- I. Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
- II. Thông tin, bản đồ quy hoạch Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2030
- 1. Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
- 2. Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Quảng Ninh
- 2.1. Định hướng phát triển vùng:
- 2.2. Định hướng mô hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị:
- 2.3. Định hướng phát triển nông thôn:
- 3. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông Quảng Ninh
- 4. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 4.1. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long
- 4.2. Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long
- 4.3. Định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long
- 5. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
- 5.1. Định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn
- 5.2. Quy hoạch giao thông thành phố Uông Bí
- 6. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
- 6.1. Tính chất quy hoạch chung thành phố Cẩm Phả
- 6.2. Định hướng quy hoạch phát triển thành phố Cẩm Phả
- 7. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Móng Cái, Quảng Ninh
- 7.1. Định hướng phát triển không gian thành phố Móng Cái
- 7.2. Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Móng Cái
- 7.2.1. Giao thông đối ngoại khu kinh tế Móng Cái
- 7.2.2. Giao thông nội thị KKT Móng Cái
Bản đồ quy hoạch Quảng Ninh chi tiết và bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ. Quảng Ninh hiện nay đang phát triển theo hướng lấy du lịch làm trọng tâm kết hợp bảo vệ môi trường biển đảo.
Bạn đang xem: bản đồ quy hoạch quảng ninh
Dưới đây, Bất Động Sản Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin và bản đồ quy hoạch Quảng Ninh nói chung và các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
I. Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
Theo thông tin quy hoạch do UBND tỉnh Quảng Ninh cung cấp, phạm vi quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2030 bao gồm toàn bộ lãnh thổ của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 6.110,1 km², có vị trí tiếp giáp:
- Phía đông bắc của tỉnh giáp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.
- Phía đông và nam giáp vịnh Bắc Bộ.
- Phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
- Phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương
II. Thông tin, bản đồ quy hoạch Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2030
1. Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
Tổ chức, định hướng không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, tiềm năng của từng khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên họp lý của toàn vùng.
Tới năm 2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ trở thành một tinh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – Xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững; giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyên hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”
2. Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Quảng Ninh
2.1. Định hướng phát triển vùng:
- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, hệ thống các điểm đô thị và dân cư nông thôn; phát huy các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh và tăng khả năng liên kết, thúc đẩy phát triển cân bằng của các vùng trong tỉnh; đồng thời thúc đẩy liên kết với các khu vực xung quanh để phát triển kinh tế, hạ tầng đảm bảo sự bền Vững, hài hòa với môi trường; nâng cao sức hấp dẫn, tính cạnh tranh và tạo ra thương hiệu cho tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH và quốc tế.
- Bám sát và cụ hể hóa định hướng phát triển: “Một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá”; “kết nối vùng ở cấp quốc gia và kết nối khu vực ở cấp quốc tế”.
- Định hướng phát triển vùng bám sát định hướng chuyển đổi phương thức phát triển bền vững; thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược gắn với mục `tiêu đổi mới mộ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, phật triển nhanh, bên vững và chuyên đôi từ phát triển theo chiêu rộng sang phát triển theo chiều sâu; đồng thời phải đảm bảo tính “Toàn diện, cân bằng, bền vững, Sáng tạo và an toàn”.
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng (công nghiệp nhiệt điện, khai thác than, Xi măng …) theo định hướng xanh, sử dụng các biện pháp công nghệ đảm bảo hạn chế tối đã ảnh hưởng đến môi trường; hướng tới phát triển dịch vụ du lịch theo định hướng bền vững.
2.2. Định hướng mô hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị:
- Xây dựng phát triển các đô thị biên giới tại khu vực các cửa khẩu như Bắc Phong Sinh, Hoành Mộ – Đồng Văn…thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại gân liên với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng đô thì ngoài hải đảo để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại các khu vực như Cô Tô, Vân Đồn
- Xây dựng phát triển các đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường tại các khu vực rừng núi phía Bắc kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với khu vực xung quanh, lân cận; định hướng phát triển tại các khu vực Đông Triều, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Vân Đồn.
- Phát triển các khu đô thị, thành phổ thông minh gắn với các khu công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường tại Uông Bí, Quảng Yên (khu đô thị công nghiệp AMATA).
