- Kiến thức tổng quan về tiền điện tử
- Khái niệm tiền điện tử
- Phân loại tiền điện tử
- Tiền điện tử pháp định
- Tiền ảo
- Tiền mã hóa
- Cách thức hoạt động của tiền mã hóa
- Bitcoin (BTC) là gì?
- Bitcoin dùng để làm gì?
- Bitcoin được tạo ra như thế nào?
- 7 Yếu tố giúp Bitcoin trở nên có giá trị
- Hoạt động trên chuỗi khối Blockchain
- Tính bảo mật cao
- Mang tính chất ẩn danh
- Phần mềm có tính tiến hóa
- Có thể chia nhỏ
- Không thể làm giả
- Mang tính chất của một đồng tiền giảm phát
- Lịch sử phát triển của đồng Bitcoin
- Giai đoạn 2007 – 2010
- Giai đoạn 2011 – 2015
- Giai đoạn 2016 – 2018
- Giai đoạn 2019 – 2021
- Tính hợp pháp của đồng Bitcoin trên thế giới và tại Việt Nam
- Trên quy mô thế giới
- Tại Việt Nam
- Cập nhật 1 Bitcoin bằng bao nhiêu tiền?
- Hướng dẫn cách mua bán Bitcoin
- Mua Bitcoin
- Bán Bitcoin
- Cách lưu trữ Bitcoin
- Ưu và nhược điểm của đồng Bitcoin
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Kết luận
BTC là gì? Nếu như thường xuyên theo dõi tin tức thị trường tiền điện tử toàn cầu, chắc chắn bạn không còn xa lạ với khái niệm BTC. Tiền tệ lâu nay vẫn đóng vai trò như một phương tiện thanh toán. Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày một đạt được nhiều thành tựu mới, khái niệm và hình thức của tiền tệ cũng dần thay đổi. Sự ra đời của BTC chính là bước ngoặt của thị trường tài chính toàn cầu trong thế kỷ 21.
Kiến thức tổng quan về tiền điện tử
Trước khi đi sâu giải thích kỹ hơn về khái niệm BTC là gì, Beat đầu tư sẽ cung cấp đến bạn phần kiến thức tổng quan nhất vì tiền điện tử. Bởi chỉ khi nắm rõ khái niệm và tính chất của tiền điện tử, bạn mới có thể hiểu chính xác đồng tiền ảo Bitcoin là gì.
Bạn đang xem: bitcoin là gi
Khái niệm tiền điện tử
Tiền điện tử hiểu đơn giản là một dạng tài sản kỹ thuật số vận hành dựa bởi các thuật toán đặc biệt. Toàn bộ quy trình lưu trữ, giao dịch, thanh toán, phát hành của loại tiền tệ này đều thực hiện trên môi trường internet.
Ý tưởng về một loại tiền tệ hoạt động trên môi trường internet đã được nhà nghiên cứu David Chaum đề cập đến từ năm 1983. Năm 1990, David thành lập một công ty chuyên về nghiên cứu, thương mại hóa tiền điện tử. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm hoạt động công ty này đã phải tuyên bố phá sản.
Lưu ý : Top 5 sàn crypto uy tín nhất, hãy đăng ký ngay và contact beat đầu tư để được vào nhóm vip:
Cũng trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, E – Gold nổi lên như một dự án tiền điện tử của cực kỳ thành công tại Mỹ. Từng có thời điểm, E – Gold xử lý khối lượng giao dịch lên đến cả tỷ USD mỗi tháng. Thế nhưng hạn chế trong khâu bảo mật, dự án này đã trở thành mục tiêu của giới hacker. Đến năm 2009, E – Gold chính thức ngừng hoạt động.
Để theo dõi chi tiết hơn về khái niệm tiền điện từ bitcoin này, mời bạn xem ngay tại video bên dưới :
Phân loại tiền điện tử
Dựa vào phương thức kiểm soát, tiền điện tử lưu hành trên toàn cầu hiện nay sẽ được chia ra thành 3 nhóm chính.
Tiền điện tử pháp định
Đây là loại tiền tệ đã trải qua quá trình số hóa, được phát hành bởi chính phủ tại mỗi quốc gia. Tiền điện tử pháp định có thể dễ dàng lưu thông, sao từ trên môi trường internet. Chẳng hạn như đồng USD trong ví Paypal của bạn chẳng hạn.
Tiền ảo
Loại tiền tệ này không được kiểm soát bởi bất kỳ chính phủ hay một tổ chức mang tính tập trung nào cả. Thay vào đó, chúng chủ yếu được phát hành bởi các nhà phát triển, công ty tư nhân. Mỗi loại tiền ảo thường hoạt động trong một mạng lưới Blockchain riêng.
Tiền ảo chỉ tồn tại ở dạng tài sản kỹ thuật số. Chúng chỉ có thể lưu hành và giao dịch trên hệ thống phần mềm đã chỉ định. Hoặc các ứng dụng trên di động, máy tính kết nối với ví điện tử tương thích với chính nó.
Tiền mã hóa
Tiền mã hóa đóng vai trò như một nhánh của tiền ảo. Chúng tương tự như một tài sản kỹ thuật số, có tác dụng như kênh trung gian trao đổi. Mỗi giao dịch sẽ có mật mã riêng nhằm đảm bảo tín an toàn, bảo mật.
