- Chiến lược marketing là gì?
- Tầm quan trọng của chiến lược marketing
- So sánh chiến lược marketing và kế hoạch marketing
- Chiến lược marketing
- Kế hoạch marketing
- Làm thế nào để phát triển một chiến lược hiệu quả
- Phân loại chiến lược marketing
- Chiến lược marketing đầu tư
- Chiến lược marketing phân khúc
- Chiến lược marketing định vị thương hiệu
- Chiến lược marketing chức năng
- Chiến lược marketing cạnh tranh
- Chiến lược tiếp thị khách hàng thân thiết
- Chiến lược marketing nội dung
Bài viết này Pi Institute sẽ giải thích tất tần tật những điều liên quan đến chiến lược marketing từ định nghĩa, vai trò đến lên chiến lược hiệu quả. Cùng tham khảo đến cuối bài viết nhé!
Bạn đang xem: chien luoc marketing là gì
Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là hoạch định dài hạn các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp/tập đoàn muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được những điều này, tiêu chí quan trọng nhất là phải hoạch định và định hướng các bước đi cụ thể nhằm định dạng thương hiệu, tăng độ bao phủ của sản phẩm/dịch vụ và tăng doanh số bán hàng. Vì vậy, tận dụng nhiều nhất các cơ hội là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm khách hàng, thị trường mục tiêu và tăng độ trung thành của người tiêu dùng.
Có 4 yếu tố tạo nên hỗn hợp marketing, tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là định hình chiến lược để tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy doanh số bán hàng:
– Chiến lược sản phẩm;
– Chiến lược định giá;
– Các chiến lược phân phối;
– Các chiến lược xúc tiến.
Tầm quan trọng của chiến lược marketing
Việc lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp sẽ mang lại những lợi thế lớn cho công ty như:
– Tăng doanh số bán hàng;
– Tăng nhận diện thương hiệu, góp phần trong công cuộc phát triển bền vững của công ty;
– Nắm bắt tốt nhu cầu khách hàng mục tiêu;
– Đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng;
– Củng cố thị phần;
So sánh chiến lược marketing và kế hoạch marketing
Để xây dựng chiến lược cần phải xác định mục tiêu marketing, vì không chỉ giúp chiến lược đi đúng hướng mà còn tạo ra thị trường riêng, phân bổ đúng nguồn lực và phụ thuộc vào khả năng chi trả của công ty.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu chúng ta cần phân biệt khái niệm chiến lược marketing và kế hoạch marketing vì có thể, nhiều nhà tiếp thị sẽ nhầm lẫn giữa hai khái niệm song hành nhưng tập trung vào những mục tiêu khác nhau này.
Chiến lược marketing
Là lời giải thích cho các mục tiêu cần đạt được với những nỗ lực tiếp thị về sản phẩm/dịch vụ, chúng phụ thuộc vào mục tiêu của công ty. Đồng nghĩa mục tiêu và chiến lược phải song hành với nhau.
Các chiến lược phải giải quyết được nhu cầu, mong muốn, vấn đề hoặc tận dụng thói quen và phong tục của đối tượng mục tiêu để đạt được mục đích.
Kế hoạch marketing
Đây là cách bạn sẽ đạt được mục tiêu, chúng được xem là bản đồ hướng dẫn bạn từ điểm này đến điểm khác của tình huống cụ thể.
Đọc thêm: On Sale Nghĩa Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích For Sale Và On Sale
Ví dụ:
– Mục tiêu: đạt thị phần cao hơn.
– Chiến lược marketing: chiếm một thị trường mới.
– Kế hoạch thị trường: phát triển một chiến dịch tiếp thị bằng cách tiếp cận, xác định và tập trung vào phân khúc cụ thể.
>>>> Chiến lược marketing -> Kế hoạch marketing -> Thực hiện.
Làm thế nào để phát triển một chiến lược hiệu quả
Để có một chiến lược marketing hiệu quả, người làm marketing cần phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, giá trị sản phẩm đồng thời cũng phân tích SWOT – điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội doanh nghiệp.
Tiếp đến sẽ phân tích nhân khẩu học và tâm lý học sau khi đã xác định thị trường mục tiêu để biết được họ sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai không.
Có rất nhiều cách thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả, nhưng đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần xác định là kênh truyền thông chính của chiến dịch.
Thiết lập mục tiêu và quy trình:
– Phân tích vị trí trên thị trường: xác định đối tượng mục tiêu, sự cạnh tranh và những vấn đề nội bộ. Ngoài ra, hãy xác định đâu là thế mạnh và đâu là điểm cần khắc phục trong quá trình lên chiến lược.
– Thiết lập mục tiêu: tạo ra mục tiêu bán hàng, khả năng nhận diện thương hiệu và xác định khung thời gian sẽ đạt được.
– Thiết kế chiến thuật: sau khi xem xét bối cảnh, hãy tạo ra các nấc thang hành động dựa trên chiến lược định hướng.