- Sau năm 2050, xây dựng, phát triển các đô thị, các khu ở trên mặt nước tại các khu vực ngoài vùng bảo Vệ các di sản, không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường khu vực.
- Các khu trung tâm đô thị hiện hữu có dân cư tập trung, không đảm bảo hạ tầng đô thị, thực hiện quy hoạch cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dụng bổ sung các công trình công cộng, công viên, cây xanh. . .đảm bảo đời sống dân cư và nâng cao chất lượng đô thị.
2.3. Định hướng phát triển nông thôn:
- Nhanh chóng cải thiện, hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước thải, đồng thời tiến hành bảo tồn môi trường sống nông thôn (trong đó có bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa làng xã) và bảo tồn môi trường tự nhiên.
- Ngoài ra, tiến hành Xây dựng hạ tầng nông thôn như các tuyến đường nông thôn, Cấp điện nông thôn nhằm thúc đẩy sản xuất nông thôn phát triển, nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, khả năng lưu thông hàng hóa nông nghiệp…
- Đối với những khu vực nông thôn ổn định lâu dài sẽ phát triển theo mô hình nông thôn mới; những khu vực nông thôn có khả năng đó thị hóa cao sẽ phát triển hợp lý trên cơ sở phù hợp với lộ trình và các yêu cầu đô thị hóa.
3. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông Quảng Ninh
a) Đường bộ:
- Liên kết Vùng: Xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hạ Long – Móng Cái Và tuyến Hải Phòng – Hạ Long; Xây dựng tuyến đường ven biển kết nối vớị Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định; xây dựng các tuyến quốc lộ liên kết Quảng Ninh Với các tỉnh thành khác: QL10, QL279, QL4B, QLl8C.
- Cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ hình thành Vành đai kết nối các địa phương trong tiểu Vùng, các khu vực nội – ngoại thị.
- Xây dựng mới các tuyến đường kết nối các khu vực ven biển, các tuyến đường tránh và các tuyến đường vành đai.
b) Đường Sắt: Hoàn chỉnh tuyến đường sắt Yên Viên – Hạ Long – Cái Lân; xây dựng tuyến mới các đường sắt Hạ Long – Móng Cái, Lạng Sơn – Mũi Chùa, Uông Bí – Tìền Phong (nối sang Lạch Huyện – Hải Phòng).
c) Đường thủy: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống câng vận tải hàng hóa, hành khách và các bến du thuyền.
- Cảng biển: Nâng cấp, cải tạo và mở rộng cảng Hòn Gai (cảng Cái Lân), cảng Vạn Gia, cảng Vạn Hoa – Mũi Chùa, cảng Cẩm Phả, câng Hải Hà theo quy hoạch hệ thống cảng biển.
- Cảng du lịch: Hoàn chính, xây dựng mới các cảng du lịch có chất lượng cao phù họp với tiêu chuẩn quốc tế tại đảo Tuần Châu, Bãi Cháy, Hồng Gai, Quang Hanh, Cái Rồng, Minh Châu, Quan Lạn, Cô Tô, Vạn Gia, Mũi Ngọc.
- Hệ thống cảng khác: Xây dựng cảng Tiền Phong và cảng Đầm Nhà Mạc tại thị Xã Quảng Yên; xây dựng cảng phía Bắc đảo Cái Bầu Ở khu kinh tế Vân Đồn; nâng cấp cảng Hòn Nét 1à cảng than; nâng cấp cảng Cửa Ông là cảng tổng hợp.
d) Hàng không: Xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh tại Xã Đoàn Kết – Vân Đồn Với tổng diện tích đất theo khoảng 300ha; nghiên cứu và phát triển các sân bay có quy mô nhỏ phục vụ du lịch tại huyện đảo Cô Tô, thành phô Móng Cái, thành phố Hạ Long và các đảo nhỏ khác thuộc Khu kinh tế Vân Đồn.
e) Giao thông công cộng:
- Phát triển các tuyến xe buýt kết nối Quảng Ninh với các địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định. . .), kết các đô thị quan trong trong tinh, kết nối các trọng điểm du lịch.
- Phát triển hệ thống tàu điện một ray (Monorail) kết nối Uông Bí – Quảng Yên – Hạ Long – Cẩm Phả – Vân Đàn và kết nối hệ thống với Hải Phòng.
4. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
4.1. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long
Nên xem: Chia sẻ [60]+ Mẫu trần thạch cao Phòng ngủ đẹp nhất dẫn đầu xu hướng
Theo quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:
- Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng
- Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong
- Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy
- Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu
- Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng
4.2. Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long
Diện tích tự nhiên thành phố Hạ Long khoảng 27.753,9 ha. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 như sau:
Đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 10.880 ha, chiếm 39,2% diện tích đất tự nhiên thành phố. Trong đó:
– Đất dân dụng: 6.697 ha, (chiếm 61,5% đất xây dựng đô thị, chỉ tiêu 93 m2/người). Bao gồm:
- Đất đơn vị ở 4.425 ha, gồm: công cộng đơn vị ở, cây xanh thể dục thể thao, trường học (trường tiểu học, trường trung học cơ sở), đất ở (đất ở hiện trạng cải tạo và đất ở mới), hạ tầng kỹ thuật.
- Đất công cộng đô thị: 254 ha, gồm: trường trung học phổ thông, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa, nhà văn hóa, bảo tàng, triển lãm, nhà hát, rạp xiếc, cung thiếu nhi, trung tâm thương mại, chợ trung tâm đô thị.
- Đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở: 656 ha, gồm: công viên vườn hoa, công viên chuyên đề.
- Đất giao thông đô thị: 1.362 ha, gồm các đường trục chính đô thị, đường phân khu vực kết nối các đơn vị ở, đường liên khu vực.
– Đất ngoài dân dụng: 4.183 ha, gồm: Đất trụ sở cơ quan 59 ha; đất công cộng ngoài đô thị 90 ha; đất hỗn hợp 635 ha; đất dịch vụ du lịch 524 ha; đất công nghiệp 1.416 ha; đất hạ tầng đầu mối 233 ha; đất giao thông đối ngoại 271 ha; đất xây xanh chuyên đề – cách ly 916 ha; đất tôn giáo tín ngưỡng 39 ha.
– Đất khác: khoảng 16.873 ha, gồm: đất danh thắng 5.031 ha; đất dự trữ phát triển khoảng 640 ha; đất an ninh quốc phòng 1.072 ha; đất nghĩa trang 52 ha; sông suối mặt nước 2.947 ha; lâm nghiệp 7.131 ha.
4.3. Định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long
- Phát triển không gian mở rộng đô thị về phía Tây Hạ Long và vùng xung quanh vịnh Cửa Lục; kiểm soát phát triển các khu chức năng để tạo không gian cảnh quan xung quanh vịnh Hạ Long, vịnh Cửa Lục; từng bước chuyển đổi theo lộ trình các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp xung quanh vịnh Cửa Lục sang chức năng dịch vụ, du lịch và đô thị để đảm bảo môi trường.
- Phân chia không gian đô thị thành 3 vùng kiến trúc cảnh quan gồm: Vùng ven biển, vùng đô thị hiện trạng cải tạo, vùng đồi núi. Quản lý quy hoạch kiến trúc theo từng phân khu để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và hình thái đô thị đặc trưng.
- Phát triển hệ thống trung tâm phân tán, gắn với các phân vùng phát triển, tạo hình thái phát triển riêng cho từng khu vực. Tăng cường phát triển các trung tâm hỗn hợp, đa năng, cân bằng tại chỗ để phục vụ dân cư đô thị và phát triển dịch vụ, du lịch. Quy hoạch, xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo, tạo điểm nhấn tại các khu vực trung tâm, khu vực ven biển, các điểm cao đồi núi.
- Kiểm soát hành lang ven biển, quy hoạch kết nối các dự án riêng lẻ đảm bảo tính tổng thể; ưu tiên phát triển các không gian, công trình và dịch vụ phục vụ cộng đồng; triển khai các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và kịch bản nước biển dâng. Xây dựng dựng hình ảnh kiến trúc cảnh quan riêng cho từng đoạn tuyến ven biển gắn với giải pháp thiết kế đô thị riêng; làm cơ sở thực hiện các dự án cải tạo, chỉnh trang không gian ven biển.
- Khai thác các khu vực đồi núi để phát triển dịch vụ đô thị, dịch vụ du lịch và tạo công trình điểm nhấn cho không gian đô thị trên cơ sở tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, tránh san gạt làm biến dạng địa hình, phá vỡ cảnh quan khu vực. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xây dựng tại các khu vực đồi núi, phát triển các không gian xanh, mật độ xây dựng thấp.
- Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu trong đô thị theo hướng bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng các tiêu chí đô thị loại 1, nâng cao điều kiện sống của người dân và kết hợp phát triển dịch vụ, du lịch. Các công trình xây dựng mới xen cấy phải đảm bảo hài hòa về không gian và kiến trúc với khu vực hiện trạng. Ưu tiên quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, trong nội thành thành phố sau khi di dời để bổ sung cơ sở hạ tầng xã hội, công viên, bãi đỗ xe cho các khu vực hiện trạng. Xây dựng mới các tổ hợp công trình chung cư kết hợp dịch vụ, thương mại cao tầng để thay thế khu chung cư cũ, khu dân cư đã xuống cấp để đảm bảo an toàn cho nhân dân và đảm bảo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Bảo vệ và phát huy sự đa dạng sinh thái, địa hình, cây xanh mặt nước trong đô thị để phát triển hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước đô thị. Xây dựng hệ thống cây xanh trở thành hình ảnh đặc trưng cho đô thị Hạ Long.
- Khai thác bãi triều tại các khu vực Tuần Châu, Đại Yên và xung quanh vịnh Cửa Lục phục vụ phát triển đô thị, dịch vụ du lịch, trên cơ sở đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, thực trạng hệ sinh thái và các tác động của biến đổi khí hậu. Không bố trí công trình gây ảnh hưởng tới các hoạt động trên biển và hành lang hàng hải quốc tế; không gây tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế – xã hội đối với khu vực hiện hữu trên bờ; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, quy hoạch không gian biển và quy hoạch sử dụng vùng bờ.
5. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
5.1. Định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn
- Khu vực đô thị trung tâm thành phố Uông Bí hiện hữu phía Bắc Quốc lộ 18 từng bước cải tạo chỉnh trang, nâng cao chất lượng môi trường và cảnh quan và không gian đô thị.
- Khu vực giữa đường tránh phía Nam và đường Quốc lộ 18 hình thành trung tâm mới của thành phố Uông Bí với trung tâm hành chính mới, các trung tâm thương mại, dịch vụ, công viên TDTT tổng hợp và các Khu đô thị; phía Tây là cửa ngõ đến khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, ga cuối cùng của tuyến đường sắt một ray kết nối với các khu vực; phía Đông là đô thị đại học (Trường Đại học Hạ Long), công viên văn hóa.
- Khu vực phía Nam đường tránh phía Nam thành phố Uông Bí phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu đô thị, công nghiệp công nghệ cao kéo dài từ đường Quốc lộ 10 đến khu vực sông Khoai và kết nối khu vực phát triển đô thị, công nghiệp công nghệ cao tại thị xã Quảng Yên.
- Khu vực đồi núi phía Bắc phát triển với trọng tâm là khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử; khu hoạt động khai thác than phát triển theo quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa với tự nhiên và cân bằng sinh thái; phát triển các khu dân cư và dịch vụ phục vụ du lịch để khai thác tiềm năng phát triển của khu vực, kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long.
5.2. Quy hoạch giao thông thành phố Uông Bí
5.2.1. Giao thông đối ngoại
a. Đường bộ:
- Đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long tại phía Bắc;
- Đường Quốc lộ: Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 quy mô đường cấp II đồng bằng, đoạn qua nội thị xây dựng hệ thống đường gom; Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn qua địa phận Uông Bí.
- Đường Tỉnh lộ: Nâng cấp Tỉnh lộ 338 đoạn nối từ Quốc lộ 18 đi Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên.
- Xây dựng tuyến đường tránh phía Nam, chạy dọc theo phía Nam thành phố với quy mô rộng 77m.
b. Đường sắt:
- Nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Cái Lân theo tiêu chuẩn đường đơn cấp 2, khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm.
- Ga trung chuyển hàng hóa đường sắt và đường bộ tại tại khu vực đồi phía Bắc ga Nam Khê, thành phố Uông Bí;
c. Đường thủy:
- Giữ nguyên hệ thống các cảng hiện trạng bao gồm: Cảng Điền Công; Cảng Bạch Thái Bưởi; Cảng Xuân Lãm;
- Phát triển các bến trên sông Đá Bạc tại phường Phương Nam.
