Một số chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính ngân hàng

Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng với các chỉ tiêu: Tăng trưởng huy động vốn, tình trạng TSCĐ, tình hình tín dụng, chỉ tiêu thu nhập và chi phí, khả năng thanh khoản,…

>>Xem thêm: Cách đọc báo cáo tài chính ngân hàng

Bạn đang xem: chỉ số toi trong ngân hàng là gì

Contents

  • 1 1. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn
  • 2 2. Tình trạng TSCĐ
  • 3 3. Tỷ lệ tài sản có lời so với nguồn vốn phải trả
    • 3.1 4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng
    • 3.2 5. Chỉ tiêu thu nhập, chi phí
    • 3.3 6. Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi
      • 3.3.1 7. Chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ
      • 3.3.2 8. Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản

1. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động là chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động càng nhiều vốn thì đơn vị càng có khả năng mở rộng quy mô cho vay bởi vì ngân hàng là doanh nghiệp đi vay để cho vay. Vì vậy, đơn vị phải thường xuyên theo dõi quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, theo đối tượng huy động (tổ chức kinh tế, cá nhân), theo loại tiền (VND và ngoại tệ),… trên cơ sở xác định cơ cấu từng thành phần trong nguồn vốn huy động. Qua đó có thể xem xét, đánh giá nguồn vốn huy động để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Đồng thời để nắm được tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động có thể tính theo chỉ tiêu dưới đây:

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn (%) = (Số dư vốn huy động kỳ này/ Số dư vốn huy động kỳ trước – 1) x 100

Đây là cơ sở để đánh giá khả năng thu hút nguồn vốn từ khách hàng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Nguồn vốn huy động tăng trưởng càng cao chứng tỏ trong kỳ đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp gia tăng năng lực huy động vốn, hay do uy tín của ngân hàng được nâng cao trên thị trường, đơn vị đã tạo ra cho mình một hệ thống danh mục các khách hàng truyền thống. Từ số vốn huy động đó sẽ là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng và các hoạt động khác là những hoạt động đem lại thu nhập cho ngân hàng.

2. Tình trạng TSCĐ

TSCĐ là cơ sở vật chất ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Chất lượng phục vụ của đơn vị phụ thuộc khá nhiều vào trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Như vậy để tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường các đơn vị phải thường xuyên theo dõi tình trạng của nó để có biện pháp cải tạo, nâng cấp kịp thời. Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong Tổng tài sản có của ngân hàng,việc phản ánh năng lực hoạt động của TSCĐ thường được thể hiện qua chỉ tiêu dưới đây, thông qua tỷ lệ này có thể đánh giá mức độ, tình trạng của TSCĐ.

Tình trạng TSCĐ (%) = (Giá trị còn lại của TSCĐ/Nguyên giá) x100

Tỷ lệ này ở mức ≥ 50% cho thấy tình trạng TSCĐ còn mới. Tuy nhiên, mức đánh giá trên còn phụ thuộc vào chính sách trích khấu hao của từng ngân hàng. học xuất nhập khẩu ở đâu

3. Tỷ lệ tài sản có lời so với nguồn vốn phải trả

Tỷ lệ tài sản có sinh lời so với nguồn vốn phải trả lãi = (Tài sản có sinh lời (trừ cho vay UTĐT)/ Nguồn vốn phải trả lãi) x 100

Hệ số này càng cao chứng tỏ hầu hết nguồn vốn ngân hàng huy động đều được đơn vị đầu từ sinh lãi. Ngược lại, điều đó có nghĩa có một bộ phận lớn tài sản của đơn vị ở dưới dạng dự trữ, TSCĐ hay là đang bị đơn vị khác chiếm dụng. học xuất nhập khẩu

4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập trong hiện tại và tương lai của ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng tài sản. học xuất nhập khẩu ở đâu

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) = (Dư nợ cho vay kỳ này/ Dư nợ cho vay kỳ trước – 1) x 100

Ngoài việc tính tốc độ tăng trưởng, chúng ta còn tính tỷ lệ dư nợ tín dụng để biết mức độ sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay cũng như khả năng cân đối nguồn vốn huy động tại chỗ cho hoạt động tín dụng của đơn vị. Ta tính chỉ tiêu dưới đây: nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động = (Dư nợ tín dụng/Nguồn vốn huy động) x 100

– Trường hợp tỷ lệ này > 1, cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không đủ cân đối dư nợ phát sinh tại chi nhánh hay nói cách khác phải sử dụng vốn của hệ thống.

– Trường hợp tỷ lệ này ≤ 1, cho biết nguồn vốn huy động trên địa bàn không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Mặt khác, trong hoạt động của ngân hàng thường có sự di chuyển nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị. Chỉ tiêu sau cho biết đơn vị đã sử dụng bao nhiêu nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. học xuất nhập khẩu ở đâu

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn = [Dư nợ trung dài hạn – (Nguồn vốn trung dài hạn – Dữ trữ bắt buộc nguồn trung dài hạn )] / Nguồn vốn ngắn hạn

Nếu tỷ lệ này cao có thể đem lại nguồn thu nhập lớn cho đơn vị do chi phí trả lãi cho các khoản vốn này là thấp, nhưng điều này chưa hẳn đã tốt vì Ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thanh toán của mình cho những khoản nợ đến hạn hay thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, tùy vào tình hình để Ngân hàng quyết định mức độ của tỷ lệ này.