– Triển khai các biện pháp kiểm soát: xác định cách sẽ đo lường mục tiêu đạt được và phương án cải thiện nếu chiến lược phát triển không như mong đợi.
Phân loại chiến lược marketing
Chiến lược marketing đầu tư
Phân tích sản phẩm sẽ bán chạy và sản phẩm nà không có khả năng phát triển để đưa ra quyết định sẽ tiếp tục hay loại bỏ chúng trên thị trường.
Chiến lược marketing phân khúc
Chiến lược này phát triển dựa trên mục tiêu vị trí địa lý đã chọn. Gồm 3 phân loại nhỏ:
– Khác biệt hóa: giải quyết từng phân khúc thị trường đã được xác định bằng một thông điệp chào hàng và định vị khác nhau. Chiến lược này có chi phí cao hơn, nhưng nó sẽ cho phép thỏa mãn các nhu cầu cụ thể của từng phân khúc đã chọn.
– Không phân biệt: các phân khúc có nhu cầu khác nhau được xác định, nhưng công ty chọn giải quyết chúng với cùng một phương án nhằm đạt được số lượng khách hàng lớn nhất có thể.
– Tập trung: chỉ chọn một thị trường nhất định. Điều này giảm thiểu chi phí và sử dụng ít nguồn lực nhất. Đây là chiến lược hiệu quả cho các công ty đang phát triển.
Chiến lược marketing định vị thương hiệu
Chiến lược này bao gồm cả xác định hình ảnh thương hiệu trong các phân đoạn chiến lược đã quyết định, những thuộc tính nào sẽ đánh mạnh vào tâm trí người dùng sẽ được nhà tiếp thị tận dụng triệt để. Một số cách để tiếp cận định vị so với đối thủ cạnh tranh là bao bì, hình ảnh doanh nghiệp, đặc điểm và công dụng của sản phẩm.
Các chiến lược chính gồm:
Dành cho bạn: Share cho bạn Digital marketing executive – 4 Kỹ năng bắt buộc phải có
– Lợi ích: chiến lược này dựa trên lợi ích sản phẩm mang lại;
– Chất lượng/giá cả: cung cấp chất lượng cao nhất với giá cả cạnh tranh;
– Thuộc tính: định vị sản phẩm theo các tính năng đã có sẵn;
– Ứng dụng thực tế: sản phẩm giải quyết vấn đề nào cho người tiêu dùng;
– Danh mục: định vị mình là người dẫn đầu trong một lĩnh vực nhất định;
– Đối thủ cạnh tranh: so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ, tìm ra đâu là lợi thế nên sử dụng.
Chiến lược marketing chức năng
Được hình thành bởi các chiến lược của marketing mix hay còn gọi là 4P là những biến số có tầm quan trọng lớn để đạt được các mục tiêu thương mại mà tổ chức đã đề ra. 4 Biến số là sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyến mãi.
– Sản phẩm: thương hiệu, hình ảnh, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng và những dịch vụ khác.
– Giá: sửa đổi giá, quy mô chiết khấu, điều kiện thanh toán…
– Phân phối: đóng gói, lưu trữ, quản lý đơn hàng, kiểm soát hàng tồn kho, địa điểm bán hàng và vận chuyển.
– Thúc đẩy: truyền thông nội bộ và bên ngoài, hỗ trợ và truyền thông.
Chiến lược marketing cạnh tranh
Chiến lược này tập trung vào giá trị cạnh tranh. Marketer phải xác định vị trí của mình trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh.
– Nếu ở trên đối thủ cạnh tranh, hãy duy trì vị trí đó.
– Nếu ở dưới đối thủ, hãy mở rộng vị trí.
– Nếu ở dưới, bạn cũng có thể ở lại đó, phòng trường hợp tranh giành vị trí cao hơn sẽ phản tác dụng.
Chiến lược tiếp thị khách hàng thân thiết
Chiến lược sẽ duy trì lòng trung thành của khách hàng. Nó sẽ hạn chế người tiêu dùng rời bỏ doanh nghiệp sang đối thủ cạnh tranh nhờ vào sự sáng tạo không ngừng và dịch vụ khách hàng tốt mà công ty sẽ cung cấp cho người tiêu dùng. Có thể bao gồm giảm giá, khuyến mãi, quà tặng…
Chiến lược marketing nội dung
Phát triển dựa trên hành động tạo ra các nội dung như: bài báo, đồ họa máy tính, sách điện tử. Loại chiến lược này có thể được sử dụng như một blog, nơi bạn có thể:
– Xuất bản tin tức, xu hướng và thông tin về công ty hoặc sản phẩm cụ thể;
– Nhận xét;
– Giáo dục khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.
Nếu bạn thích bài viết về chiến lược marketing hôm nay, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng đọc. Liên hệ Hotline: 0789277892 nếu bạn cần tư vấn về chương trình MBA Online cấp bằng quốc tế của chúng tôi.