Kinh Nghiệm Thi Công Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

Mặt đường bê tông xi măng là mặt đường cứng cùng với mặt đường mềm là 2 loại hình mặt đường chính được sử dụng cho giao thông đường bộ và sân bay, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên mạng lưới giao thông của các khu vực, lãnh thổ và xuyên quốc gia. Mặt đường bê tông xi măng có mặt trên tất cả các cấp đường giao thông đường bộ, từ địa phương, hệ thống tỉnh lộ, quốc lộ, từ đường có lưu lượng xe thấp đến đường phố, đường trục chính, đường cao tốc, đường giao thông miền núi, khu vực có thời tiết khắc nghiệt. Ngày nay, mặt đường bê tông xi măng vẫn luôn được các nhà nghiên cứu các nhà quản lý rất quan tâm. Hệ thống Tiêu chuẩn ngày càng hoàn thiện và công nghệ xây dựng ngày càng phát triển đồng bộ hiện đại. Do có lợi thế về tuổi thọ và công nghệ xây dựng ngày càng có nhiều tiến bộ nên mặt đường bê tông xi măng đang được các nước sử dụng nhiều cho các đường cấp cao, đường cao tốc và sân bay. Hôm nay danangchothue.com sẽ giới thiệu cho bạn một số kinh nghiệm về thi công mặt đường bê tông xi măng.

I) TRÌNH TỰ THI CÔNG

7 Cách Sửa đường Bê Tông Xi Măng Hư Hỏng | Công Ty Phương Đông

  • Thi công lớp móng
  • Chuẩn bị vật liệu
  • Xử lý bề mặt lớp móng, làm lớp cách ly
  • Lắp đặt ván khuôn
  • Gia công và lắp đặt cốt thép, bố trí khe nối
  • Chế tạo hỗn hợp
  • Vận chuyển hỗn hợp bê tông xi măng
  • Đổ và đầm nén bê tông
  • Hoàn thiện bê tông
  • Làm khe nối
  • Bảo dưỡng bê tông

II) KỸ THUẬT THI CÔNG

Biện pháp thi công đường bê tông xi măng - Xây dựng Đăng Phát - Công ty xây dựng uy tín Bình Dương

1. Thi Công Lớp Móng

– Lớp móng thường thi công theo 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu làm lớp móng xong chưa hoàn thiện bề mặt. Giai đoạn 2 hoàn thiện bề mặt lớp móng ngay trước khi đổ bê tông tấm.

– Lớp móng phải bằng phẳng, đủ cường độ và ổn định cường độ. Phải được thi công và nghiệm thu theo đúng quy trình thi công của loại mặt đường ấy.

– Ngày trước khi đổ bê tông tấm mới hoàn thiện lại bề mặt móng, làm lớp cách ly và lớp ngăn cách.

2. Chuẩn Bị Vật Liệu

– Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu thành phần trong hỗn hợp bê tông xi măng trước khi sử dụng.

– Thiết kế cấp phối bê tông xi măng đảm bảo các yêu cầu về độ linh động của hỗn hợp, cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn

– Trạm trộn bê tông xi măng là loại trạm trộn cưỡng bức, phải đảm bảo các sai số khi cân đong:

  • Đá dăm: ±3%
  • Tổng cốt liệu: ±2%
  • Ximăng: ±2%
  • Nước lần 1 & lần 2: ±1%
  • Phụ gia: ±2%

– Trộn thử tại trạm 3 mẻ trộn theo công thức đã thiết kế, mỗi mẻ trộn kiểm tra độ sụt 3 lần khi xả bê tông (đầu, giữa và cuối) & đúc 3 tổ mẫu uốn. Bê tông phải thoả mãn:

  • Độ sụt 9 lần thử phù hợp thiết kế
  • Cường độ kéo uốn trung bình 7 ngày tuổi của 27 mẫu phải lớn hơn giá trị thiết kế
  • Độ lệch chuẩn của các mẫu thấp hơn 6 daN/cm2

3. Xử Lý Bề Mặt Lớp Móng

– San phẳng móng, lu lèn lại nếu cần

– Làm lớp cách ly bằng nhũ tương thấm hoặc lớp giấy dầu phủ kín mặt móng, mối nối các băng giấy dầu chống lên nhau tối thiểu 10cm được dán kín bằng keo hoặc nhựa.