5.2.2. Giao thông nội thị
- Xây mới tuyến đường chính thành phố kết nối theo trục Bắc – Nam; Cải tạo nâng cấp các tuyến đường chính hiện có; xác định các tuyến đường liên khu vực ở các khu vực quy hoạch mới;
- Hệ thống bãi đỗ xe: Bố trí tại các khu trung tâm công cộng, khu dịch vụ vui chơi giải trí và các khu ở.
- Hệ thống nút giao thông khác mức: Xây dựng 6 nút giao thông khác mức liên thông chính tại các giao cắt giữa các đường đối ngoại chính của thành phố để đảm bảo khả năng kết nối và tính liên hoàn của mạng giao thông.
- Hệ thống bến xe: Xây dựng 03 Bến xe đối ngoại, gồm:Bến xe Uông Bí (mới): thuộc phường Yên Thanh; (2) Bến xe phía Tây: thuộc phường Phương Đông; (3) Bến xe Yên Tử: Thuộc trung tâm xã Thượng Yên Công,
6. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
6.1. Tính chất quy hoạch chung thành phố Cẩm Phả
- Là trung tâm hạt nhân của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố Cẩm Phả, gắn kết không gian vịnh Bái Tử Long là đầu mối giao thông quốc tế, quốc gia và khu vực. Thế mạnh về khai thác than, nhiệt điện, xi măng, cảng biển và công nghiệp hỗ trợ cảng biển, trung tâm tài chính thương mại, dịch vụ, du lịch biển.
- Là đô thị điển hình trong việc cụ thể hóa chuyển đổi phương thức phát triển theo định hướng từ “nâu” sang “xanh”.
- Giữ vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng của tỉnh và quốc gia
6.2. Định hướng quy hoạch phát triển thành phố Cẩm Phả
- Phát triển không gian đô thị toàn thành phố theo dạng tuyến từ Quang Hanh đến Cộng Hòa. Các khu chức năng được định hướng từ Bắc xuống Nam theo nguyên tắc ” Công nghiệp – Cây xanh cách ly – Dân cư – Công viên cây xanh – Du lịch ” trong đó :
- Khu vực phía Tây phát triển đô thị và du lịch hướng ra biển
- Khu vực phía Đông tập trung các khu sản xuất, các kho vận và phát triển năng lượng.
- Khu vực phía Bắc duy trì khai thác than. Các mỏ than cần phải chuyển đổi phương thức khai thác than từ lộ thiên sang hầm mỏ, sử dụng công nghệ cao và vận tải bằng chuyền kín để giảm tối đa tác hại với môi trường. Hoàn nguyên các khu vực đóng cửa mỏ và bãi thải được xử lý kĩ thuật, trồng cây xanh. Các khu vực còn lại bảo tồn không gian xanh và tích cực trồng cây gây rừng, phát triển nông nghiệp quy mô nhỏ để phục vụ nhu cầu phát triển nông thôn tại chỗ.
- Giữa khu vực mỏ than và đô thị phát triển một dải đệm cây xanh chạy dọc các phường trung tâm để tạo khoảng không gian xanh bảo vệ môi trường cuộc sống của người dân, đồng thời nâng cao hình ảnh cho thành phố, bước đầu chuyển từ “nâu” sang “xanh”.
- Khu vực trung tâm thành phố : Lập quy hoạch cải tạo, chỉnh trang kiến trúc cảnh quan đô thị, quan tâm tới các giải pháp xử lí nước thải sinh hoạt, nước thải mỏ, cải tạo sông, suối..
- Khu vực phía Nam ( vịnh Bái Tử Long ) : Bảo tồn, giữ gìn cảnh quan môi trường, phát triển không gian loại hình du lịch tương hỗ, giảm tải cho vịnh Hạ Long, kết hợp yếu tố tự nhiên và văn hóa để phát triển du lịch.
7. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Móng Cái, Quảng Ninh
7.1. Định hướng phát triển không gian thành phố Móng Cái
Dành cho bạn: Chia sẻ Văn khấn đổ mái nhà, cúng cất nóc nhà, sắm lễ cúng đổ trần tầng 1
Phát triển theo mô hình và cấu trúc không gian theo hướng 01 trục 02 vùng (phía Bắc và phía Nam) với 03 trung tâm (01 trung tâm hạt nhân là đô thị tích hợp mới (Khu trung tâm hành chính) và 02 trung tâm động lực là trung tâm Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà và thành phố cửa khẩu Móng Cái).