Sức hấp dẫn của tiền mã hóa nằm ở tinh chất hoàn toàn phi tập trung. Có nghĩa chúng không chịu bất kỳ sự quản lý của một cơ quan chính phủ hay tổ chức nào. Như vậy, tiền mã hóa hoàn toàn không bị kiểm soát bởi hệ thống các ngân hàng trung ương. Khi nắm giữ loại tiền tệ này, sẽ không một ai có thể tịch thu, quy biên giống như tiền pháp định.
Cách thức hoạt động của tiền mã hóa
Tiền mã hóa hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Đây là công nghệ lưu trữ dữ liệu tiên tiến nhất hiện nay, cho phép lưu trữ một lượng dữ liệu khổng lồ. Đặc biệt dữ liệu lưu trữ trên Blockchain gần như không thể thay đổi hoặc bị thao túng bởi bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Mọi thay đổi trên chuỗi khối đều phải được thông qua bởi toàn bộ cộng đồng tham gia vào chính hệ thống.
Ngoài đời, tiền mã hóa còn hoạt động dựa vào các thuật toán tinh vi, hỗ trợ giao dịch cho cả phía người nhận và người gửi không cần thông qua bên trung gian. Nhờ đó thời gian giao dịch sẽ được rút ngắn, phí giao dịch giảm.
Bitcoin (BTC) là gì?
BTC là gì? – BTC là ký hiệu của tiền mã hóa Bitcoin do lập trình viên ẩn danh Satoshi Nakamoto phát triển và chính thức phát hành vào ngày 1/3/2009. Giao dịch với đồng BTC được thực hiện trực tiếp trên môi trường internet không cần kết nối với bên thứ 3.
Đến nay, Bitcoin chính là loại tiền mã hóa thành công nhất trên thị trường. Thời điểm phát hành, mỗi Bitcoin chỉ chưa đến 0.001 USD. Tuy nhiên sau hơn 10 năm lưu hành, từng có lúc đồng tiền này áp sát mức giá 65.000 USD.
Theo như kế hoạch, nguồn cung tối đa của đồng Bitcoin đã ấn định ở con số 21 triệu BTC. Có nghĩa khi khai thác hết con số này, Bitcoin sẽ không thể tạo mới nữa. Đồng thời cứ sau 4 năm, tỷ lệ lạm phát của Bitcoin lại giảm 50%.
Thời gian để tạo mới một khối Bitcoin là 10 phút, tương ứng với mỗi khối là 12.5 BTC. Đồng tiền mã hóa này ứng dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW). Điều này có nghĩa, toàn bộ hệ thống máy tính tham gia vào mạng lưới Bitcoin đều có nhiệm vụ duy trì hoạt động, an ninh cho mạng Blockchain.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tạo tài khoản Bitcoin cực nhanh chỉ sau 5 phút
Bitcoin dùng để làm gì?
Đồng Bitcoin còn được nhiều người ví như “Vàng kỹ thuật số”. BTC sở hữu đầy đủ đặc tính của một loại tiền tệ. Bao gồm có giá trị, có thể mang ra lưu thông, sử dụng như một tài sản dự trữ, thanh toán.
Tính đến thời điểm năm 2016, số lượng doanh nghiệp chấp Bitcoin đã lên đến con số 122.000. Hiện nay, ngày càng có nhiều tổ chức doanh nghiệp cho phép khách hàng của họ thực hiện giao dịch bằng đồng BTC. Nổi bật phải kể đến những tập đoàn lớn như Microsoft, Dell, Atomic Mall, Virgin Galactic,..
Đặc biệt từ tháng 9/2014, cổng thanh toán Paypal đã chính thức cho phép mọi công ty tại khu vực Bắc Mỹ thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mã hóa Bitcoin. Sự kiện này đã mở ra cơ mới cho BTC tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành phương tiện giao dịch trên quy mô toàn cầu.
Cũng trong năm 2016, trên toàn thế giới đã có hơn 800 máy ATM hỗ trợ rút tiền bằng đồng Bitcoin. Hiện tại, con số này đã tăng lên gấp nhiều lần. Cụ thể, chỉ riêng trên lãnh thổ nước Mỹ đã có trên 28.000 máy ATM cho phép rút Bitcoin.
Như vậy, nếu đang sở hữu một số lượng Bitcoin nhất định, bạn có sử dụng chúng để chi trả cho các loại dịch vụ hàng hóa. Hoặc đầu tư vào Bitcoin như một loại hình tài sản lưu trữ, tương tự việc bạn đầu tư vào vàng hay USD.
Bitcoin được tạo ra như thế nào?
Quá trình cung ứng của đồng Bitcoin diễn ra hoàn toàn tự động. Mạng Blockchain của Bitcoin hoạt động theo cơ chế đồng thuận Proof of Work phát triển bởi chính Satoshi Nakamoto. Mọi mang tính tham gia vào hệ thống này đóng vai trò như các nodes (đội ngũ thợ đào). Nhiệm vụ chính của Nodes duy trì hoạt động cho toàn mạng lưới.
