- Cách vẽ truyện tranh Manga trên máy tính cho người mới bắt đầu
- 1. Truyện tranh Manga là gì?
- 2. Tại sao nên sử dụng máy tính để vẽ truyện tranh Manga?
- Lưu và chỉnh sửa bản vẽ trực tiếp trên máy tính
- Trải nghiệm vẽ không hề bị thay đổi
- Tiết kiệm chi phí
- 3. Cách vẽ truyện tranh Manga trên máy tính
- Dụng cụ cần thiết
- Phần mềm thiết kế đồ họa
- Nghiên cứu kiến thức về tạo hình, bố cục
- Sử dụng mặt khối, đổ màu
Chắc bạn đọc không lạ lẫm gì với khái niệm Manga – loại hình nghệ thuật truyện tranh theo phong cách Nhật Bản. Những trang truyện ấy có sức hút với bất kỳ một ai bởi nội dung hấp dẫn, hài hước dí dỏm, bởi những nét vẽ đáng yêu, dễ thương, công phu, thể hiện niềm nhiệt huyết vẫn luôn cháy bỏng trong tim người nghệ sỹ.
Tuy nhiên, để có được những nét vẽ để đời như vậy đòi hỏi quá trình làm quen và tìm tòi không ngừng từ tác giả. Với sự phát triển hiện đại của công nghệ, người họa sỹ giờ đây có thể sử dụng các công cụ trên máy tính để trợ lực cho mình trong quá trình sáng tạo.
Bạn đang xem: cách làm truyện tranh trên máy tính
Hôm nay, hãy cùng Quantrimang khám phá cách vẽ truyện tranh trên máy tính đơn giản nhất dành cho người mới lần đầu làm quen và tiếp xúc với Manga. Hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nuôi dưỡng và thôi thúc thêm niềm đam mê cháy bỏng đối với loại hình nghệ thuật này.
Cách vẽ truyện tranh Manga trên máy tính cho người mới bắt đầu
- 1. Truyện tranh Manga là gì?
- 2. Tại sao nên sử dụng máy tính để vẽ truyện tranh Manga?
- Lưu và chỉnh sửa bản vẽ trực tiếp trên máy tính
- Trải nghiệm vẽ không hề bị thay đổi
- Tiết kiệm chi phí
- 3. Cách vẽ truyện tranh Manga trên máy tính
- Dụng cụ cần thiết
- Phần mềm thiết kế đồ họa
- Nghiên cứu kiến thức về tạo hình, bố cục
- Sử dụng mặt khối, đổ màu
1. Truyện tranh Manga là gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là truyện tranh Manga, hay nói cách khác, truyện tranh theo phong cách Nhật Bản.
Manga là truyện tranh được minh họa theo phong cách Nhật Bản. Đi ngược dòng lịch sử, Manga ra đời từ cuối thế kỷ thứ 19, đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nền hội họa của đất nước mặt trời mọc.
Điểm đặc biệt của Manga có thể dễ dàng nhận biết so với phong cách truyện tranh những quốc gia khác, với những nhân vật có đôi mắt to tròn, chiếc mũi nhỏ, khuôn mặt trái xoan với kiểu tóc nhân vật hết sức đặc biệt.
Nét vẽ nhân vật Manga có vẻ không cân đối so với hình ảnh người thật, nhưng lại hết sức vừa mắt khi diễn tả dưới phong cách truyện tranh, hoặc theo hoạt họa 2D.
2. Tại sao nên sử dụng máy tính để vẽ truyện tranh Manga?
Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc sử dụng các công cụ, thiết bị kết nối máy tính sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người họa sỹ khi vẽ và sáng tạo các tác phẩm truyện tranh Manga.
Lưu và chỉnh sửa bản vẽ trực tiếp trên máy tính
Với sự trợ lực của các thiết bị bảng vẽ điện tử, người họa sỹ có thể lưu lại các phác thảo, bảng vẽ và chỉnh sửa chúng trực tiếp trên máy tính mà không cần qua bước scan lại trung gian.
Xem thêm: Tổng hợp Kinh nghiệm vui chơi Khu du lịch Hồ Mây Vũng Tàu từ A – Z
Trong một số trường hợp, việc scan hình ảnh từ bản giấy sang bản kỹ thuật số có thể khiến bản thảo bị suy giảm chất lượng nếu thực hiện không đúng cách.
Trải nghiệm vẽ không hề bị thay đổi
Đúng vậy, nhiều hoa sỹ lo ngại rằng việc sử dụng bút máy và bản vẽ cảm ứng có thể khiến trải nghiệm sáng tạo của họ bị ảnh hưởng. Điều này đã được cải thiện theo quá trình phát triển của công nghệ.
Các nhà sản xuất các thiết bị điện tử này hết sức chú trọng tới các khía cạnh như nét vẽ, lực nhấn, màu sắc, cảm giác khi cầm cây viết,… nhằm đem đến cho người dùng những trải nghiệm chân thực nhất.
Tiết kiệm chi phí
Khi sử dụng bút, giấy và màu vẽ truyền thống, người họa sỹ phải tốn rất nhiều tiền cho việc mua các dụng cụ hỗ trợ chất lượng cao, như giấy vẽ truyền thống, bút chì hảo hạng, màu nước, màu chì, màu pha,…
Đó là chưa kể những công cụ truyền thống này có thể không đem lại hiệu ứng và màu sắc chính xác như những gì người sáng tạo đang cần. Các thiết bị số chắc chắn sẽ giải quyết triệt để các vấn đề này.
