Chia sẻ Cause Related Marketing là gì? 5 điều bạn cần chú ý khi thực hiện

Các bạn có thấy rằng rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện những nghĩa cử cao đẹp như ủng hộ gạo cho các đồng bào ở vùng lũ lut, quyên góp tiền, cứu trợ cho những người nghèo đói, khốn khó… Đó là những việc làm từ thiện tuy nhiên nó cũng là chiến lược Cause Related Marketing mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

Để hiểu rõ hơn về cách làm của Cause Related Marketing chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: cause related marketing là gì

Khái niệm

cause-related-marketing-la-gi

Cause Related- Marketing: Marketing dựa trên mục đích cao đẹp (Cause Marketing hay Cause-related Marketing)- hay còn được giới chuyên môn gọi bằng một cụm từ hơi dài dòng là “tiếp thị có ý nghĩa xã hội” – là một hình thức marketing liên quan đến các nỗ lực được thực hiện phối hợp giữa doanh nghiệp và một tổ chức phi lợi nhuận trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với ý nghĩa rộng hơn, bao gồm cả những chương trình, hoạt động từ thiện hay vì cộng đồng khác của doanh nghiệp.

Bản chất của phương pháp tiếp thị này như sau: Trong một khoảng thời gian nhất định, công ty tuyên bố sẽ trích một phần từ doanh thu bán hàng (con số này dao động từ 1-5%) để làm công tác xã hội (good cause). Thông thường, phần đóng góp này không được tính vào giá trị sản phẩm. Ngày nay, phương pháp này cũng được tồn tại dưới những dạng như các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, các hành động bảo vệ môi trường hay chung tay xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Tuy tồn tại dưới cách thức nào, thì mấu chốt của phương pháp marketing này vẫn là tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Bí kíp để thành công

Làm thế nào để có một “Cause-related Marketing” thành công và ghi điểm tuyệt đối trong mắt khách hàng? Để có một chiến dịch marketing xã hội thành công và tránh gây ra hiểu nhầm không đáng có, các marketer cho doanh nghiệp nên bỏ túi và ghi nhớ 5 nguyên tắc sau:

Thực sự xuất phát từ lòng nhân ái.

Tiếp thị vì mục đích cao đẹp chỉ có tác dụng tốt nhất khi doanh nghiệp và các nhân viên thật sự mong muốn, cảm thấy thoải mái và vui vẻ trong việc giúp đỡ cho một tổ chức phi lợi nhuận hay một hoạt động xã hội nào đó. Vì vậy, cho dù có kết hợp với marketing, doanh nghiệp và đối tác cũng cần phải thực hiện những hoạt động đó bằng chính tấm lòng mình.

Mục đích của hoạt động có liên quan đến nhãn hiệu, sản phẩm.

Đáng xem: Cẩm nang Product marketing năm 2020 (Phần 1)

Một chiến dịch tiếp thị dựa trên mục đích cao đẹp phải có liên quan đến nhãn hiệu, sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn quảng bá và nên bắt đầu bằng việc chọn một liên kết phù hợp. Khi mục đích của hoạt động hướng tới và mục đích của sản phẩm là như nhau thì thương hiệu và sản phẩm của mình sẽ dễ gây được dấu ấn trong lòng khách hàng hơn. Mỗi khi nhắc tới hoạt động đó khách hàng có thể nhớ ngay tới sản phẩm của công ty.

Không nhất thiết phải đóng góp bằng tiền.

Đối với nhiều loại hình doanh nghiệp, các hoạt động marketing dựa trên mục đích cao đẹp thường là cung cấp quà tặng hoặc dịch vụ miễn phí cho khách hàng chứ không nhất thiết là đóng góp bằng tiền. Điều này sẽ giúp hình thành nên những cộng đồng khách hàng mạnh hơn cho doanh nghiệp. Trong thời đại mà hình thức đóng góp bằng tiền rất nhạy cảm thì việc doanh nghiệp chọn các hình thức đóng góp khác tinh tế, ý nhị hơn được coi là một hành động khôn khéo.