Theo lý thuyết, đội ngũ thợ đào sẽ cùng tham gia giải các phương trình toán. Máy tính nào tìm ra đáp án trước sẽ thêm được một khối giao dịch vào mạng Blockchain. Đây chính là quá trình xác minh giao dịch sau đó ghi vào cuối sổ cái kỹ thuật Blockchain.
Thời gian để tạo thành 1 khối Bitcoin (12.5 BTC) kéo dài trong 10 phút. Khi xuất hiện một bên nào đó thực hiện gửi coin theo hướng gian lận, nó sẽ bị loại bỏ bởi phần còn lại của mạng lưới. Người ta còn gọi đó là “tấn công 51%” bởi nó cần đảm thu thập hơn ½ hashing power. Mà trong thực tế gần như không một thợ đào nào đủ sức đạt tỷ lệ trên 50% hashing power.
Nhìn chung, cách đào Bitcoin khá phức tạp đòi hỏi đội ngũ thợ đào phải thực am hiểu cách thức vận hành của mạng lưới. Bên cạnh đó, họ phải đầu tư hệ thống máy tính có cấu hình cực mạnh.
7 Yếu tố giúp Bitcoin trở nên có giá trị
Ước tính giai đoạn từ năm 2009 – 2010 đã có hàng trăm loại tiền mã hóa mới ra đời. Đến nay, con số này thậm chí còn lên đến cả ngàn. Mặc dù phải đối đầu với không ít sự cạnh tranh nhưng Bitcoin vẫn giữ cho mình vị thế ngôi vương trong suốt hơn 10 năm phát triển.
Vậy điều gì đã khiến Bitcoin gần như không có đối thủ trên thị trường Crypto toàn cầu? Hãy cùng chúng tôi phân tích 7 yếu tố dưới đây để hiểu vì sao BTC lại luôn trụ vững ở vị trí đầu, ngay cả trước sự cạnh tranh của mạng Ethereum.
Hoạt động trên chuỗi khối Blockchain
Blockchain luôn giữ một vai trò xương sống trong hầu hết các dự án tiền điện tử hiện nay. Trong đó, Bitcoin được xem như nền tảng tiên phong trong ứng dụng công nghệ Blockchain. Vậy chính xác thì Blockchain là gì?
Blockchain hay chuỗi khối dữ liệu. Nó hoạt động như một cuốn sổ cái kế toán kỹ thuật số. Chức năng chính của cuối số cái này chính là ghi lại mọi thay đổi diễn ra trong mạng, chẳng hạn như giao dịch mua bán Bitcoin giữ anh A và anh B. Tuy nhiên, dữ liệu không chỉ ghi lại theo cách ngẫu mà phải được xác minh bởi toàn bộ các nodes. Sau đó chúng mới chính thức ghi vào sổ cái Blockchain.
Đáng xem: Hot Hot Dash là gì? Thông tin về đồng DASH
Mỗi Blockchain hoạt động tương tự như một hệ thống dữ liệu phân tán không chịu sự quản lý của bất kỳ một cơ quan hay cá nhân nào. Thay vào đó, toàn bộ cộng đồng (các nodes) sẽ cùng tham gia vận hành Blockchain.
Dữ liệu một khi đã lưu vào cuối sổ cái này thì gần như không thể bị xóa đi hay thay đổi bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Vì một thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều phải trải qua xác minh và đồng ý của toàn bộ cộng đồng tham gia vào mạng Blockchain.
Vậy nên, dữ liệu giao dịch Bitcoin sẽ luôn được lưu lại đầy đủ. Đồng thời, công nghệ Blockchain đã mở ra thời kỳ giao dịch mới. Có nghĩa bên mua và bán mặc dù không biết nhau nhưng vẫn hoàn toàn có thể thực hiện giao dịch theo cách an toàn nhất.
Bitcoin là một trong những dự án tiền mã hóa đầu tiên ứng dụng công nghệ lưu trữ dữ liệu Blockchain. Đi đầu trong ứng dụng công nghệ giúp BTC nhanh chóng tạo chỗ đứng, đi trước các đối thủ, tạo lợi cạnh tranh để nhanh vươn lên ngôi vương trên thị trường Crypto.
Tính bảo mật cao
Giá trị của một loại tiền tệ pháp định nào đó do chính phủ ban hành luôn dựa vào tiềm lực sức mạnh quân đội, cơ chế hành pháp, tiềm lực kinh tế của một quốc. Chính những yếu tố này giúp cho đồng tiền đó có được tự tin tưởng, tạo dự giá trị đối với người nắm giữ.
Còn với Bitcoin, tín an toàn và tin tưởng đối với người dùng quyết định bởi khả năng xử lý hashing power. Mạng lưới có vận hành an toàn, chống lại tốt các vụ tấn công, người nắm giữ Bitcoin mới thực sự tin tưởng vào đồng tiền này.
Thực tế, đã có nhiều vụ khách hàng bị mất Bitcoin. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do họ vô tình để khóa riêng tư, tạo cơ hội cho hacker. Còn riêng với giao thức Bitcoin, đến nay người ta vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ lỗi bảo mật nào. Vì thế nếu như không để lộ khóa riêng tư, Bitcoin bạn đang sở hữu chắc chắn không hề có chuyện tự dưng bốc hơi.
