Kinh Nghiệm Đổ Bê Tông Tươi Để Tránh Các Vết Nứt

Hiện nay rất nhiều công trình xây dựng đều lựa chọn bê tông tươi thay cho bê tông tự trộn. Tuy nhiên dù bê tông tươi có tốt đến mấy đi chăng nữa thì khi đổ cũng cần đảm bảo đúng quy trình thì mới hi vọng chất lượng công trình được đảm bảo.

Chúng ta đều biết chất lượng bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình xây dựng. Tuy nhiên quá trình đổ bê tông thì kỹ thuật là một yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền vững của khối bê tông.

1) Nguyên Nhân Làm Bê Tông Tươi Bị Nứt

06 Nguyên Nhân Nứt Sàn Bê Tông - Võ Vinh

a) Nguyên nhân thời tiết

Khi nhiệt độ môi trường cao, xi măng trong bê tông chưa kịp thủy hóa đã bị mất nước, sẽ làm cho bề mặt cấu kiện bê tông xuất hiện những vết nứt nhỏ ngang dọc. Điều này làm cho khả năng chống thấm và chịu lực của cấu kiện bê tông giảm đi đáng kể.

b) Nguyên nhân thi công

Thợ thi công để độ sụt quá cao dẫn đến hiện tượng lượng xi măng nổi lên bề mặt bê tông quá nhiều sẽ làm cho bê tông bị nứt bề mặt.

Thợ thi công muốn làm mặt cấu kiện bê tông dễ dàng nên bơm nước lên bề mặt bê tông cho dễ làm mặt. Điều này làm cho hỗn hợp bê tông bị tách giữa lượng vữa xi măng và cốt liệu ra với nhau. Làm cho bề mặt bị nứt.

Thợ thi công làm mặt quá kỹ. Làm mặt kỹ quá sẽ làm cho lượng nước và xi măng bị tách và nổi trên bề mặt hỗn hợp bê tông. Điều đó rất dễ làm cho bê tông bị nứt.

c) Nguyên nhân bê tông

Bê tông sử dụng không có phụ gia cũng là một trong những nguyên nhân gây nứt cấu kiện. Khi bê tông có phụ gia, lượng nước cần cho vào hỗn hợp bê tông sẽ nhiều hơn. Làm cho hỗn hợp bê tông dễ dàng bị tách nước. bê tông không có phụ gia thì hỗn hợp bê tông không thể tự sinh ra một lớp màng mỏng giúp bê tông tự bảo dưỡng và tránh mất nước.

>>> Tìm hiểu ngay: Hướng dẫn kiểm tra chất lượng bê tông tươi chính xác nhất

2. Kinh Nghiệm Đổ Bê Tông Tươi Tránh Các Vết Nứt

Biện pháp chống nứt khi đổ bê tông tươi | Tintucxaydung.com

Các bước đơn giản trước và sau khi đổ bê tông tươi dưới đây để thu được kết cấu bê tông đẹp, ít phải bảo dưỡng mà lại hạn chế được tối đa các vết nứt:

  • Trước hết phải chuẩn bị chu đáo khung đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.
  • Sử dụng lưới sợi thép dạng cuộn để làm cốt thép hoặc các thanh cốt thép gắn kết với nhau bằng dây thép. Yêu cầu là phải giữ cho thanh cốt thép ở nửa mặt trên của lớp bê tông tươi. Có thể sử dụng thêm các viên đá, hòn gạch vỡ hoặc các đệm kê nhựa để cố định vị trí thép sẽ được đặt khi đổ bê tông.
  •  Đặt lớp màng nhựa cách ly hơi nước lên trên lớp móng để tránh hiện tượng khô không đều và sinh ra các vết nứt tệ hại do co ngót dẻo sinh ra.
  • Ngay sau khi đổ bê tông tươi xong, cần bảo vệ bê tông tránh những ảnh hưởng của gió mạnh và ánh nắng mặt trời.
  • Cuối cùng thực hiện bước quan trọng nhất để tránh xảy ra hiện tượng nứt bê tông tươi. Các khe co giãn chính là yếu tố quan trọng để tránh các vết nứt! Tạo các khe co giãn có độ rộng ít nhất bằng ¼ độ dày của bê tông và cách nhau 25 đến 30 lần so với độ dày bê tông. Như vậy bạn sẽ gần như đảm bảo không để xảy ra các vết nứt xuất hiện trong bê tông.

Viết một bình luận