Mách bạn Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm nhân viên kinh doanh nhanh nhất

Công việc làm nhân viên kinh doanh có mức thu nhập rất hấp dẫn và môi trường làm việc tại văn phòng thu hút rất nhiều ứng viên. Nhưng không phải ai cũng có thể thành công trên thương trường. Để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu mà TopCV đã tổng hợp được trong bài viết dưới đây.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh (Account Executive) hoặc còn được gọi là nhân viên sale là những người đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ là những người nắm rõ thông tin về sản phẩm, tiếp thị, gợi ý những sản phẩm phù hợp, tương thích với các khách hàng và thuyết phục khách mua hàng nhằm đạt mục đích của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm ra thị trường. Nhân viên kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bán các sản phẩm đều cần tới nhân viên kinh doanh vì vậy nhu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên kinh doanh rất lớn. Nếu bạn muốn tìm hiểu và theo nghề này thì hãy cùng tìm hiểu các công việc cụ thể của một nhân viên kinh doanh ở phần tiếp theo của bài viết.

Bạn đang xem: bạn có biết nhân viên kinh doanh là làm những việc gì

Công việc làm nhân viên kinh doanh là gì
Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh làm gì?

Từ tên gọi “nhân viên kinh doanh” nhiều người đã liên tưởng công việc này chỉ các hoạt động bán hàng, đem lại doanh thu, lợi nhuận.. Cách hiểu này tuy không sai nhưng lại chưa phải câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “nhân viên kinh doanh làm những gì”. Trên thực tế, một nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận nhiều đầu việc hơn bên cạnh chuyện bán hàng. cụ thể như sau: Nắm bắt mọi thông tin về sản phẩm mình kinh doanh: Nhân viên kinh doanh bắt buộc phải biết tường tận thông tin về sản phẩm mình bán, về đặc điểm, tính chất, công năng, chính sách khách hàng… để có thể thực hiện nghiệp vụ.

  • Tìm hiểu nhu cầu, xu thế thị trường, phân tích đối thủ
  • Tìm kiếm khách hàng mới, hỗ trợ mở rộng tập khách hàng, chăm sóc và duy trì lòng trung thành của khách hàng cũ.
  • Giới thiệu sản phẩm, tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thuyết phục họ mua hàng
  • Tham gia giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mình kinh doanh.

Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, các đầu công việc của nhân viên kinh doanh có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung, các công việc nêu trên là nghiệp vụ cơ bản của họ.

Nhân viên kinh doanh làm những gì
Nhân viên kinh doanh làm những gì?

Trách nhiệm của nhân viên kinh doanh

Nên xem: Chia sẻ

Tất cả các ngành nghề đều có thước đo để đánh giá hiệu quả công việc mà hiện nay thường được biết đến là KPI (Key Performance Indicator) tức chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Đối với nghề nhân viên kinh doanh, KPI được quy định rất rõ ràng, cụ thể và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Thông thường, một nhân viên kinh doanh sẽ có trách nhiệm hoàn thành các KPI như sau:

  • Đảm bảo doanh số được đề ra của phòng ban
  • Đảm bảo số lượng khách hàng, số lượng cuộc gọi, số lượng đơn hàng bán thành công hàng tháng, hàng quý, hàng năm
  • Nhân viên kinh doanh sẽ được đánh giá cao nếu họ đem về những hợp đồng có giá trị lớn

Nhân viên kinh doanh cần đảm bảo KPI để chứng minh họ có năng lực làm việc. Ở một số công ty nếu nhân viên kinh doanh không đảm bảo KPI trong vòng 3 tháng liên tục thì họ có thể bị đuổi việc. Ngược lại, nếu họ vượt KPI thì sẽ có những chế độ thưởng tương xứng.

Công việc làm nhân viên kinh doanh khá áp lực vì KPI
Công việc làm nhân viên kinh doanh khá áp lực vì KPI

Lương nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?