Mang tính chất ẩn danh
Bitcoin mang bản chất của một loại tiền tệ ẩn danh. Hiểu đơn giản thì số tiền Bitcoin bạn đang nắm giữ không gắn với thế giới thực, vì chúng luôn gắn liền với địa Bitcoin. Mặc dù chủ sở hữu địa chỉ BTC gần như không được xác định rõ ràng nhưng mọi giao dịch với đồng tiền này đều được công khai.
Bên cạnh đó, các giao dịch còn có thể được liên kết với bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào nhờ vào việc phân tích hướng dịch chuyển của dòng tiền. Chẳng hạn như giao dịch chi tiêu của nguồn đầu vào thường là của cùng một chủ sở hữu. Sau đó, người ta lại kết hợp với dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Sẽ rất khó để xác định một địa chỉ Bitcoin đang thuộc sở hữu của một đối tượng cụ thể nào đó. Tính riêng tư còn được củng cố hơn khi mỗi giao dịch đều luôn chỉ dùng đến một địa chỉ ví duy nhất.
Phần mềm có tính tiến hóa
Đồng Bitcoin được phát hành theo dạng mã nguồn mở. Như vậy, bất kỳ ai nếu muốn cũng đều có thể xem hoặc tham gia thay đổi. Trong trường hợp có thêm tính năng mới cần tích hợp vào Bitcoin, phía nhà phát triển sẽ cung cấp thêm 1 BIP. Lúc này người dùng có quyền tham gia bầu chọn tính năng mới cần thêm vào để nâng cấp mạng mới Bitcoin.
Ngay cả khi “cha đẻ Bitcoin” Satoshi đề xuất một thay đổi nào đó, nếu người dùng không muốn cập nhật tính năng này, họ hoàn toàn có quyền từ chối thông qua. Tính dân chủ trong mạng lưới Blockchain luôn được đặt lên hàng đầu. Đây là xu hướng mới, định hướng hành vi của người dùng trên môi trường internet.
Trong hệ sinh thái của Bitcoin, mỗi hệ thống máy đào tương ứng với node có quyền tham gia bỏ phiếu. Bất kỳ ai cũng có thể đưa ra một đề cử, điều luật mới. Chính bởi vậy, Bitcoin mang bản chất của dạng phần mềm có tính tiến hóa cao. Do đó, người dùng sẽ rất khó tìm ra một loại tiền mã hóa nào khác ưu việt hơn Bitcoin.
Có thể chia nhỏ
Giá mỗi Bitcoin hiện lên đến cả vài chục ngàn USD. Theo lý thuyết thì những nhà đầu tư có số vốn hẹp rất khó để tiếp nhận với loại tiền mã hóa này. Tuy nhiên nếu tìm kỹ BTC là gì, bạn hẳn biết rằng đồng Bitcoin có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn.
Theo đó, mỗi đồng Bitcoin có thể dễ dàng chia nhỏ thành những đơn vị nhỏ hơn như mBTC (millibit), μBTC (bit), satoshi. Trong số này, satoshi chính là đơn vị nhỏ nhất của đồng Bitcoin. Mỗi satoshi chỉ bằng một phần một trăm triệu BTC.
Việc chia nhỏ đơn vị như vậy đã tạo tính linh hoạt cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chẳng hạn giá Bitcoin thời điểm hiện tại ở mức xấp xỉ 49.000 USD, không phải trader nào cũng có khả năng sở hữu 1 BTC. Thay vào đó, họ có thể lựa chọn mua Bitcoin theo đơn vị mBTC (millibit), μBTC (bit) hoặc satoshi.
Nếu chọn mua 1 satoshi, số tiền bạn bỏ ra sẽ chỉ là 1/100.000.000 × 49.000 = 0.00049 USD, tương đương 11.29 VND. Tất nhiên thực tế, chắc chắn chẳng có ai mua Bitcoin với số lượng ít như vậy. Ví dụ mà chúng tôi đưa ra cốt để cho bạn thấy rằng đồng Bitcoin sở hữu tính chất linh hoạt trong việc phân chia đơn vị. Vậy nên, hầu như đối tượng nhà đầu tư nào cũng đều dễ dàng sở hữu loại tiền mã hóa này.
Không thể làm giả
Nếu như sử dụng các loại mặt trong chi tiêu hàng ngày, bạn rất khó để phân biệt tiền thật tiền giả. Tuy nhiên nếu, thanh toán bằng Bitcoin, người dùng hoàn toàn không cần phải lo lắng về việc tiền có bị làm giả hay không.
Bạn cần nhớ rằng Bitcoin không tồn tại theo thể vật lý như các loại tiền tệ thông thường. Chúng được phát hành, giao dịch trên môi trường internet không có cách nào để làm giả một Bitcoin, nó lưu giữ giá trị tuyệt đối cho chủ sở hữu.
Mang tính chất của một đồng tiền giảm phát
Trước nguy cơ lạm phát tăng cao, một số chính phủ thậm chí còn khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng đồng Bitcoin. Tiêu biểu là đất nước Venezuela. Với mức siêu lạm phát 1000%, chính phủ nước này không những cho phép mà còn khuyến khích người dân giao dịch mua bán bằng đồng Bitcoin.
