Những điều cần biết về nghề chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân

Nhân viên tư vấn là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực tài chính, với chức năng tư vấn khách hàng về các sản phẩm. Nhân viên tư vấn sẽ giới thiệu, giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm họ làm. Ngoài ra, còn đưa ra những góp ý, lời khuyên hay cách giải quyết tốt nhất cho khách hàng. Vậy chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân là gì?

Chuyên viên tư vấn tài chính là gì?

Chuyên viên tư vấn tài chính, tiếng Anh gọi là Financial advisor, là người hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra, họ còn xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm của khách hàng, giúp khách hàng lập kế hoạch toàn diện về các khoản đầu tư trong tương lai.

Bạn đang xem: chuyên viên tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân là gì

Chuyên viên tư vấn tài chính làm việc cho các tổ chức hoặc công ty, đôi khi là làm việc tự do.

Hay nói một cách dễ hiểu nhất, tư vấn tài chính là công việc trong lĩnh vực kinh doanh tài chính liên quan tiền bạc. Người hỗ trợ, tư vấn cho các lĩnh vực này được gọi là nhân viên tư vấn tài chính, hay những người chuyên sâu, cao cấp hơn gọi là chuyên viên tư vấn tài chính.

Theo đó, chuyên viên tư vấn tài chính sẽ giúp khách hàng hiểu sâu hơn về lĩnh vực kinh doanh tài chính, tư vấn cho khách hàng biết cách đầu tư tiền vào đâu, đầu tư qua các kênh nào như gửi tiết kiệm ngân hàng, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, nhà đất hay bảo hiểm… để thu được lợi nhuận cao và hiệu quả nhất.

Chuyên viên tư vấn tài chính là gì?

Chuyên viên tư vấn tài chính là gì?

Có thể thấy, chuyên viên tư vấn tài chính là sự tương tác qua lại giữa nhân viên và khách hàng. Được xem là cầu nối với những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính.

Với những chuyên viên tư vấn tài chính tự do, họ thường hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ đưa ra các quyết định tài chính. Còn những người làm việc cho một công ty sẽ chỉ làm việc cho tổ chức đó và họ giới hạn lĩnh vực làm việc.

Thông thường khách hàng tìm đến chuyên viên tư vấn tài chính chủ yếu khi họ đang có kế hoạch đầu tư lớn, có thể là đầu tư cổ phiếu, bất động sản, kinh doanh…

Nếu bạn đang muốn trở thành một chuyên viên tài chính, thì bạn cần hiểu rõ được công việc mình cần phải làm để trau dồi những kỹ năng cần thiết nhất.

Công việc và trách nhiệm của chuyên viên tư vấn tài chính

Là một chuyên viên tư vấn tài chính, dù làm việc tự do hay làm cho các công ty, tổ chức thì cũng đều thực hiện các công việc và trách nhiệm như sau:

  • Gặp gỡ, trao đổi và ghi chép về kế hoạch đầu tư, dự định của khách hàng.
  • Tìm hiểu, thu thập thông tin của khách hàng để xác định mức thu nhập, mục tiêu tài chính để đánh giá mức độ an toàn, rủi ro, bảo hiểm hay tình trạng thuế của khách.
  • Dựa trên mức độ tài chính của khách hàng để phân tích, nghiên cứu thị trường và tìm ra cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả nhất cho khách hàng.
  • Đưa ra ý kiến thảo luận và tư vấn với khách về cơ hội đầu tư phù hợp, cũng như giúp khách hàng hiểu được các điều khoản, trong hợp đồng một cách cụ thể.
  • Cập nhật thông tin mới nhất cho khách về xu hướng đầu tư trên thị trường hiện tại và dự báo, đưa ra phân tích xu hướng thị trường trong tương lai, để đưa ra sự so sánh, đánh giá cụ thể với tình hình thực tế, qua đó khách hàng sẽ có thể lựa chọn hướng đầu tư phù hợp.
  • Chuyên viên tư vấn tài chính cũng có thể bán các sản phẩm tài chính tại công ty như các gói vay vốn, bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu… nếu khách hàng có nhu cầu.
  • Hỗ trợ khách hàng mở tài khoản cho mục đích thương mại đặc thù như tài khoản tín dụng, các loại thẻ ATM hay thẻ hội viên…
  • Thông báo, nhắc nhở khách hàng về thời gian trả nợ, thu hồi nợ hay các thay đổi liên quan đến hợp đồng
  • Cập nhật thường xuyên các biến động tình hình kinh tế, để theo dõi đánh giá kết quả kế hoạch, qua đó xác định có cần thay đổi kế hoạch hay không.
  • Hỗ trợ, giải đáp tất cả các câu hỏi của khách hàng khi có nhu cầu nếu liên quan đến các khoản đầu tư của họ cũng như cung cấp các tài liệu tham khảo…

Công việc của chuyên viên tư vấn tài chính

Công việc của chuyên viên tư vấn tài chính

Có thể thấy, đây là những công việc cơ bản nhất mà một chuyên viên tư vấn tài chính cần biết và sẽ phải trải qua. Tuy nhiên không phải nhân viên tư vấn tài chính nào cũng sẽ phải làm tất cả các công việc này. Mà sẽ có sự phân công công việc rõ ràng cũng như tùy tổ chức, công ty mà mình làm việc.