Tỷ lệ nợ quá hạn: Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh những khoản cho vay có khả năng hoàn trả kém. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của đơn vị là tốt, hầu hết các khoản tín dụng của doanh nghiệp đều sinh lãi và có khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản nợ quá hạn gây ra. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = (Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100

Đối phó với những khoản nợ quá hạn, các ngân hàng thường xuyên trích lập DPRR, để đánh giá khả năng bù đắp nợ quá hạn bằng quỹ DPRR ta tính tỷ lệ sau.

Tỷ lệ nợ quá hạn ròng (%) = [(Nợ quá hạn – DPRR tín dụng)/ (Tổng dư nợ – DPRR tín dụng)] x 100

Xem thêm: Kiến thức mới BIDV là ngân hàng gì? Tên đầy đủ Tiếng Việt và Tiếng Anh của BIDV?

Về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ quá hạn. Mặt khác, nó càng thấp thì khả năng bù đắp tổn thất càng cao, do đó tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.

– Trích lập DPRR tín dụng là hoạt động thường niên, để đánh giá tỷ lệ DPRR của ngân hàng như thế nào, nhằm dự báo tỷ lệ hợp lý cho kỳ tiếp theo, ta tính tỷ lệ DPRR như sau:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro (%)= (Quỹ dự phòng rủi ro/ Tổng dư nợ) x 100

Xem thêm bài viết: Hoạch định dòng tiền dự án đầu tư

5. Chỉ tiêu thu nhập, chi phí

Để đánh giá lợi nhuận thu được chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập từ các hoạt động của Ngân hàng, ta đi vào phân tích chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng thu nhập = (Lợi nhuận trước thuế/ Tổng thu nhập) x 100

Thông qua chỉ tiêu này có thể biết được 1 đồng thu được trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng làm ăn càng có hiệu quả, chi phí được đơn vị kiểm soát ở mức hợp lý.

Bên cạnh đó muốn phân tích được chi phí cần so sánh khoản mục lợi nhuận tạo ra so với chi phí, từ đó biết được 1 đồng chi phí HĐKD mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Nếu tỷ lệ này thấp có thể thấy rằng đây là một cố gắng lớn của ngân hàng, giảm thiểu chi phí HĐKD một cách hợp lý nhằm đem lại thu nhập cao hơn, hay có thể do bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả kỳ qua tạo ra cho đơn vị nguồn thu nhập lớn hơn. Và ngược lại nếu chi phí HĐKD tăng cao sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong kỳ. học xuất nhập khẩu ở hà nội

Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên chi phí hoạt động kinh doanh = (Lợi nhuận trước thuế/ Chi phí hoạt động kinh doanh) x 100

6. Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng: Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời cơ bản từ hoạt động cho vay của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân.

Chỉ tiêu bình quân là trung bình cộng giữa giá trị đầu năm và giá trị cuối năm.

Đây là yếu tố thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trong hoạt động của lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Tỷ lệ này càng cao càng có lợi cho ngân hàng vì tỷ lệ lãi tạo ra trên tài sản có sinh lời của đơn vị là cao.

Lãi cận biên ròng (%) = [(Thu từ lãi – Chi phí về lãi)/ Tài sản có sinh lời BQ] x 100

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng: Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời của các sản phẩm phi tín dụng của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân.

Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng đem lại hiệu quả cao cho đơn vị. Và ngược lại. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng (%) = [(Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi)/ Tài sản có sinh lời BQ] x 100

Chênh lệch lãi suất bình quân:

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay.

Chênh lệch Lãi suất bình quân = (Thu từ lãi/ Tài sản có sinh lời BQ) – (Chi từ lãi/ Nguồn vốn phải trả lãi BQ) x 100

Hệ số này thể hiện chênh lệch lãi thu được từ các khoản sử dụng vốn sau khi trừ chi phí trả lãi cho số vốn đó. Chênh lệch lãi suất càng cao, lợi nhuận của đơn vị càng cao.

Chênh lệch lãi từ hoạt động tín dụng: Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Chênh lệch lãi từ hoạt động tín dụng = (Thu lãi cho vay/ Tổng dư nợ BQ) – (Chi trả lãi/ Nguồn vốn phải trả lãi BQ) x 100

Chỉ tiêu này cho thấy chênh lệch lãi suất càng cao, lợi nhuận của đơn vị càng cao. Qua đó xem xét nên tăng hình thức nào để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. khóa học tuyển dụng nhân sự

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân

Dành cho bạn: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG QUỐC DOANH LÀ GÌ, CHI NHÁNH Ở ĐÂU, UY TÍN KHÔNG?

Ngoài ra các nhà quản trị quan tâm và khách hàng của ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của đơn vị, qua việc phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ROA.