4. Lắp Đặt Ván Khuôn

– Định vị ván khuôn

– Lắp đặt, cố định ván khuôn

– Kiểm tra lại vị trí, cao độ

– Quét dầu chống dính vào ván khuôn, chèn các khe hở còn lại

– Ván khuôn phải đảm bảo:

  • Sai số cao độ đỉnh ván khuôn ±3mm
  • Sai số vị trí ván khuôn ±5mm
  • Ván khuôn phải thẳng đứng, góc lệch <10o
  • Ván khuôn phải vững chắc, không xê dịch khi thi công

5. Gia Công Và Lắp Đặt Cốt Thép, Bố Trí Khe Nối

– Gia công cốt thép truyền lực, lưới cốt thép

– Làm giá đỡ cốt thép truyền lực và các tấm gỗ đệm giảm yếu tiết diện bê tông khe nối

– Lắp đặt lưới cốt thép (nếu có)

– Định vị và bố trí cốt thép khe nối

6. Chế Tạo Hỗn Hợp Bê Tông

– Chế tạo hỗn hợp tại trạm trộn cưỡng bức theo công thức đã thiết kế

– Cứ 500m3 cốt liệu kiểm tra lại chất lượng 1 lần

– Xi măng kiểm tra chất lượng mỗi lần nhập kho

– Cứ 200 tấn hỗn hợp kiểm tra độ sụt hoặc độ cứng

– Mỗi ca đúc 3 nhóm mẫu dầm, nếu sau 2 tuần kiểm tra liên tục hỗn hợp đảm bảo thì mỗi ngày đúc 1 tổ mẫu

– Cường độ trung bình 7 ngày tuổi của nhóm mẫu so với cường độ 7 ngày tuổi của mẫu trong phòng thí nghiệm không được thấp hơn 7 daN/cm2.

7. Vận Chuyện Hỗn Hợp Bê Tông Xi Măng

– Dùng ô tô tự đổ để vận chuyển hỗn hợp. Thùng xe phải được quét 1 lớp dầu chống dính và có bạt che phủ

– Thời gian vận chuyển phải đảm bảo rải, đầm nén và hoàn thiện bê tông trước khi bê tông kết thúc ninh kết

– Nếu dùng các loại phụ gia siêu dẻo, hỗn hợp có N/X nhỏ, độ sụt cao có thể vận chuyển bằng ô tô chuyên dùng (vừa vận chuyển vừa trộn lại)

– Bê tông vận chuyển đến hiện trường phải được kiểm tra độ sụt hoặc độ cứng

– Hàng ngày phải vệ sinh xe vận chuyển

8. Đổ Và Đầm Nén Bê Tông

a) Dùng Thiết Bị Cải Tiến

  •  Dùng bàn san, san phẳng bê tông
  •  Đầm dùi: 1 vị trí 45 giây, cách nhau 1,5R
  •  Đầm bàn: 1 vị trí 45-60 giây, chồng lên nhau 10cm
  •  Đầm ngựa (đầm thanh): đầm cuối cùng, tốc độ khoảng 0,5-1 m/phút
  •  Bê tông đầm xong có cao độ xấp xỉ cao độ đỉnh ván khuôn

b) Dùng Máy Rải Chuyên Dùng

  •  Máy vừa san gạt, đầm lèn và hoàn thiện bề mặt lớp bê tông đã đầm chặt
  •  Các loại máy rải hiện đại còn có thể tự động bố trí thép truyền lực khi bê tông chưa đông cứng

9. Hoàn Thiện Bê Tông

– Làm phẳng bề mặt bằng bàn trang và ống lăn. Hỗn hợp bê tông dư thừa phải loại bỏ

– Tạo nhám bề mặt bê tông bằng bàn chải thành các khe nhám vuông góc với hướng xe chạy, sâu 2 ± 0,25 mm

10. Làm Khe Nối

Sau khi bê tông cứng tiến hành:

Định vị vị trí khe nối

  • Cắt khe nối bằng máy cắt khe có dao cắt kim cương
  • Vệ sinh khe nối sạch, khô
  • Đun mattic nhựa, rót đầy khe nối. Thời gian mastic đun nóng không quá 3 giờ.

11. Bảo Dưỡng Bê Tông

– Phủ cát, tưới ẩm hoặc phun lớp vật liệu tạo màng

– Khi bê tông đạt 25% cường độ thiết kế mới tiến hành tháo ván khuôn.

Viết một bình luận