Thị trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược marketing phù hợp để tiếp cận khách hàng, xây dựng và định vị thương hiệu.
Bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng, tạo nên thành công của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Thuật ngữ CMO được nhắc đến nhiều trong marketing doanh nghiệp.
Bạn đang xem: cmo marketing là gì
Tuy nhiên, không nhiều người hiểu CMO là gì? Vai trò và chức năng của CMO trong doanh nghiệp như thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về CMO.
Danh mục bài viết
Hiểu về thuật ngữ CMO là gì?
Mỗi doanh nghiệp thành công, xây dựng thương hiệu và tạo vị thế trong tâm trí khách hàng là công sức không hề nhỏ của các CMO. Thuật ngữ CMO được nhắc đến nhiều trong bộ máy doanh nghiệp, trong marketing.
CMO là gì?
CMO là thuật ngữ mô tả chức danh nhiệm vụ của Giám đốc marketing. Cụm từ viết tắt của chief marketing officer, là chức vụ cấp cao trong doanh nghiệp, đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựng các chiến lược marketing, báo cáo và làm việc trực tiếp với CEO – giám đốc điều hành doanh nghiệp.
Chức danh giám đốc marketing – CMO thực hiện quản lý và phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tiếp thị truyền thông… Quản trị mọi vấn đề liên quan đến quảng bá và xây dựng hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động thương mại.
CMO cần làm những công việc gì?
Nên xem: Chia sẻ Social Marketing Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Về Social Marketing
CMO là giám đốc marketing cấp cao của doanh nghiệp, một chức danh lớn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Thuật ngữ giám đốc marketing khá chung chung. Vậy, công việc mà các CMO cần làm thực sự là gì?
Nhiệm vụ cụ thể mà giám đốc marketing CMO cần thực hiện như:
- Giám đốc marketing sẽ thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược, giải pháp và kế hoạch marketing phù hợp cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường mới, duy trì thị trường cũ.
- Xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả chiến lược marketing cho doanh nghiệp.
- Tham gia tham mưu cho ban truyền thông, xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Kết nối và xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng, KOL, đơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông, marketing cho doanh nghiệp.
- Quản lý và đào tạo nhân viên marketing, hỗ trợ phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực, kỹ năng nghề.
Chức năng và nhiệm vụ CMO mang lại cho doanh nghiệp
Với thời đại kinh tế số, thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì nhiệm vụ của CMO ngày càng đặt nặng hơn. CMO – giám đốc marketing cần có năng lực, nghiệp vụ cao để đáp ứng được các chứng năng, nhiệm vụ sau:
- Xây dựng – định vị thương hiệu doanh nghiệp: Đây là nhiệm vụ sống còn để các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng thương hiệu thành công sẽ tạo nên nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp, khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, tạo nên khách hàng trung thành, doanh số kinh doanh.
- CMO có nhiệm vụ nắm bắt các xu hướng mới, phân tích thị trường, kết hợp với đơn vị để phát triển sản phẩm hay tiếp cận khách hàng mới. Đây là nhiệm vụ quan trọng để đưa doanh nghiệp đi xa hơi.
- Xây dựng chiến lược và đánh giá hiệu quả marketing mang lại: Doanh nghiệp muốn có doanh số cần có chiến lược marketing hiệu quả. Nhiệm vụ của CMO là lên chiến lược, xây dựng công cụ và phương pháp để đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing mang lại. Từ đó điều chỉnh, cân đối chiến lược, lựa chọn giải pháp marketing phù hợp cho doanh nghiệp.
- CMO không phải là người trực tiếp bán sản phẩm nhưng sẽ xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng, trải nghiệm người dùng, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng thân thiết. Nhiệm vụ của CMO là nghiên cứu và đặt mình vào vị trí của khách hàng để đảm bảo cung ứng những dịch vụ, sản phẩm với trải nghiệm tốt nhất.
- Đào tạo nhân viên, xây dựng môi trường làm việc tích cực, tư duy sáng tạo. CMO quản lý và xây dựng văn hóa làm việc của doanh nghiệp, phát triển đội ngũ chuyên viên marketing có kinh nghiệm, năng lực cho từng phòng ban.