Mức lương của chuyên viên tư vấn tài chính

Mức lương của các chuyên viên tư vấn tài chính sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực bạn làm. Thông thường mức lương cơ bản của chuyên viên tư vấn tài chính sẽ dao động từ 5 – 10 triệu/tháng, và có thể cao hơn lên đến vài chục triệu đồng tùy theo trình độ của mỗi cá nhân.

Ngoài mức lương cơ bản các chuyên viên tư vấn sẽ được thêm mức lương, thưởng, hoa hồng hoặc KPI. Nghĩa là bạn càng có nhiều hợp đồng tư vấn thành công thì mức lương của bạn sẽ càng cao.

Vì vậy, bạn càng phát triển, trau dồi kiến thức bản thân, càng tạo được được uy tín và niềm tin từ khách hàng, thì bạn sẽ có thể dễ dàng có những hợp đồng thành công một cách nhanh chóng. Và mức lương của bạn sẽ tăng nhanh với những con số vài chục, hay hàng trăm là điều rất dễ dàng.

Làm thế nào để trở thành chuyên viên tư vấn tài chính giỏi?

Đề xuất riêng cho bạn: Hot Công Cụ Phái Sinh Là Gì? Tại Sao Lại Có Nhiệm Vụ Quan Trọng Trong Lĩnh Vực Tài Chính

Để trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính giỏi bạn cần đầu tư thời gian để tìm hiểu và học hỏi trau dồi kỹ năng tốt nhất cho bản thân. Dưới đây là những điều cơ bản bạn cần biết trước khi trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính giỏi.

Trau dồi các kỹ năng

Để trở thành một chuyên viên tài chính giỏi và chuyên nghiệp bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản không thể bỏ qua khi làm nghề tư vấn tài chính.

Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng của một chuyên viên tư vấn tài chính. Bạn cần giao tiếp một cách tự tin, nhẹ nhàng, với những ngôn từ văn minh, tế nhị và chuyên nghiệp, trong mọi trường hợp, khi trao đổi, bàn luận hay giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Đôi khi bạn cần phân tích, trình bày, giải thích về các chính sách, thủ tục hay về phương án đầu tư một cách dễ hiểu nhất cho khách hàng không bị hiểu nhầm.

Kỹ năng giao tiếp còn giúp bạn tạo dựng được niềm tin với khách hàng, qua những lời tư vấn, và trách nhiệm chuyên môn. Đây được coi là chìa khóa thành công trong nghề tư vấn tài chính.

Kỹ năng phản ứng nhanh để bạn có thể giải quyết và đưa ra cách giải quyết với những vấn đề bất ngờ xảy ra. Mỗi khi bạn gặp một tình huống bất ngờ bạn cần nảy số thật nhanh để phân tích vấn đề đó và tìm ra cách khắc phục, và giải thích, tư vấn cho khách hàng.

Kỹ năng định lượng: Là bạn cần có khả năng đọc được các dữ liệu, thuật ngữ tài chính khác nhau, để có thể phân tích, giải thích, đánh giá số liệu, và định lượng các báo cáo, dữ liệu tài chính, thu nhập…

Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: Bạn cần phân tích xu hướng thị trường để đưa ra những dự báo về kinh tế, từ đó lên kế hoạch tài chính đầy đủ và chi tiết. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc bạn tư vấn khách hàng đưa ra những quyết định đúng đắn.

Kỹ năng làm việc độc lập: Bạn cần rèn luyện khả năng thích nghi với mọi tình huống, tự tìm hiểu và giải quyết những vấn đề khó khăn, để hoàn thành tốt mọi công việc.

Khả năng chịu được áp lực: Đây là kỹ năng khá quan trọng, bởi bất kể lúc nào bạn cũng có thể chịu áp lực cao. Vì tất cả những vấn đề mà khách hàng gặp phải luôn là những vấn đề khó khăn và cần bạn hỗ trợ để giải quyết. Vì thế bạn cần rèn luyện cho mình kỹ năng chịu áp lực cao để không ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân.

Trau dồi kỹ năng phát triển kiển thức bản thân

Trau dồi kỹ năng phát triển kiển thức bản thân

Trau dồi kiến thức cần thiết

Là một chuyên viên tư vấn bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về chuyên môn, và nắm vững được các quy định về tài chính. Ngoài ra, khả năng giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác cũng là một lợi thế giúp ích cho công việc của bạn.

