Để tiết kiệm thời gian, đồng thời giảm thiểu chi phí, việc sử dụng các loại vật liệu nhẹ, tích hợp nhiều chức năng đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng hiện đại. Và một trong những loại vật liệu đó chính là bê tông tạo bọt. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất loại bê tông này
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÊ TÔNG BỌT
Cụ thể, quy trình sản xuất bê tông tạo bot gồm 4 giai đoạn:
- Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào;
- Tiến hành cấp phối, pha trộn, rót khuôn;
- Tiến hành dưỡng tính, bão dưỡng;
- Kiểm tra thành phẩm.
1. Chuẩn Bị Nguyên Liệu Đầu Vào
Ở giai đoạn thứ nhất, các nguyên liệu cần chuẩn bị để sản xuất bê tông tạo bột gồm: xi măng PCB 40, cát, nước, chất tạo rỗng (bọt), và chất phụ gia tạo dẻo.
Về yêu cầu:
- Cát: chọn loại cát mịn, kích thước hạt < 1,0 mm.
- Nước: phải là nước sạch có độ pH 5-7.
- Bọt: nên sử dụng các loại có tính chất hoạt động bề mặt trung tính vào mục đích tạo bọt cho cấu trúc vật liệu.
- Chất phụ gia tạo dẻo: để nhanh chóng có thể sử dụng các chất phụ gia của ngành bê tông có sẵn trên thị trường. Ngoài ra, có thể chọn cách pha 20 – 30% tro bay để tăng độ dẻo quánh, đồng thời tránh thoát khí khi phối trộn.
2. Tiến Hành Cấp Phối, Pha Trộn, Rót Khuôn
Ở giai đoạn thứ hai, các bước chi tiết cần thực hiện như sau:
- Tiến hành tạo hỗn hợp vữa gồm: chất kết dính, nước, vữa cát, phụ gia được trộn theo tỷ lệ cấp phối tính toán trước.
- Tiến hành chế tạo bọt: cần trộn hóa chất tạo bọt với một lượng nước được xác định sẵn của nhà sản xuất chất tạo bọt. Khả năng tạo bọt của chất tạo bọt quyết định lượng bọt tạo ra. Thông thường mỗi lít hóa chất tạo bọt có thể tạo ra từ 700 – 1200 lít bọt.
- Dùng máy trộn đều vữa và chất tạo bọt vừa thu được để tạo ra hỗn hợp vữa bọt. Cấu trúc rỗng và sự đồng nhất trên khối thể tích được hình thành nhờ mức độ xen kẽ giữa vữa và các bọt.
Yêu cầu của hỗn hợp vữa bọt: có tính chảy tốt, có khả năng tự chảy, chiếm đầy thể tích mà không cần gia công, rung dầm.
3. Tiến Hành Dưỡng Tính, Bảo Dưỡng
Ở giai đoạn thứ ba, các khuôn định hình thu được từ gia đoạn 2 sẽ được lần lượt dưỡng tính, và bảo dưỡng. Cụ thể như sau:
– Dưỡng tính: Hỗn hợp sau khi được trộn đều có tính chảy tốt, cường độ thấp, cấu trúc yếu, dễ vỡ. Cấu trúc ở giai đoạn này chủ yếu dựa trên cường độ của các bọt, trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ. Sau khoảng thời gian này, hỗn hợp vữa phát triển cường độ giữ vững được cấu trúc hỗn hợp. Bọt bị vữa hút nước và để lại các lỗ rỗng xốp.
– Bảo dưỡng (sau quá trình dưỡng tĩnh đông kết): Cường độ của bê tông bọt có khả năng chịu tác động cơ học nhỏ của các yếu tố bên ngoài thì có khả năng tháo khuôn và chuyển qua gian đoạn bảo dưỡng. Quy trình bảo dưỡng bê tông bọt có thể tuân theo quy trình bảo dưỡng của bê tông thông thường, cung cấp và đảm bảo lượng nước bề mặt của khối hỗn hợp trong thời gian bảo dưỡng để đảm bảo cường độ phát triển tốt.
4. Kiểm Tra Thành Phẩm
Cuối cùng, giai đoạn thứ tư là tiến hành kiểm tra thành phẩm bê tông tạo bọt thu được.
Về hình thức, các khối bê tông này sẽ được sắp xếp vào các khuôn, panel, kiện theo yêu cầu khách hàng để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Về chất lượng, loại bê tông này cần đạt được các thông số như sau:
- Cường độ nén: 3 – 4 Mpa
- Khối lượng khô: 700 – 850kg/m3
- Kích thước thông dụng: 400x200x100mm
- Độ hút nước: 20% – 30%, không thẩm thấu xuyên do các lỗ rỗng tạo kín.