Không tự nhiên mà BTC được mệnh danh là “vàng kỹ thuật số”. Đồng tiền này không phải cứ thích là có thể in thêm như tiền giá. Tổng nguồn cung đã và chưa khai của Bitcoin đã bị giới hạn ở mức 21 triệu BTC. Số lượng Bitcoin đang lưu hành trên thị trường đang ở con số 18.709.712 BTC. Như vậy, số coin chưa khai thác chỉ còn lại khoảng hơn 2 triệu BTC.
Cứ sau 4, mức lạm phát của Bitcoin lại giảm xuống 50%. Nhờ vào tính chất đặc biệt này, đồng Bitcoin thích hợp để trở tài sản đầu tư lâu dài. Một số dự án tiền điện tử sau này cũng xây dựng nguồn cung giới hạn nhưng chưa đồng tiền mã hóa nào thành công như Bitcoin.
Lịch sử phát triển của đồng Bitcoin
Để đứng vững ở vị trí dẫn đầu trên thị trường như hiện nay, Bitcoin đã phải trải qua không ít thăng trầm. Từng có lúc, 1.000 Bitcoin chỉ đáng giá 2 bằng chiếc bánh pizza. Để đạt đến giá trị cả chục ngàn USD như hiện tại, đồng tiền này đã vượt qua vô số các hoài nghi ngờ vực từ giới đầu tư và cộng đồng người dùng.
Giai đoạn 2007 – 2010
Năm 2007, Satoshi bắt đầu khởi xướng dự án tiền điện tử Bitcoin. Nhà lập trình này tin rằng có thể tạo dựng một hệ thống giao dịch hoàn toàn mới, giữa người mua và người bán không nhất thiết phải quen biết hay tin cậy lẫn nhau. Ngày 18/8/2008, tên miền danangchothue.com chính thức được nhà sáng lập Bitcoin đăng ký.
Những đồng tiền Bitcoin đầu tiên bắt đầu được phát hành vào ngày 3/1/2009. Giao dịch đầu tiên với đồng tiền này diễn ra vào thời điểm ngày 12/1/2009. Khi đó, Satoshi đã chuyển 10 Bitcoin cho chuyên gia nghiên cứu mật mã Hal Finney.
Giá trị của đồng Bitcoin trong phiên giao dịch đầu tiên đã được định giá 0.00076 USD. Đến khoảng thời gian giữa năm 2010, Satoshi đột nhiên biến mất không một dấu vết. Ông chỉ để lại cho Gavin Andresen khóa báo động trong trường hợp mạng Bitcoin bị hack.
Trong trường mạng bị tấn công, khóa bảo mật này có nhiệm vụ thông báo cho toàn mạng lưới dừng việc sao lưu dữ liệu giao dịch. Đến nay danh tính và sự biến mất của Satoshi Nakamoto vẫn là chủ đề được bàn tán xôn xao suốt hơn 10 năm qua.
Ngày 22/10/2010, lần đầu tiên kể từ khi phát hành, người ta đã sử dụng 1.000 Bitcoin để giao dịch với hàng hóa. Khi đó với từng đó Bitcoin, người ta chỉ mua được đúng 2 chiếc bánh pizza, bằng khoảng 25 USD thời điểm đó.
Giai đoạn 2011 – 2015
Giá trị của đồng Bitcoin bắt đầu trải qua biến động mạnh kể từ năm 2011. Theo đó, giá Bitcoin từ mốc 0.3 USD đã bật tăng lên con số 32 USD. Để rồi sau đó lại giảm xuống chỉ còn vỏn vẹn 2 USD.
Trong năm 2012 và 2013, dự án Bitcoin dần thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. Bên cạnh đó các hệ thống thanh toán lớn cũng bắt đầu chấp nhận Bitcoin. Ví dụ như OKCupid, Reddit, Gyft, Foodler,.. Canada là quốc gia đầu tiên có các cây ATM hỗ trợ rút Bitcoin.
Tại Việt Nam đến tháng 12/2013, đại lý đầu tiên cho phép mua bán Bitcoin cũng đi vào hoạt động. Đại lý Bitcoin Vietnam hỗ trợ khách hàng mua và bán Bitcoin với khách hàng tại thị trường Mỹ, Singapore và Israel. Sàn giao dịch Bitcoin mang tên VBTC đã đi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam trong cũng trong năm 2013.
Tại thị trường châu Âu, Bitcoin cũng bắt đầu phát triển tư vấn mạnh. Trong đó, Barclays là một trong những đơn hàng đầu tiên tại Vương quốc Anh chấp nhận đồng Bitcoin.
Nói chung trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, Bitcoin phát triển cực mạnh tại thị trường Bắc Mỹ và Châu Á. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian này, chính phủ nhiều quốc gia đã bắt đầu mạnh tay với dự án tiền ảo BTC. Chẳng hạn như Thái Lan và Việt Nam đều không công nhận Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp. Tuy không được công nhận nhưng, chính phủ các nước không hề đưa ra lệnh cấm cụ thể với đồng Bitcoin.
