Tổng hợp Cây Dây Nhện có tác dụng gì, có mấy loại, đặc điểm và cách trồng

1. Đặc điểm của Cây Dây Nhện

Cây Dây Nhện hay còn gọi là Cỏ Lan Chi, lục thảo thưa (tên khoa học Chlorophytum comosum). Ngoài ra còn có cỏ điếu lan, cỏ mẫu tử, cỏ nhện, lục thảo trổ cũng thuộc cùng một loài với hình dáng giống nhau. Đây là giống cây thân cỏ lâu năm thuộc họ măng tây có nguồn gốc từ châu Phi.

Cây cỏ nhện mọc thành từng cụm, đẻ nhánh thành cây con nhờ bộ rễ thịt. Cây có chiều cao từ 30 đến 60cm. Lá có chiều ngang hẹp, dài từ 20 đến 34cm mọc tua tủa từ gốc, đầu nhọn nhưng rất mềm. Lá có sọc to màu xanh ở giữa, kéo dài từ gốc tới ngọn, hai bên có màu trắng.

Bạn đang xem: cây dây nhện

Hình ảnh Cây Dây Nhện (Cỏ Lan Chi) trồng trong chậu

Cỏ nhện ra hòa vào mùa hè, hoa màu trắng đục, khá nhỏ mọc riêng lẻ ở phần đầu cành. Sau đó, những nhánh này rũ xuống và chạm vào đất, phát triển các rễ phụ hình thành cây con.

Cây Dây Nhện có tác dụng gì, có mấy loại, đặc điểm và cách trồng - 3

Hoa Cây Dây Nhện

2. Cây Dây Nhện có tác dụng gì

Thanh lọc không khí

Trung tâm không gian NASA đã liệt kê Cây Dây Nhện là một trong những cây có khả năng tạo ra oxy đồng thời thanh lọc không khí trong nhà, trong văn phòng, phòng ngủ của bạn bằng cách hấp thụ carbon monoxide, formaldehyde và xylene. Ngoài ra, lá Cỏ Lan Chi còn có thể hấp thu các bức xạ điện từ do các thiết bị điện từ phát ra, làm giảm tác động xấu đến với con người.

Điều trị bệnh

Phần rễ của Cây Dây Nhện có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, kiết lỵ,…

Thân cây cỏ nhện có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể, giải độc, tiêu sưng tán viêm. Ngoài ra, giã nát thân cây sau đó đắp ngoài vết thương sẽ giúp chúng mau lành.

Quà tặng ý nghĩa

Với nhiều tác dụng tốt đẹp của loài Cỏ Lan Chi, đồng thời chúng rất dễ trồng mà không cần nhiều công chăm sóc nên là một gợi ý rất hay nếu dành tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp để sức khỏe của mọi người được tốt hơn nhờ loài cây này.

Trang trí cảnh quan

Cây lục thảo thưa giúp không gian ngôi nhà thêm màu xanh tươi mát, văn phòng được tô điểm thêm cây xanh giúp thư giãn mắt và giải tỏa căng thẳng, hấp thụ khí độc. Thích hợp làm cây để bàn phòng khách, để kệ tivi phòng ngủ, bàn làm việc, giá sách,… Hoặc cây trồng trong chậu rồi treo trước cửa sổ, ban công trang trí rất lạ mắt.

Cây Dây Nhện có tác dụng gì, có mấy loại, đặc điểm và cách trồng - 4

Cây Dây Nhện treo trên không

3. Cây Dây Nhện trong phong thủy

Đáng xem: Dành cho bạn Bài cúng Rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Ý nghĩa

Cây phát triển xanh tốt quanh năm đồng nghĩa với việc gia chủ luôn gặp thuận lợi trong công việc kinh doanh, thăng tiến, gặp nhiều may mắn. Cỏ nhện có lá sum suê, đẻ nhiều nhánh có ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng, gia đình đông con nhiều cháu sống hòa thuận, hạnh phúc.

Cỏ Lan Chi lớn nhanh, lá vươn dài xanh tốt thể hiện sự tinh thông, nhanh nhẹn nắm bắt thời cuộc để thành công. Ngoài ra, nếu đặt cây Lan Chi này tại cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng,… sẽ thu hút tài lộc được người kinh doanh rất ưa chuộng.

Cây Dây Nhện có tác dụng gì, có mấy loại, đặc điểm và cách trồng - 5

Cây Dây Nhện hợp mệnh gì, tuổi nào

Toàn thân Cây Dây Nhện chỉ có màu xanh và màu trắng. Trong phong thủy ngũ hành, màu xanh tượng trưng cho mệnh Mộc, màu trắng tượng trưng cho mệnh Kim. Vì vậy, những người thuộc 2 cung mệnh này rất phù hợp để trồng loài cây này.

Những người có tuổi mang cung mệnh tương ứng ở trên cũng rất thích hợp để trồng loài cây này. Các tuổi hợp với Cây Dây Nhện như: Nhâm Thân, Ất Mùi, Giáp Tý, Nhâm Dần, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Mậu Thìn, Quý Sửu, Canh Thân, Mậu Tuất…

Ngoài ra, nhưng người không theo quan niệm phong thủy thì có thể trồng tùy thích để tận hưởng những lợi ích tốt đẹp mà loài cây này mang lại.

