?
PL.