Giai đoạn 2016 – 2018
Ngày mùng 5/6/2016, chiếc máy ATM hỗ trợ rút Bitcoin đã xuất hiện tại Việt Nam. Cụ thể chiếc máy đó được đặt tại một cửa hàng bánh pizza tại số 290 Lý Tự Trọng, q.1, TPHCM. Sau đó vào tháng 12/2016, chiếc máy ATM Bitcoin thứ 2 tiếp tục được mở tại một quán cà phê ở số 74, phố Bùi Viện, TPHCM.
Đáng xem: Hợp đồng tương lai Bitcoin (Bitcoin Futures) là gì?
Trong năm 2017, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách kiểm soát tiền điện tử chặt chẽ hơn. Hàng loạt sàn giao dịch lớn tại đất nước tỷ dân dần phải chuyển hướng mục tiêu sang các thị trường khác. Tiêu biểu như sàn Binance phải chuyển trụ sở từ Bắc Kinh sang Malta.
Thời điểm ngày mùng 2/3/2017, giá Bitcoin lần đầu tiên vượt qua giá vàng. Cũng trong năm đó, Chính phủ Nhật Bản đã công nhận Bitcoin như một hình thức giao dịch chính thức. Chính phủ nước Úc thậm chí còn không thu thuế với các giao dịch Bitcoin.
Trước nhu cầu giao dịch ngày một lớn, số lượng người tham gia tăng, mạng Bitcoin bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ chia tách hệ thống. Cuối cùng điều đó cũng xảy ra khi vào tháng 8/2018, mạng Bitcoin bị phân tách thành 2, hình thành mạng Bitcoin Cash. Mạng Bitcoin mới sở hữu kích thước khối lớn hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể đạt được thành công như nhánh Bitcoin trước đó.
Giai đoạn 2019 – 2021
Ngày 21/10/2020, Paypal đưa ra thông báo cho biết họ cho phép khách hàng thực hiện mua bán, lưu trữ đồng Bitcoin trên chính dịch vụ ví điện tử họ cung cấp. Trước đó, NYSE công bố dự án hợp với những ông lớn như Microsoft, Starbucks và Boston Consulting để cho ra đời sàn giao dịch Bitcoin mang tên Bakkt.
Giai đoạn cuối năm 2020, đầu năm 2021 thị trường tiềm năng toàn cầu liên tiếp chứng kiến các kỷ lục về giá của Bitcoin được phá. Đỉnh điểm phải kể đến phiên giao dịch ngày 14/4, giá BTC đã gần tiến sát mức 65.000 USD.
Hiện tại, sau thông tin Tesla ngừng hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng đồng Bitcoin, giá của đồng tiền này lập tức giảm mạnh. Thế nhưng, mức giá BTC vẫn xấp xỉ 50.000 USD.
Tính hợp pháp của đồng Bitcoin trên thế giới và tại Việt Nam
Khi nghiên cứu cách đầu tư Bitcoin, hẳn mỗi trader đều đặt ra vấn đề về tính hợp pháp của loại tiền điện tử này. Và rằng liệu một ngày Bitcoin có bị xóa mất khỏi thị trường tài chính thế giới hay không. Nguy cơ biến mất cứ BTC đã được một vài chuyên nhắc đến và cảnh báo nhà đầu tư. Tuy nhiên để loại “vàng kỹ thuật số” bị khai tử là không hệ dễ bởi vốn hóa toàn cầu của nó hiện đã vượt mức 1000 tỷ USD.
Tuy vậy trong mắt chính phủ nhiều quốc gia, Bitcoin vẫn bị xem như công cụ rửa tiền, dung dưỡng hoạt giao dịch phi pháp. Chính bởi vậy, một chính phủ dường như đã có kế hoạch siết thị trường tiền tệ nói chung và Bitcoin nói riêng.
Trên quy mô thế giới
Chính bởi tính chất ẩn danh khi thực hiện giao dịch nên Bitcoin rất khó bị kiểm soát. Nó vô tình trở thành công cụ để giới tội phạm mạng lợi dụng. Nói như vậy không có nghĩa tiền mặt không phải là công cụ rửa tiền. Theo như báo cáo của Cục Phòng Chống Tội phạm Liên Mỹ, giới tội phạm vẫn sử dụng tiền mặt như phương tiện chính để phục vụ mục đích rửa tiền. Như vậy nếu viện vào lý do rửa tiền để cấm Bitcoin thì thực sự không công bằng.
Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ Ben Bernanke từng đưa ra nhận định, Bitcoin sẽ mang lại giá trị dài hạn. Tháng 9/2015, Bitcoin đã được thông qua để trở thành danh sách hàng hóa được phép giao dịch hợp pháp tại Mỹ.
Tại thị trường châu Âu, đồng Bitcoin cũng đạt được thành công lớn khi không những được phép giao dịch mà còn không bị tính thuế. Về cơ bản thì ta lại thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ, Bitcoin bước đầu đã tạm được chấp nhận.
Đặc biệt, chính phủ Malta còn ưu tiên Bitcoin và công nghệ chuỗi khối Blockchain vào nhóm mục tiêu phát triển chiến lược quốc gia. Tại Châu Á, mặc dù bị giới hạn ở Trung Quốc nhưng Bitcoin lại được chấp rộng tại Nhật Bản.