Chính thức hóa quan hệ với các tổ chức phi lợi nhuận.

Doanh nghiệp cần hướng đến quan hệ lâu dài, cùng có lợi với các tổ chức phi lợi nhuận mà mình đã chọn. Doanh nghiệp phải xác định những cách làm mà các tổ chức này có thể giúp doanh nghiệp làm mạnh lên hình ảnh, nhãn hiệu của mình, tăng cường sự nhận biết của khách hàng về nhãn hiệu cũng như quan tâm tới việc tổ chức đó có đủ tin tưởng hay không, những hoạt động của tổ chức đó có mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng hay không. Những việc trên sẽ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp tránh khỏi việc bị lợi dụng hình ảnh hoặc những scandal không đáng có.

Xây dựng một chiến dịch tiếp thị tốt.

Tiếp thị dựa trên mục đích cao đẹp chỉ thành công khi nó dẫn khách hàng đi đến hành động, chẳng hạn đóng góp cho các hoạt động vì cộng đồng hay tham gia vào một sự kiện vì một mục đích cao đẹp. Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng và dành nhiều tâm huyết cho chiến dịch tiếp thị chuyên nghiệp để có thể tiếp cận và thuyết phục các nhóm khách hàng mục tiêu, đồng thời làm cho khách hàng nhận thức sâu hơn về cam kết thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Case Study

cause-related-marketing-la-gi2

Đây là chiến dịch dài hơi của Vinamilk từ năm 2008 đến nay. Chiến dịch bắt đầu với “Quỹ 1 triệu ly sữa”, mục tiêu của Quỹ là giúp cho khoảng 50.000 trẻ em nghèo trên toàn quốc có sữa uống miễn phí trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể đóng góp cho quỹ với hình thức khi mua một hộp sữa Vinamilk bất kỳ, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trực thuộc Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội khởi xướng chương trình Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam” nhằm tạo cơ hội cho mọi trẻ em Việt Nam đều có thể uống sữa mỗi ngày, góp phần làm giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam. Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam khởi nguồn từ Quỹ 1 Triệu ly sữa, 3 triệu ly sữa và 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam, với sứ mệnh “Mọi trẻ em đều có quyền được uống sữa mỗi ngày”.

Trong 6 năm, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã mang gần 22 triệu ly sữa đến hơn 307.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tương đương khoảng 83 tỷ đồng, tổ chức rộng khắp 63 tỉnh thành. Trong năm 2014, Vinamilk tiếp tục hỗ trợ quỹ một lượng sữa trị giá 8 tỷ đồng, tăng 33% về giá trị so với năm 2013, nâng tổng giá trị chương trình đến nay là 83 tỷ đồng tương đương 22 triệu ly sữa.

Thông điệp của Vinamilk được đầu tư nghiêm túc, có chiều sâu, thể hiện được hình ảnh và tính chất xã hội của doanh nghiệp. Chi phí để thực hiện chiến dịch không hề nhỏ nhưng đổi lại là thiện cảm, là tình yêu, là lòng trung thành của khách hàng với nhãn hàng. Sự thật đã cho thấy, đến nay, Vinamilk vẫn luôn đứng trong top những thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, là một case-study “mẫu mực” để học hỏi về cách truyền tải thông điệp và triển khai báo chí.

Tổng kết

Dành cho bạn: Quy trình kinh doanh BP – Bạn có thực sự cần đến BPM

Xem ra, để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì lợi ích doanh nghiệp phải luôn đi đôi với trách nhiệm xã hội. Không chỉ Vinamilk mà còn rất nhiều thương hiệu khác đã và đang thực hiện thành công những hoạt động “tiếp thị mang ý nghĩa xã hội” này!

Bài viết liên quan

  • Neuromarketing là gì? 5 chiến lược Neuromarketing bạn nên biết
  • Công thức PAS là gì? 3 thành tố tạo nên công thức PAS hoàn hảo
  • Content bắt Trend là gì? Tầm quan trọng của việc tạo content theo kịp xu hướng

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại: 0789277892

Email: contact@danangchothue.com

Theo danangchothue.com

Viết một bình luận