CMO và CCO khác nhau như thế nào?
Một doanh nghiệp với nhiều chức danh, nhiệm vụ để quản lý các bộ phận, phòng ban và mảng lĩnh vực khác nhau.
Bên cạnh CMO, CCO, CGO… là những thuật ngữ mô tả chức danh quan trọng trong doanh nghiệp. Khá nhiều người nhầm lẫn giữa CMO và CCO với những nét tương đồng trong nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh công ty.
CCO là viết tắt của Chief Customer Officer – Giám đốc kinh doanh, chức vụ quan trọng của doanh nghiệp chủ đứng sau Giám đốc điều hành CEO (Chief Executive Officer).
Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là điều hành mọi hoạt động tiêu thụ sản phẩm, vận hành guồng máy liên quan đến khách hàng theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nên xem: Hot Hot Niche Market là gì? Cách xác định thị trường ngách (Có ví dụ)
Nét tương đồng của CCO và CMO là biến khách hàng tiềm năng quyết định mua hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, CMO chỉ thực hiện các hoạt động tiếp cận, định vị thương hiệu, tiếp thị sản phẩm… Là nền tảng cho CCO hoạt động tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của CCO chủ yếu tập trung vào khách hàng, cung cấp và tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ. Dựa trên cơ sở nền tảng của CMO mang lại.
Kỹ năng cần có để trở thành một CMO chuyên nghiệp
CMO đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp, cung cấp nền tảng cho nhiều bộ phận vận hành, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Để trở thành một CMO thành công, chuyên nghiệp cần được đào tạo bài bản, có những kỹ năng làm việc hàng đầu. Bạn muốn trở thành một CMO chuyên nghiệp, cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng sau:
- Kỹ năng phân tích và nhạy bén với các dữ liệu cơ sở – Một CMO cần biết cách đọc các số liệu, nhận định và đánh giá các thông tin nhạy bén để lên chiến lược marketing, tiếp thị sản phẩm hay định vị thương hiệu hiệu quả.
- Kỹ năng lên kế hoạch, xây dựng chiến lược – Bởi CMO sẽ là người tham mưu cho CEO, đưa ra các chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm, chăm sóc khách hàng phù hợp.
- CMO là mọt nhà lãnh đạo cần có kỹ năng phát triển đội nhóm, xây dựng môi trường làm việc thân thiện nhưng kỷ luật, chuyên nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển đội ngũ nhân viên marketing, tiếp thị có năng lực, động cơ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
- Kỹ năng giao tiếp tốt – Giám đốc marketing sẽ làm việc với nhiều phòng ban: tài chính, công nghệ thông tin, bảo mật… Yêu cầu CMO cần giao tiếp tốt, xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các giám đốc khác để cải thiện chiến lược, mở rộng thị trường hiệu quả. Ngoài ra, CMO còn cần thiết lập và xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác, nhà phân phối, báo chí, truyền thông…
- Kỹ năng nghề – CMO được đào tạo bài bản về lĩnh vực marketing, sử dụng các công cụ tiếp thị sản phẩm, phân tích và điều chỉnh chiến lược phù hợp cho sản phẩm/ dịch vụ. Giám đốc marketing cần hiểu được khách hàng, phân tích insight, nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng để có chiến lược tiếp cận hiệu quả.
CMO là một chức vụ quan trọng, quyết định nhiều đến hiệu quả kinh doanh, phát triển của một doanh nghiệp.
Giám đốc marketing CMO giỏi sẽ đưa doanh nghiệp đến gần với khách hàng, định vị thương hiệu trong tâm chí người tiêu dùng, tạo ra những chiến lược marketing, ra mắt sản phẩm nâng cao trải nghiệm khách hàng hiệu quả.
Để trở thành CMO giỏi cần có năng lực lãnh đạo, sự nhạy bén, nắm bắt thị trường, hiểu khách hàng… Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về CMO là gì và nhiệm vụ của các CMO hiện nay.
Trân trọng cảm ơn!
Công Ty CP. Nef Digital
- Trụ sở: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
- VPGD: Tầng 6 -Tòa nhà 272 Nguyễn Lân, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0789277892
- Website: danangchothue.com
- Email: Admin@danangchothue.com – Sales@nef.vn