4. Cách trồng và chăm sóc Cây Dây Nhện

Trồng dây nhện thủy sinh

Dụng cụ: Bình thủy tinh, dung dịch trồng thủy sinh

Chọn cây giống: Cắt những nhánh cây mọc từ phần dây leo có mầm và lá nhỏ mập mạp và xanh tốt rồi rửa sạch, nhẹ nhàng lau khô lá..

Cách trồng:

– Dùng 1 nắp đầy dung dịch thủy canh Trimix pha với 1 lít nước sạch rồi khuấy đều.

– Đổ dung dịch vào bình thủy tinh rồi đặt Cây Dây Nhện sao cho nước ngập phần rễ cây là được. Dùng nẹp hoặc giá để cố định cây.

– Đặt cây vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Cây Dây Nhện có tác dụng gì, có mấy loại, đặc điểm và cách trồng - 6

Trồng Cây Dây Nhện thủy sinh

Chăm sóc Cây Dây Nhện trồng thủy sinh

Đọc thêm: Lịch tiêm thủy đậu cho bé giúp đạt hiệu quả cao nhất

Khoảng 5 đến 7 ngày thay nước một lần. Nhấc cây ra khỏi bình, đổ nước đi và rửa sạch bình. Tiếp đó rửa rễ Cây Dây Nhện nhẹ nhàng dưới vòi nước sạch rồi để ráo sau đó đổ hỗn hợp dung dịch đã pha vào bình mới, đặt cây vào trồng như lúc đầu.

Có thể đặt vài viên đá trắng đã rửa sạch để cố định và trang trí cho bình thủy sinh đẹp mắt.

Trồng và chăm sóc Cỏ Lan Chi trong chậu

– Chọn cây và nhân giống: Chọn đoạn thân dài khoảng 5 đến 10cm có mầm lá mập mạp, xanh tốt không bị vàng lá hay đốm đen. Cắt một đoạn rồi vùi phần rễ vào trong đất, đến khi cây phát triển khoảng 15 đến 20 ngày thì đánh vào chậu.

Cây Dây Nhện có tác dụng gì, có mấy loại, đặc điểm và cách trồng - 7

Chọn cây giống và giâm vào đất trồng

– Đất trồng: Sử dụng đất trồng hỗn hợp ủ hoai mục, pha trộn phân hữu cơ nhiều dinh dưỡng sẽ giúp cây sinh trưởng xanh tốt hơn là loại đất thịt tự nhiên. Độ PH của đất dao động trong khoảng 6.1 đến 7.5 là phù hợp.

Cây Dây Nhện có tác dụng gì, có mấy loại, đặc điểm và cách trồng - 8

Trồng Cây Dây Nhện trong chậu

– Nước tưới: Cây cỏ nhện có khả năng chịu hạn tốt, không cần tưới nhiều. Sử dụng nước sạch để tưới cho cây, khi tưới dùng bình phun sương phun ướt lá và hơi ẩm gốc là được. Vào mùa đông không cần tưới nước nhiều, khoảng 3, đến 4 tuần phun sương một lần là được. Mùa hè thì cần tưới nhiều hơn.

– Ánh sáng và nhiệt độ: Cây ưa ánh sáng bóng râm, thời tiết mát mẻ, không thích hợp với nắng gắt chiếu trực tiếp trong nhiều giờ. Nhiệt độ thích hợp từ 18 đến 24 độ C.

– Bón phân cho cây: Giai đoạn đầu mới trồng cây thì không cần bón phân trong 1 tháng. Sang tháng thứ 2 bắt đầu bổ sung thêm phân NPK dạng bón thúc để cho cây sinh trưởng mạnh. Đặc điểm nhận biết cây thiếu dinh dưỡng là vàng lá, màu sắc nhợt nhạt và cây còi cọc chậm đẻ nhánh và ra lá mới.

5. Các loại sâu bệnh mà Cây Dây Nhện dễ mắc phải

– Bệnh thối rễ: Đây là căn bệnh rất dễ làm chết cây nếu không khắc phục kịp thời. Cần sử dụng chậu cây có lỗ thông thoát nước, nước tưới không bị ứ đọng lâu ngày dẫn tới thối rễ và chết cây. Không nên tưới quá nhiều nước

– Bệnh vàng lá: Vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng, cần bổ sung thêm cho cây sinh trưởng. Trong trường hợp cây để phơi nắng ngoài trời quá lâu cũng khiến lá bị héo vàng.

Cây Dây Nhện có tác dụng gì, có mấy loại, đặc điểm và cách trồng - 9

Cây cỏ nhện bị vàng lá

– Rệp: Loại ký sinh làm cho lá bị héo úa, chết dần thường trú ngụ ở dưới mặt lá và sát gốc. Để loại bỏ rệp hiệu quả, có thể dùng nước rửa bát pha thật loãng rồi phun sương vào mặt dưới là và xung quanh gốc, phun 2 ngày một lần đến khi hết rệp.

Nguồn: danangchothue.com/cay-day-nhen-co-tac-dung-gi-co-may-loai-dac-diem-v…Nguồn: danangchothue.com/cay-day-nhen-co-tac-dung-gi-co-may-loai-dac-diem-va-cach-trong-d257966.html

Viết một bình luận