ROA (%) = (Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân) x 100

Hệ số này cho biết tỷ lệ % lợi nhuận thu được trên tổng tài sản bình quân. Do đó chỉ tiêu này càng cao càng có thể khẳng định ngân hàng hoạt động có hiệu quả. học thực hành kế toán ở đâu

7. Chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ

Dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà các NHTM phải gửi vào NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng, tránh gây ra tình trạng hỗn loạn trong nền kinh tế. Đây cũng là một công cụ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN nhằm điều hòa khối lượng tiền trong lưu thông. Để phân tích, đánh giá việc chấp hành quy định Nhà nước của các NHTM cũng như khả năng chi trả theo yêu cầu của khách hàng ta phân tích chỉ tiêu dưới đây:

Tổng số tiền dự trữ bắt buộc = ( Số dư bình quân tiền gửi ngắn hạn x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ) + ( Số dư bình quân tiền gửi trung dài hạn x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc )

Hiện nay, theo quy định của NHNN tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các loại tiền gửi như sau:

Tiền gửi ngắn hạn bằng VND: 3% học kế toán thuế online miễn phí

– Tiền gửi trung dài hạn bằng VND: 1%

– Tiền gửi ngắn hạn bằng Ngoại tệ: 4%

– Tiền gửi trung dài hạn bằng Ngoại tệ: 1%

Số tiền NHTM dự trữ bao gồm tiền gửi tại NHNN và tiền mặt tại quỹ. Nếu số tiền ngân hàng dự trữ nhỏ hơn mức bắt buộc phải dự trữ thì ngân hàng sẽ bị phạt với lãi suất cao, còn nếu ngân hàng dự trữ trên mức bắt buộc thì sẽ được trả lãi trên số chênh lệch đó.

Như vậy, nếu ngân hàng đảm bảo tỷ lệ dự trữ chứng tỏ đơn vị đó chấp hành tốt nguyên tắc do Nhà nước đặt ra, tạo niềm tin từ phía NHNN và khách hàng. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

8. Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản

Tài sản có khả năng thanh toán ngay là những khoản ngân hàng có khả năng huy động ngay vào việc chi trả cho khách hàng như các khoản dự trữ, tiền gửi tại các TCTD và khoản tiền gửi thanh toán tập trung tại Hội sở chính, còn tài sản nợ dễ biến động là những khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng vào ngân hàng.

Tỷ lệ về khả năng chi trả = Tài sản Có có thể thanh toán ngay/ Tài sản Nợ dễ biến động học kế toán thực hành ở đâu tốt

Khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng, tức khả năng thanh toán tức thời theo yêu cầu của khách hàng được phản ánh qua tỷ lệ dưới đây. Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền bao gồm các khoản tiền dự trữ và các khoản đầu tư của ngân hàng trong Tổng tài sản.

Tỷ lệ thực hiện Tài sản (%) = [Tài sản có động BQ (không bao gồm TS ngoại bảng)/ Tổng tài sản BQ] x 100

Hệ số này phản ánh khả năng của ngân hàng đáp ứng các khoản rút tiền không được dự báo của khách hàng bằng khả năng thanh khoản của chính ngân hàng mà không phải sử dụng đến nguồn lực bên ngoài. Hệ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng có khả năng chi trả càng cao.

Hệ số đảm bảo Tiền gửi (%) = [Tài sản có động BQ (không gồm TS ngoại bảng)/ Tổng tiền gửi của khách hàng BQ] x 100

Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản tiền gửi của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì số tiền gửi của khách hàng càng được đảm bảo chi trả theo yêu cầu bất cứ lúc nào. Và ngược lại.

Tuy nhiên, những chỉ tiêu về khả năng thanh khoản nếu cao quá sẽ không có lợi cho đơn vị, do những khoản có thể sử dụng để thanh toán cho khách hàng thường không hay mang lại ít thu nhập cho đơn vị. Ngược lại, những chỉ tiêu này nếu thấp quá có thể gây khó khăn có Ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán khi khách hàng có nhu cầu, làm giảm uy tín của đơn vị. lớp học kế toán tổng hợp

Tỷ lệ tài sản có sinh lời (%) = (Tài sản có sinh lời BQ/ Tổng tài sản BQ) x 100

Bởi vì nếu tỷ lệ này cao sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên sẽ có không ít khó khăn trong việc kiểm soát các tài sản có sinh lời vì nó luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Nhưng ngược lại nếu tỷ lệ tài sản có sinh lời thấp quá, điều này chắt hẳn không tốt đối với ngân hàng, vì đơn vị chưa sử dụng tối đa khả năng sinh lợi từ nguồn vốn của mình.

>>Tham khảo bài viết: Tín dụng, lãi suất tín dụng ngân hàng

học xuất nhập khẩu ở đâu tốt hà nội

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính – Những điều cần biết Cách đọc báo cáo tài chínhCách đọc và lập phân tích báo cáo tài chính học phân tích báo cáo tài chính ở đâu tốtHọc Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Ở Đâu Tốt? Nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính

Viết một bình luận