Tự làm máy in 3D, 3D Printer như thế nào? chế tạo máy in 3D có dễ không? Cấu tạo của máy in 3D bao gồm những bộ phận gì? Nếu bạn là sinh viên khoa cơ khí hoặc điện tử, muốn tự làm máy in 3D DIY phục vụ việc học tập nghiên cứu hoặc thoả mãn niềm đam mê. Bạn muốn tìm tài liệu hướng dẫn lắp ráp máy in 3D? Chúng tôi những kỹ sư chế tạo máy in 3D hàng đầu VN với kinh nghiệm của mình sẽ hướng dẫn cách bạn tự chế máy in 3D theo đúng phương pháp với giá rẻ nhất.
Đối với việc chế máy in 3D dành cho việc học tập, thì việc mua linh kiện máy in 3D mới là khá tốn kém, vì vậy bạn có thể chọn mua lại các linh kiện ráp máy in 3D đã qua sử dụng, các động cơ bước cũ, pulley, vítme, thanh trược cũ tại các chợ linh kiện điện tử và chợ cơ khí ở VN. Nếu bạn chịu khó và có chút may mắn sẽ lựa được những linh kiện cơ khí xịn với giá rất rẻ.
Bạn đang xem: cach lam may in 3d
Bạn cần chuẩn bị các linh kiện cơ khí để dựng nên phần khung máy. Bộ khung là bộ phân rất quan trọng làm nên độ chính xác của vật in. Máy in 3D được cấu tạo chuyển động theo 3 trục X, Y, Z. Ở các máy in 3D phổ phông, trục X, Y thường sử dụng hệ truyền động bằng dây curoa GT2 cùng pulley GT2. Đối với trục Z thường dùng vit me Ø8mm, đường kính thường là 8mm, tuy nhiên loại này rất khó kiếm ở VN, vì vậy bạn có thể chọn bất kỳ loại vit me, hoặc vít me bi cũ nào cũng được. Hoặc nếu không tìm được vitme bạn vẫn có thể dùng các thanh ty ren M8, M6, hoặc M5 để thanh thế. Đương nhiên chất lượng tạo mẫu 3D sẽ không cao và đẹp bằng dùng visme. Ngoài ra bạn cần cách thanh trượt, nên sử dụng thanh trượt tròn Ø8 thép mạ crome cùng với bạc đạn LM8UU giá rẻ mà độ chính xác chấp nhận được, nếu bạn săn được ray trượt CNC thì quá tuyệt.
Về phần điện, bạn cần ít nhất 4 mô tơ bước còn gọi là stepper motor Nema 17, loại có kích thước 42x42mm, dùng để điều khiển chuyển động cho các trục X, Y, Z và trực đầu đùn nhựa E (extruder). Đối với máy in 3D thiết kế kiểu RepRap Prusa i3 thì bạn cần tới 2 motor trực Z để nâng đầu in 3D lên xuống.
Đáng xem: Kĩ năng lái xe máy xuống dốc cho các phượt thủ
Stepper motro NEMA 17
3 mạch Endstop công tắc hành trình để giúp xác định toạ độ gốc các trục X, Y, Z.
Bộ mạch Arduino Mega 2560 R3, RAMPS 1.4 và 4 con stepper driver để điều khiển motor. Mạch chủ phân tích mã Gcode và điều khiển motor chạy theo mã gcode được lập trình bằng phần mềm cắt lớp 3D trên máy tính. Bạn cần nạp chương trình xử lý mã Gcode vô board Arduino Mega, chương trình này gọi là firmware máy in 3D, firmware thông dụng nhất hiện nay là Marlin, miễn phí và mã nguồn mở, bạn có thể tải về và cài vô board Mega2560 qua Arduino IDE.
Bộ đầu in 3D, hay còn gọi là bộ đầu đùn Extruder là bộ phận không thể thiếu của máy in 3D, giúp làm nóng chảy sợi nhựa và tạo thành từng lớp cắt đắp chồng lên nhau tạo thanh vật thể 3 chiều. Bộ đầu in 3D rất quan trọng, quyết định chất lượng của vật thể in ra, bạn nên chọn loại đầu in xịn để sử dụng được bền lâu. Có rất nhiều thiết kế mã nguồn mở cho đầu in 3D, tuy nhiên đa số các đầu in này đều được sản xuất gia công tại TQ, giá rất rẻ do vậy chất lượng cũng không đảm bảo, bạn nên mua chỗ nào cho đổi trả hàng nếu không xài được vì đâu in rất dễ tràn nhựa, nghẹt nhựa nếu không được gia công chính xác cao. Chúng tôi đã thử hầu hết các loại đầu in 3D trên thế giới, và cuối cùng phải tự nghiên cứu và tự gia công đầu in 3D cho mình tại Việt Nam để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Bạn có thể tham khảo đầu in 3DMaker tự thiết kế và gia công so với đầu in 3D Grey Wade mã nguồn mở
Đọc thêm: Top 10 cách tăng tốc khởi động máy tính
Đa dạng kích thước các loại đầu phun
Bạn có thể đặt mua trọn bộ linh kiện ráp máy in 3D Prusa i3 tại shop bán linh kiện RepRap của 3DMaker để tiết kiệm thời gian tìm kiếm từng món ngoài chợ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các linh kiện, bạn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn tự ráp máy in 3D RepRap Prusa i3 tại trang web của 3DMaker, hướng dẫn chi tiết và từng bước các ráp máy in 3D DIY.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ít cho các bạn có đường hướng để tự làm cho mình 1 chiếc máy in 3D giá rẻ nhất.