Bạn có thể theo dõi biểu đồ phản ánh tình trạng chấp nhận Bitcoin trên toàn cầu. Trong đó, khoảng màu xanh cho biết Bitcoin đã được chấp nhận, màu vàng không chấp nhận giao dịch chính thức nhưng cũng không hoàn toàn chấp nhận, màu hồng không cấm nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi, màu đỏ cho biết Bitcoin đã bị cấm.
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam vào năm 2014, phía ngân hàng nhà nước đã đưa thông báo đưa ra quan điểm về giao dịch Bitcoin. Cụ thể, việc sử dụng đồng Bitcoin để tao gửi tại thị trường Việt Nam hoàn toàn không được luật pháp hiện hành thừa nhận, bảo vệ. Tuy nhiên, phía ngân hàng nhà nước hay chính phủ lại không hề đưa ra lệnh cấm cụ thể. Có nghĩa người dân vẫn có thể sử dụng BTC để giao dịch nhưng khi xảy ra tranh chấp, họ hoàn toàn không được luật pháp phân xử hay bảo vệ.
Đến tháng 8/2017, khung pháp lý dành cho đồng Bitcoin đã có phần hoàn thiện hơn. Năm 2018, giao dịch Bitcoin đã được phân loại vào danh mục các loại tài sản ảo. Có thể xem như tín hiệu đáng mừng cho biết đồng Bitcoin dần được chấp nhận tại nước ta.
Nói chung, chính phủ Việt Nam không cấm nhưng cũng không khuyến khích người giao dịch bằng đồng Bitcoin. Việc không công nhận không có nghĩa người dân không được phép sử dụng đồng tiền này để trao đổi hàng hóa. Thế nhưng trong tình huống xảy ra tranh chấp, người sử dụng đồng Bitcoin gần như không nhận được bất kỳ chính sách hỗ trợ, bảo vệ nào.
Cập nhật 1 Bitcoin bằng bao nhiêu tiền?
Đồng Bitcoin đã trải qua 5 tháng đầu năm 2021 đầy biến động. Giá của BTC liên tiếp tạo lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử. Thời điểm giữa tháng 4, đồng tiền này từng có lúc tiến sát mức 65.000 USD. Tính đến thời điểm hiện tai khi danangchothue.com tổng hợp bài viết này, giá BTC bắt đầu hạ nhiệt trước thông tin Tesla từ chối hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng đồng Bitcoin.
Tuy nhiên mức giá của nó vẫn trên 50.000 USD. Mặc dù có giảm hơn thời kỳ đỉnh điểm nhưng khối lượng giao dịch vẫn tương đối lớn, vốn hóa thị trường trên 1000 tỷ USD.
Hướng dẫn cách mua bán Bitcoin
Nếu đã hiểu một cách cặn kẽ BTC là gì, bạn chắc cũng muốn thử đầu vào loại tiền mã hóa đang cực hot này.
Mua Bitcoin
Cách mua Bitcoin không có gì quá phức tạp. Bởi trên tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử lớn hiện nay đều đã niêm yết BTC. Cùng với Ethereum, đồng Bitcoin đã trở thành đồng tiền chung hỗ trợ mua bán những loại Altcoin khác. Trong phần này, danangchothue.com sẽ hướng dẫn bạn cách mua Bitcoin trên sàn.
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản giao dịch trên toàn sàn Binance. Nếu chưa có tài khoản, bạn hãy tìm đến mục “Đăng ký”, cung cấp một vài thông tin cơ bản. Tiếp theo, bạn cần thực hiện xác minh danh tính để hoàn tất khâu đăng ký.
- Bước 2: Lựa chọn loại tiền viện tử muốn mua, ở đây chính là đồng Bitcoin, nhập chính xác số lượng Bitcoin cần mua.
- Bước 3: Tiến hành gửi tiền cho bên bán rồi thực hiện xác nhận giao dịch. Lưu trữ, bạn phải chuyển tiền pháp định vào ví trước khi đặt lệnh mua Bitcoin.
Bán Bitcoin
Sau khi mua xong, khi giá Bitcoin lên cao, chắc chắn bạn sẽ cần bán đi để kiếm lời. Sàn Binance hiện hỗ trợ kết nối trực tiếp người bán với người mua. Việc mua đi bán lại Bitcoin chỉ diễn ra theo vài bước đơn giản.
- Bước 1: Chuyển Bitcoin cần bán vào ví Fiat.
- Bước 2: Tiếp tục ấn chọn “Fiat” để mục bán hiện ra. Sau đó, bạn chỉ cần nhập số lượng Bitcoin cần bán, đặt lệnh bán BTC.
- Bước 3: Khi người mua đã chuyển tiền, bạn hãy tiến hành xác nhận rồi mở khóa Bitcoin để hoàn tất giao dịch.
Tham khảo thêm thông tin chi tiết: Cập nhật cách mua bán Bitcoin mới nhất 2021 chi tiết nhất
Cách lưu trữ Bitcoin
Nếu muốn lưu trữ đồng Bitcoin, trader sẽ có 3 lựa chọn cơ bản. Bao gồm lưu trữ trên ví sàn, ứng dụng ví độc lập và ví lạnh. Khi lưu trữ BTC trên ví sàn, bạn chắc chắn thuận tiện hơn trong quá trình mua bán. Thế nhưng, các sàn giao dịch tiền điện tử lại rất hay bị hacker nhòm ngó. Ngay cả sàn giao dịch lớn như Binance cũng từng bị hack hơn 7000 BTC.