Nghề nhân viên kinh doanh tuy chịu đựng áp lực lớn về doanh số nhưng vẫn rất hấp dẫn và thu hút nhiều ứng viên nhờ vào mức lương thưởng tương xứng. Nhân viên kinh doanh thường có 2 loại lương là lương cứng hoặc lương cơ bản cố định được nhận hàng tháng và lương mềm hay còn gọi là hoa hồng nhận được từ các hợp đồng ký kết thành công.Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, mức lương của nhân viên kinh doanh rất khác nhau tuy nhiên, mức trung bình thu nhập của một nhân viên sẽ rơi vào khoảng 7-9 triệu đồng/tháng + tiền hoa hồng. Đây được xem là một mức lương khá cao so với mặt bằng chung của thị trường việc làm.

Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh thuộc top cao trên thị trường việc làm
Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh thuộc top cao trên thị trường việc làm

Kinh nghiệm tìm việc làm nhân viên kinh doanh

Để tìm việc làm nhân viên kinh doanh bạn có thể truy cập các trang web tuyển dụng. Lưu ý là bạn nên tìm việc tại những trang web tuyển dụng uy tín, tiêu biểu là TopCV. Tại đây bạn có thể tìm thấy rất nhiều vị trí tuyển dụng với mức lương mơ ước. TopCV đã và đang liên kết với các doanh nghiệp hàng đầu đảm bảo giúp bạn tìm được công việc trong mơ.

Bên cạnh đó, để tìm được việc làm như ý với mức thu nhập cao nhất bạn cần phải liên tục trau dồi các kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Để trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu về mặt kỹ năng, bằng cấp cũng như thái độ như sau. Về mặt kỹ năng, người muốn theo đuổi nghề nhân viên kinh doanh cần trau dồi các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng liên cá nhân bao gồm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý vấn đề để tiếp xúc, giải quyết các vấn đề liên quan tới khách hàng cũng như truyền đạt thông tin hiệu quả tới khách.
  • Kỹ năng thuyết phục để thuyết phục khách hàng mua hàng thành công
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực, nhân viên kinh doanh chịu áp lực rất lớn về doanh số vì thế bạn cần có khả năng chịu đựng áp lực nếu muốn theo nghề này
Bạn cần đáp ứng khá nhiều yêu cầu về kỹ năng và kiến thức để trở thành nhân viên kinh doanh
Bạn cần đáp ứng khá nhiều yêu cầu về kỹ năng và kiến thức để trở thành nhân viên kinh doanh

Nên xem: Chia sẻ Ngành Nghề Kinh Doanh trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Về mặt bằng cấp, kiến thức, ứng viên tốt nghiệp đại học/ cao đẳng trong các trường kinh tế, ngành quản trị kinh doanh, tài chính… sẽ được ưu tiên khi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh danangchothue.com nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn cho các bạn học trái ngành cơ hội ứng tuyển, bạn có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh để theo đuổi nghề này nếu học trái chuyên ngành.

Về mặt thái độ, tính cách, nhân viên kinh doanh phải là người có thái độ cầu tiến, tính cách hòa nhã, thân thiện, kiên nhẫn. Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh tại hà nội

Cách tạo CV nhân viên kinh doanh

Việc tạo CV hiện nay rất dễ dàng với các công cụ tạo CV trực tuyến, miễn phí. Tùy vào từng ngành nghề, bạn có thể có những mẫu CV phù hợp. Bạn cũng có thể tạo CV bằng các phần mềm như Word, Power Point, Photoshop… Tuy nhiên hãy đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Đầy đủ các phần: Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Học vấn, Kinh nghiệm, Chứng chỉ, Hoạt động, Kỹ năng
  • Ngắn gọn, rõ ràng: CV không nên dài quá 2 trang
  • Phần mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh cần thể hiện rõ thái độ cầu tiến, tinh thần đam mê với nghề nghiệp. Vì đây được xem là đặc trưng của một nhân viên kinh doanh giàu tiềm năng.
Mẫu CV chuẩn của TopCV phù hợp với nhiều ngành nghề
Mẫu CV chuẩn của TopCV phù hợp với nhiều ngành nghề

Tìm việc làm Nhân viên kinh doanh tại TopCV:

Công việc làm nhân viên kinh doanh khá thu hút lao động vì nhu cầu tuyển dụng liên tục và lương thưởng hấp dẫn kéo theo đó là tỉnh lệ cạnh tranh và đào thải cũng khá gay gắt. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề này không chỉ giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp mà còn giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển nhờ những hiểu biết về ngành nghề. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc và có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn!

Viết một bình luận