Cấu trúc không gian thành 05 khu vực phát triển chính :
- Khu A: Đô thị Móng Cái (trung tâm động lực).
- Khu B: Khu vực Hải Hà (trung tâm động lực).
- Khu C: Đô thị trung tâm hành chính, dịch vụ tổng hợp mới (trung tâm hạt nhân).
- Khu D: Khu vực du lịch biển đảo phía Nam (vùng phía Nam).
- Khu E: Dịch vụ thương mại vùng biên và phát triển nông thôn mới (vùng phía Bắc).
Trong từng khu vực có các phân khu đảm bảo các chức năng bao gồm: Khu vực cửa khẩu quốc tế; khu công nghiệp; trung tâm tài chính; khu đô thị, khu dân cư và các khu chức năng xây dựng khác.
7.2. Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Móng Cái
7.2.1. Giao thông đối ngoại khu kinh tế Móng Cái
a. Đường bộ
- Xây dựng tuyến cao tốc Hạ Long – Khu kinh tế Vân Đồn – Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, quy mô 6 – 8 làn xe.
- Xây dựng tuyến đường ven biển liên kết Khu kinh tế Vân Đồn với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái quy mô 4 – 6 làn xe.
- Nâng cấp đầu tư các tuyến quốc lộ: 18, 18B, 18C và 4B theo quy hoạch.
- Cải tạo nâng cấp đường vành đai biên giới, kết nối các cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và Bắc Luân III với cửa khẩu Bắc Phong Sinh và cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn quy mô đạt cấp IV miền núi.
- Xây dựng đường tuần tra biên giới nối từ khu vực Hải Hòa ra mũi Sa Vĩ.
b. Đường sắt
- Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái,
- Xây dựng tuyến nhánh kết nối đường sắt Hạ Long – Móng Cái với Cảng biển Hải Hà.
- Xây dựng 03 ga chính trong phạm vi Khu kinh tế: Quảng Hà, Móng Cái và ga tiền cảng.
c. Đường thủy
- Hàng hải : Phát triển vận tải và dịch vụ vận tải biển; phát triển hệ thống cảng biển phù hợp với quy hoạch nhóm cảng biển phía Bắc đã được phê duyệt; xây dựng cảng nước sâu đa năng tại Khu công nghiệp Hải Hà và đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà ; cải tạo nâng cấp cảng tổng hợp Vạn Gia.
- Đường thủy nội địa : Phát triển dịch vụ du lịch biển đảo và đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản ; xây dựng cảng chuyên dụng và cơ sở đóng mới sửa chữa phương tiện đường thủy phục vụ phát triển tổ hợp công nghiệp và năng lượng ; cải tạo nâng cấp hệ thống cảng bến thủy nội địa kết nối các khu chức năng, các khu vực biển đảo phù hợp với quy hoạch được duyệt.
d. Đường không
Nâng cấp cải tạo sân bay Hồng Kỳ tại khu vực phường Ninh Dương, kết hợp khai thác dân dụng (sân bay taxi) và cứu nạn, quy mô sân bay cấp 2B. Dự trữ quỹ đất để xây dựng sân bay tại xã Vạn Ninh khi có nhu cầu phát triển.
7.2.2. Giao thông nội thị KKT Móng Cái
- Đường trục chính Khu kinh tế : Hình thành các trục dọc (quốc lộ 18, tuyến đường ven biển) và các trục ngang kết nối các khu vực chức năng của Khu kinh tế (cải tạo nâng cấp quốc lộ 18B, tỉnh lộ 341).
- Đường trục chính khu vực đô thị : Xây dựng các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 và các trục hướng tâm kết nối hệ thống giao thông nội thị với giao thông đối ngoại.
- Hệ thống bãi đỗ xe : Tận dụng tối đa không gian vườn hoa công viên, quảng trường giao thông để làm bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi.
Trên đây, là một vài thông tin chính về quy hoạch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn đầu tư thông minh, chính xác trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, tại chuyên mục THÔNG TIN QUY HOẠCH của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Hãy tham khảo thêm nhé!!
Nguồn: danangchothue.com