Vì thế nếu muốn đảm bảo an toàn hơn, bạn nên lựa chọn lưu trữ Bitcoin trên ứng dụng ví online độc lập hoặc ví lạnh offline. Một số ứng dụng ví nóng offline phổ biến trong lưu trữ Bitcoin phải kể đến như:
- Ví Mycelium
- Ví Bitcoin Core
- Ví danangchothue.com
- Ví Counterwallet
Đầu tiên bạn cần tạo ví Bitcoin trên một trong những ứng dụng lưu trên. Tiếp theo, thực hiện chuyển Bitcoin từ ví sàn sang ví BTC vừa tạo.
Còn đối với những trader có nhu cầu đầu tư Bitcoin trong dài hạn, họ thường lựa chọn ví lạnh. Đó là dạng ví không kết nối với môi trường internet, đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho Bitcoin. Ledger Nano S, Trezor là 2 loại ví lạnh rất phù hợp để bạn cất giữ đồng Bitcoin.
Ưu và nhược điểm của đồng Bitcoin
Trong mục cuối của bài viết về chủ đề BTC là gì, danangchothue.com xin tổng lại một ưu và nhược điểm của đồng Bitcoin.
Ưu điểm
So với tiền pháp định, tiền mã hóa Bitcoin sở hữu ưu điểm vượt trội về nhiều mặt. Chẳng hạn như:
- Kết nối trực tiếp người bán và người mua không cần thông qua bên trung gian, tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch.
- Hạn chế được tình trạng lạm phát bởi nguồn cung tiền đã ấn định ở con số 21 triệu BTC.
- Sở hữu đặc điểm gần tương tự như vàng (không thể tạo mới mà chỉ có thể khai thác).
- Tiết kiệm chi phí in ấn bởi Bitcoin là dạng tài sản kỹ thuật số hoạt động chủ yếu trên mạng internet.
- Không một ai có thể làm giả Bitcoin.
- Mạng lưới máy tính xử lý giao dịch Bitcoin tiêu tốn ít điện năng hơn so với hệ thống tài chính tập trung toàn cầu gộp lại.
- Bitcoin thuộc loại tiền tệ thông minh với khả năng lập trình linh hoạt, có thể tự kích động vào hợp đồng thông minh. Nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng gian lận, lừa đảo.
- Có thể chia nhỏ thành những đơn vị nhỏ hơn, giúp nhà đầu tư tiếp cận và sở hữu dễ dàng.
Nhược điểm
Song với ưu điểm, đồng Bitcoin vẫn đang là chủ đề tranh cãi của chủ đề liên quan đến vấn nạn lừa đảo, rửa tiền.
- Lượng người dùng Bitcoin vẫn còn rất nhỏ bé so với lượng người dùng tiền pháp định. Mặc dù đang dần được chấp nhận tại các hệ thống thanh toán lớn nhưng người dùng vẫn chưa thực sự mặn mà.
- Bitcoin vẫn còn khó sử dụng đặc biệt là với đối tượng khách hàng không am hiểu công nghệ.
- Giá Bitcoin thường chịu sự biến động mạnh, tăng giảm vài chục phần chục phần trăm hay vài trăm phần trăm trong thời gian ngắn là hoàn toàn bình thường.
- Tính chất ẩn danh, khó kiểm soát khiến chính phủ tại các quốc gia chưa mấy mặn mà để chấp nhận như một phương thức thanh toán chính thức.
- Tạo môi trường cho các tổ chức tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền, lừa đảo người dùng.
- Nhà đầu tư có nguy cơ chịu thiệt hại nặng nề từ bóng bóng thị trường khi cơn sốt Bitcoin không đến từ nhu cầu thực tế.
- Mạng lưới Bitcoin vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ bị phân tách trước tình trạng người tham gia ngày càng đông, tốc độ xử lý giao dịch chưa nhanh bằng một mạng Blockchain khác.
Có thể bạn quan tâm: Mách nhỏ cách đầu tư Bitcoin cho trader mới vào nghề
Kết luận
Sau hơn 10 năm kể từ thời điểm phát hành, Bitcoin đã và đang vững vàng thống lĩnh thị trường tiền điện tử toàn cầu. Ngày càng có thêm nhiều quốc gia, các hệ thống thanh toán lớn chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán chính thức. Giá BTC trong đầu năm 2021 liên tục tạo đỉnh chưa từng có trong lịch sử.
Tại Việt Nam tuy rằng chưa được cấp phép và công nhận chính thức nhưng giao dịch Bitcoin vẫn diễn ra rất tấp nập. Mặc dù vẫn bị hạn chế nhưng trong tương lai có thể khung pháp lý sẽ hoàn thiện hơn, khả năng Bitcoin được chấp tại Việt Nam chưa hề khép lại.
Hy vọng sau phần tổng hợp này, bạn đã hiểu một cách chính xác và đầy đủ hơn về định nghĩa BTC là gì. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài chia sẻ của Beat Đầu Tư. Và đừng quên ghé qua website danangchothue.com để cập nhật tin tức mới nhất của thị trường tiền điện tử!
Mã ID: b3468