Để có thể phân tích, và hướng khách hàng theo định hướng đúng đắn bạn cũng cần phải trau dồi kiến thức xã hội, luôn cập nhật thông tin theo các xu hướng của xã hội về lĩnh vực kinh tế.

Hơn hết, kiến thức hiểu biết về công nghệ cũng vô cùng quan trọng, bởi ngành tài chính đang được ứng dụng công nghệ, các chuyên viên tư vấn tài chính sẽ lập báo cáo hay phân tích dựa trên các phần mềm bổ trợ. Vì vậy, nếu bạn không có sự hiểu biết về công nghệ thì bạn sẽ gặp khó khăn và khó có thể bắt kịp với công việc.

Rất nhiều người thắc mắc, nếu muốn làm chuyên viên tư vấn tài chính thì có yêu cầu gì về bằng cấp không? Với nội dung này Thebank xin chia sẻ.

Đối với việc trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính nói chung và chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp, cao cấp nói riêng, bạn nên và cần có bằng cử nhân hoặc thạc sỹ các chuyên ngành luật, tài chính, kế toán, marketing… Thông thường những người có bằng luật và tài chính sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực tài chính này.

Ngoài ra, rất nhiều công ty đều muốn tuyển một chuyên viên tư vấn tài chính được cấp phép. Tức là chuyên viên được cấp các chứng chỉ về tài chính như CFP, ChFC, CFA…

Đề xuất riêng cho bạn: Tổng hợp Kế toán tài chính là gì? Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tài chính trong DN

Cho nên nếu muốn làm cho các công ty lớn về tài chính thì bạn nên có một trong những chứng chỉ này, để công việc được thuận lợi và có cơ hội phát triển hơn.

Để ý đến hình tượng, ngoại hình

Chuyên viên tư vấn là ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng, vì vậy bạn cần để ý một chút đến ngoại hình của bản thân. Ăn mặc một cách chỉnh chu cũng là một cách tạo ấn tượng với khách hàng, cho buổi gặp mặt.

Hơn hết, ngoại hình cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến mức độ đánh giá chuyên nghiệp của bạn. Điều này sẽ quyết định và tác động đến cảm xúc của khách hàng, đây cũng sẽ là điểm cộng của bạn đối với khách hàng.

Nguyên tắc đạo đức của chuyên viên tư vấn tài chính

Nguyên tắc đạo đức của chuyên viên tư vấn là cốt lõi tạo lên niềm tin và uy tín của bạn với khách hàng. Để tạo nên uy tín của bản thân với khách hàng bạn cần có các nguyên tắc nhất định như:

Nguyên tắc tôn trọng khách hàng

Đối với một chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, cần có một thái độ tôn trọng khách hàng, tư vấn nhiệt tình, biết lắng nghe đối với tất cả mọi khách hàng.

Dù trong hoàn cảnh, trường hợp nào đi nữa bạn cũng cần chấp nhận, lắng nghe để phân tích mặt đúng – sai giải thích cho khách hàng hiểu. Không nên phản bác một cách gay gắt, mà bạn nên đưa ra lời khuyên chân thành tốt nhất cho họ. Đừng để các yếu tố cảm xúc kích động làm ảnh hưởng đến công việc và uy tín của bạn.

Những nguyên tắc vàng trong nghề tư vấn tài chính

Những nguyên tắc vàng trong nghề tư vấn tài chính

Nguyên tắc trung thực, khách quan

Việc nhìn nhận vấn đề đối với mọi tình huống một cách trung thực khách quan đối với mọi tình huống cũng như đối với mọi khách hàng là việc mà một chuyên viên tài chính cần làm.

Chỉ khi bạn nhìn nhận vấn đề, các sự vật hiện tượng một cách khách quan, đặt bạn vào vị trí của khách để phân tích, thì bạn mới có thể xác định được vấn đề một cách đúng đắn nhất. Từ đó bạn sẽ tìm được những giải pháp phù hợp cho khách hàng của mình.

Nguyên tắc giữ bí mật

Không chỉ riêng với nghề tư vấn tài chính mà đối với các ngành nghề khác, nguyên tắc giữ bí mật của khách hàng luôn là nguyên tắc quan trọng để tạo được niềm tin và uy tín cho người tư vấn viên.

Tư vấn viên ngoài tư vấn đưa ra những lời khuyên hữu ích cho khách hàng thì cũng cần phải cam kết bảo mật thông tin khách hàng, để khách hàng có thể thoải mái chia sẻ về vấn đề mà khách gặp phải.

Đối với những trường hợp ngoại lệ, nếu tư vấn viên không áp dụng nguyên tắc này, thì vấn đề đó có thể ảnh hưởng đến tính mạng người khác, nếu trường hợp đó vi phạm pháp luật.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về công việc chuyên viên tư vấn tài chính. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn. Bạn cũng có thể đăng ký và để lại thông tin để cùng tôi chia sẻ thêm về ngành nghề này.

Đăng ký ngay

Viết một bình luận