Share cho bạn Kinh Doanh Là Gì? Phân Loại Ngành Kinh Doanh

Kinh doanh là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta tiếp xúc với các loại hình kinh doanh hàng ngày nhưng lại không mấy ai thực sự để ý kinh doanh là gì và nó được chia thành những loại nào. Vậy bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của kinh doanh!

Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là hoạt động của cá nhân/ tổ chức nhằm mục đích đạt lợi nhuận thông qua các hoạt động như quản trị, sản xuất, bán hàng, tài chính, tiếp thị… Chính bởi vậy nên hoạt động kinh doanh sẽ được thông qua 2 hình thức là:

Bạn đang xem: bản chất của kinh doanh là gì

  • Thể chế kinh doanh đặt ra bởi tổ chức (tập đoàn, công ty,…).
  • Hoạt động tự thân của các cá nhân.
kinh doanh là gì
Kinh doanh là hoạt động trao đổi nhằm mục đích lợi nhuận

Nên xem: Share cho bạn Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Vậy bản chất của kinh doanh là gì? Có thể thấy, kinh doanh bao gồm tổng thể những phương tiện, phương pháp, hình thức mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện mục đích của mình dựa trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Trong đó bao gồm cả quá trình lên kế hoạch, đầu tư, sản xuất, vận tải, dịch vụ…

Một số đặc điểm của kinh doanh

Kinh doanh là một lĩnh vực rất đặc thù. Về cơ bản kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi nhuận và hoạt động dựa trên cơ chế trao đổi hàng hóa/ dịch vụ. Ngoài ra, đặc điểm dễ thấy nhất của kinh doanh là rủi ro và không chắc chắn. Tất nhiên, người hoạt động kinh doanh sẽ có những biện pháp để giảm thiểu mức độ rủi ro của mình như tham gia bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm con người, ký kết điều khoản ràng buộc các bên… Tuy nhiên vẫn có nhiều yếu tố không chắc chắn có thể xảy ra như nhu cầu thị trường, tỉ giá, thời tiết… Do vậy, người tham giá kinh doanh phải chấp nhận đặc điểm này như một lẽ tất yếu.

Dành cho bạn: Hot Hot Bán lẻ là gì? Thị trường bán lẻ là gì? Các loại hình bán lẻ phổ biến hiện nay?

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh còn được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau tùy thuộc vào bản chất của nó. Ví dụ kinh doanh được gọi là hoạt động công nghiệp khi nó kết nối với việc sản xuất hàng hóa. Kinh doanh được gọi là hoạt động thương mại khi nó liên quan đến việc tiếp thị hoặc phân phối hàng hóa… Dù với tên gọi nào đi chăng nữa thì việc kinh doanh hiện đại cũng cần đáp ứng hai đặc điểm là:

  • Nghĩa vụ xã hội: Những người làm kinh doanh cần có trách nhiệm về nghĩa vụ xã hội của họ.
  • Đáp ứng nhu cầu: Kinh doanh muốn thành công thì phải luôn đặt nhu cầu người tiêu dùng, nhu cầu thị trường lên hàng đầu.
business
Kinh doanh có rất nhiều đặc điểm khác nhau nhưng trên hết là đặc điểm về giá trị và lợi nhuận

Phân loại ngành kinh doanh

Nhìn chung, kinh doanh được phân làm 9 loại sau:

  1. Kinh doanh tài chính: Bao gồm ngân hàng và các công ty hoạt động thu lợi nhuận thông qua việc quản lý nguồn vốn và đầu tư.
  2. Nông nghiệp và khai mỏ: Là loại kinh doanh liên quan tới việc sản xuất các loại nguyên liệu thô (nông sản, khoáng sản…).
  3. Vận tải: Gồm hoạt động thu lợi nhuận thông qua vận chuyển người, hàng hóa…
  4. Dịch vụ công cộng: Loại này thường được đặt dưới sự quản lý của chính phủ. Ví dụ như ngành xử lý chất tải, điện.
  5. Thông tin: Bao gồm hoạt động thu lợi nhuận chính thông qua việc bán lại các quyền sở hữu trí tuệ.
  6. Sản xuất: Các công ty sẽ sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô hoặc các chi tiết cấu thành. Sau đó bán đi thu lợi nhuận.
  7. Bất động sản: Đây là loại hình rất phổ biến và lợi nhuận cao. Tổ chức/ cá nhân thu lợi từ việc cho thuê, môi giới, bán các tải sản đất, nhà riêng và các loại công trình.
  8. Kinh doanh dịch vụ: Cung cấp các loại hình vụ và hàng hóa vô hình.
  9. Bán lẻ và phân phối: Là loại hình kinh doanh trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng. Họ thu lợi thông qua mức tiền chênh lệch, phí dịch vụ hoặc các khoản hoa hồng từ 2 bên.

Để hiểu được kinh doanh là gì không khó. Tuy nhiên để áp dụng được kiến thức về kinh doanh vào thực tế thì lại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và trải nghiệm thực tế. Hãy đọc thêm nhiều thông tin chuyên ngành để hiểu hơn về lĩnh vực này bạn nhé!

Viết một bình luận