Bạn chắc hẳn đã bị thuyết phục trước những lợi ích mà các công cụ kỹ thuật số có thể đem lại trong quá trình sáng tạo truyện tranh? Vậy còn chần chừ gì mà không khám phá ngay phần hướng dẫn cách vẽ Manga dưới đây cùng Quantrimang!
3. Cách vẽ truyện tranh Manga trên máy tính
Dụng cụ cần thiết
Để vẽ truyện tranh trên máy tính, bạn cần một chiếc bút máy và một bảng vẽ điện tử (dưới dạng tablet cầm tay cảm ứng) để làm việc.
Hiện trên thị trường có rất nhiều các thương hiệu cung cấp trọn bộ bảng vẽ và bút máy phục vụ quá trình vẽ và thiết kế đồ họa dưới dạng kỹ thuật số. Bạn có thể tham khảo qua các sản phẩm từ thương hiệu Wacom Nhật Bản như Wacom Intuos Photo Small, Wacom Intuos Art Medium hay Wacom Pro Paper Medium.
Các sản phẩm của thương hiệu XP-Pen cũng được giới nghệ sỹ chuyên nghiệp hết sức ưa chuộng vì chất lượng và giá thành phải chăng.
Tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn thiết bị điện tử thích hợp. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về bảng vẽ điện tử qua bài tổng hợp chi tiết tại đây.
Xem thêm: Tự ái là gì? Làm thế nào để vượt qua thói tự ái?
Nếu bạn cảm thấy không thực sự quen tay với bút vẽ và bảng tính, thì con chuột vẫn là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Tuy nhiên, với một loại hình nghệ thuật đòi hỏi khả năng sáng tạo không giới hạn như hội họa, khả năng bạn cảm thấy chật chội, bức bối khi sử dụng chuột máy là một điều không thể tránh khỏi.
Phần mềm thiết kế đồ họa
Làm việc với máy tính, chắc chắn người họa sỹ sẽ cần phần mềm chuyên dụng để có không gian mà thỏa sức sáng tạo.
Bạn tất nhiên không thể chỉ sử dụng các ứng dụng đơn giản như Paint để vẽ truyện tranh, có những công cụ khác sẽ thực hiện điều đó. Quantrimang đã nghiên cứu và tổng hợp giúp bạn danh sách top phần mềm vẽ Manga tốt nhất hiện nay, hãy cùng tìm hiểu qua nhé.
Nghiên cứu kiến thức về tạo hình, bố cục
Một người họa sỹ giỏi phải nắm bắt thật chuẩn những nguyên lý cơ bản về hình khối và giải phẫu. Đặc biệt, với loại hình nghệ thuật có nhiều nét đặc trưng như Manga, công việc tìm tòi này đòi hỏi bạn càng phải có sự thấu hiểu rõ ràng.
Đầu tiên, bạn phải biết cách liên kết các điểm, đường thẳng và đường cong trở thành những hình khối có nghĩa. Việc vận dụng tốt kỹ năng này giúp bạn dễ dàng hình dung vật thể khi muốn diễn đạt chúng bằng hình vẽ.
Thứ hai, bạn phải nắm thật chắc kiến thức giải phẫu để lên kết cấu cơ thể đối tượng hoàn chỉnh, phục vụ việc vẽ người và động vật được hiệu quả. Manga cũng có những nguyên tắc riêng khi vẽ nhân vật, khiến cho có sự sai khác đáng kể giữa người thực và nhân vật truyện tranh. Bạn cần tìm hiểu kỹ điều này trước khi đặt bút vẽ một nhân vật cụ thể.
Và cuối cùng là cách ghép cảnh nền và nhân vật trong truyện tranh, bạn đừng quên áp dụng các nguyên tắc vàng trong hội họa và nhiếp ảnh nhằm tạo ra sức hấp dẫn cho các khung tranh đối với người đọc. Những nguyên tắc ấy có thể là tỷ lệ vàng, các quy tắc về bố cục trong nhiếp ảnh và hội họa,…
Sử dụng mặt khối, đổ màu
Cuối cùng, để hoàn thiện các khung tranh, bạn cần phải có nền tảng nhất định về việc đổ bóng, tạo khối và đổ màu. Việc tạo mặt khối giúp cho những thiết kế 2D trở nên “thật” hơn với người đọc, việc đổ màu giúp khung tranh trở nên rực rỡ, có hồn hơn.
Để nắm bắt những kiến thức này đòi hỏi bạn phải am hiểu rất rõ về cách ánh sáng chiếu vào đối tượng rồi đổ bóng như thế nào, học cách sắp xếp và tạo khối cho một nhân vật, một vật thể, tìm hiểu cách chơi và kết hợp các màu sắc lại với nhau,…
Tổng kết lại, bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình công cụ phù hợp, có kiến thức nền tảng về hình học, giải phẫu và mỹ thuật để từng bước làm quen với loại hình nghệ thuật Manga. Trên đây là những hướng dẫn của Quantrimang dành cho bạn để làm sao có thể vẽ và sáng tạo truyện tranh trên máy tính.
Chúc bạn thành công và tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê của mình trên con đường sáng tạo mà mình đã lựa chọn.
- 13 chương trình vẽ manga tốt nhất
- Mách nhỏ bạn các tips học vẽ Anime và Manga
- 4 bước quan trọng để tạo nhân vật Manga – Anime của riêng bạn
- 9 bước để tạo một bộ truyện Manga – Anime của riêng mình
- Cách tạo backdrop tiệc tất niên cuối năm
- Các dụng cụ nào cần thiết để chuẩn bị khi vẽ Anime, Manga?