Để có một công trình dân dụng đảm bảo được chất lượng và đúng yêu cầu kỹ thuật thì phương pháp thi công ở từng hạng mục là một trong những vấn đề quan trọng và cần phải được thực hiện chính xác. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn thi công đầm lèn bê tông tươi đúng quy trình cho công trình dân dụng đạt chất lượng cao nhất.
Trước khi thi công công trình dân dụng, dù lựa chọn bê tông tươi hay phương pháp thi công bằng loại bê tông khác thì cũng cần phải chú ý tới khâu kiểm tra và xác định chất lượng, độ sụt của bê tông.
Khâu kiểm tra sẽ giúp bạn biết được độ sụt sử dụng trong công trình dân dụng đã đúng với yêu cầu tiêu chuẩn hay chưa.
Ngày nay, việc sử dụng và thi công bê tông tươi trở nên rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 40 % trong tổng sản lượng vật tư cho công trình xây dựng ở nước ta.
1. Tại Sao Phải Đầm Lèn Bê Tông Tươi
Việc đầm lèn bê tông có tác dụng làm tăng cường độ lèn và cường độ bê tông về khả năng chịu lực, chịu nén cao hơn so với bê tông khi chưa được đầm lèn. Nó còn làm giảm tới mức tối đa độ rỗng trong kết cấu của bê tông tươi, đảm bảo rằng vữa bê tông được chảy qua mọi kẽ hở giữa các cốt thép và tới mọi điểm của kết cấu. Bao bọc hoàn toàn cốt thép và loại bỏ các hiện tượng rỗ hay rỗng của kết cấu bê tông tươi.
2. Chuẩn Bị Đầm Lèn Bê Tông Tươi Dầm, Sàn Nhà Dân Dụng
- Quay trở lại với khâu kiểm tra bê tông trước khi đổ cần thực hiện theo các bước như sau: Khi xe vận chuyển bê tông tươi đến chân công trình, chủ nhà cần tiến hành kiểm tra kẹp chì của xe để tránh tình trạng hao hụt bê tông, trở thiếu bê tông. Tại sao chủ nhà cần phải kiểm tra kẹp chì của xe chở bê tông tươi? Bởi vì hiện nay, các công trình sử dụng bê tông tươi rất phổ biến và thông dụng nên phải kiểm tra để tránh tính trạng lái xe cắt xén bê tông bán ra bên ngoài.
- Kiểm tra độ sụt của bê tông tươi xem có đúng yêu cầu, tiêu chuẩn và chất lượng hay không
- Sau các bước kiểm tra được thực hiện cẩn thận thì tiến hành việc tiếp theo là đúc mẫu và bơm bê tông. Bơm bê tông tươi vào công trình sẽ tùy thuộc vào địa hình của công trình để lựa chọn sử dụng bơm bê tông tươi tĩnh hoặc bơm bê tông cần để thi công. Khi thi công bơm bê tông tươi cần cân đối giữa vận hành bơm và điều khiển bơm từ trên xe vận chuyển. Bởi việc này rất quan trọng, cần sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp với nhau để tránh tình trạng bê tông trào ra khỏi máng bơm
- Sau bước bơm bê tông là vấn đề của thợ làm mặt và đầm lèn bê tông tươi.
3.Quy Trình Đầm Lèn Bê Tông Tươi Khi Thi Công Công Trình Dân Dụng Hạng Mục Dầm, Sàn
Phụ thuộc vào yêu cầu và tiêu chuẩn của công trình mà quá trình đầm lèn bê tông sẽ được thực hiện khác nhau:
- Đảm bảo sau khi đầm bê tông tươi được đầm chặt và không bị lỗ rỗ
- Thời gian đầm ở mỗi vị trí phải đảm bảo đầm kỹ, dấu hiệu để nhận biết việc đầm kĩ là vữa bê tông nổi lên bề mặt còn bọt khí thì không còn nữa.
- Khi sử dụng đầm dùi thì bước di chuyển của đầm không được vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm và cắm sâu vào lớp bê tông đã được đổ trước đó
- Tiến hành đầm từ vị trí đổ bê tông tươi lan ra các phía và góc đầm khoảng 90 độ là tốt nhất. Nếu góc bị nghiêng sẽ làm cho bê tông bị phân tầng.
- Sau khi đầm bê tông xong và các công đoạn đã hoàn thành thì tiến hành xoa mặt. Việc xoa bề mặt bê tông được thực hiện bằng máy hoặc phương pháp thủ công (xoa bằng bàn xoa) ở những vị trí góc cạnh mà máy không làm việc được. Việc xoa bề mặt bê tông sẽ giúp cho bê tông không bị nứt hay rạn. Tùy thuộc vào cốt liệu có trong bê tông tươi mà sử dụng các phương pháp xoa bề mặt bê tông khác nhau.
Nguyên tắc chủ yếu của quá trình thi công đầm lèn bê tông tươi là thời gian chờ ngắn nên sự sắp đặt triển khai công tác thi công cần phải nhanh. Nếu quá trình thi công phải dừng lại đột ngột thì lượng bê tông trên xe bồn và thiết bị phân phối phải được bảo vệ cẩn thận trước những ảnh hưởng của gió và mặt trời. Có thể làm mát buồng trộn bê tông tươi bằng cách tưới mát ở mặt ngoài.