Cơ chế tài chính (Financial mechanism) là gì? Phân biệt với cơ chế quản lí tài chính

104935nang-luc-tai-chinh-cong-ty-phu-phuong-1521793944

Hình minh hoạ (Nguồn: thukyluat)

Bạn đang xem: cơ chế quản lý tài chính là gì

Cơ chế tài chính

Khái niệm

Cơ chế tài chính trong tiếng Anh được gọi là Financial mechanism.

Từ “cơ chế” là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giải nghĩa “mécanisme” là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”.

Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”.

Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế, nhưng quan điểm chung nhất: Cơ chế là quá trình chuyển động dây chuyền của các bộ phận cấu thành hệ thống, trong đó có bộ phận khởi động và chủ động, các bộ phận bị động trung gian (bộ phận truyền dẫn) và bộ phận bị động cuối cùng (công, quả).

Phân biệt Cơ chế tài chính và Cơ chế quản lí tài chính

Thuật ngữ “Cơ chế tài chính” và “Cơ chế quản lí tài chính” được sử dụng rất phổ biến trong nhiều văn bản, tài liệu, sách báo và trong đời sống xã hội hàng ngày. Trong thực tế nhiều người đã sử dụng thuật ngữ ” Cơ chế tài chính” để hàm ý nói đến ” Cơ chế quản lí tài chính”.

Dành cho bạn: Bạn có biết Chức năng, nhiệm vụ, vai trò phòng tài chính

Sự không phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm ” cơ chế tài chinh” và “cơ chế quản lí tài chính” thể hiện khá rõ trong thực tế đời sống, trong các tài liệu sách báo..

Xét về phương diện thực tiễn, sự không phân biệt và sử dụng lẫn lộn như vậy hầu như không gây ra hậu quả gì đáng kể và có thể chấp nhận được do thói quen sử dụng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, xét về phương diện học thuật, nghiên cứu và xây dựng chính sách thì sự phân biệt các thuật ngữ nói trên lại rất cần thiết nhằm thống nhất cách hiểu chúng.

– Cơ chế là thuật ngữ chỉ phương thức tồn tại và hoạt động của một hệ thống, trong đó có sự tương tác giữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành của hệ thống và nhờ đó mà hệ thống có thể tồn tại, vận hành và phát triển.

– Cơ chế quản lí được hiểu hệ thống các nguyên tắc, hình thức, phương pháp chính sách, biện pháp tác động lên hệ thống quản lí nhằm đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại hoạt động phù hợp với qui luật và thực tiễn khách quan của môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội, môi trường vĩ mô, vi mô bên trong và bên ngoài của hệ thống để đạt được mục tiêu đã định trước.

Cơ chế quản lí bao gồm cơ chế tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí và cơ chế tồn tại, vận hành của đối tượng quản lí.

Cơ chế quản lí là một hệ thống các nguyên tắc, chính sách, phương pháp quản lí ở những giai đoạn khác nhau trong việc quản lí xã hội.

Dưa trên cơ sở nhận thức chung nhất về cơ chế và cơ chế quản lí nói trên, vận dụng trong quản lí tài chính, có thể rút ra kết luận về mặt khái niệm của cơ chế tài chính và cơ chế quản lí tài chính.

Nên xem: Điều luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?

– Cơ chế tài chính chỉ phương thức tồn tại và hoạt động tài chính của tổng thể các hoạt động tài chính và tương tác giữa chúng trong quá trình hoạt động ở một tổ chức, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội nào đó hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

– Cơ chế quản lí tài chính là một hệ thống các nguyên tắc, chính sách, phương pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở các tổ chức, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hoặc toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính diễn ra ở đó vận động và phát triển đạt được mục tiêu đã định.

Các hình thức, phương pháp, biện pháp tác động lên hoạt động tài chính có sự tương tác biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống.

Sự tác động lên các hoạt động tài chính bằng hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp đó chính là hoạt động quản lí và để tổ chức, điều chỉnh các hoạt động tài chính vận động và phát triển đạt đến mục tiêu đã định.

Tổ chức, điều chỉnh các hoạt động tài chính là tổ chức, điều chỉnh phương thức tồn tại và vận động của chính các hoạt động tài chính đó.

Như vậy có thể hiểu rằng mục tiêu của cơ chế quản lí tài chính là nhằm tổ chức định hướng, điều chỉnh cơ chế tồn tại, vận động và phát triển của các hoạt động tài chính phù hợp với qui luật khách quan và thực tiễn của môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội để đạt được mục tiêu quản lí đã định.

Cơ chế tài chính là hệ quả tất yếu của cơ chế quản lí tài chính. Những bất cập của cơ chế tài chính hiện tại luôn đặt ra yêu cầu phải không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lí tài chính.

Hoàn thiện cơ chế quản lí tài chính là hoàn thiện các chính sách, phương pháp, biện pháp tác động có tính chủ quan của con người đến các hoạt động tài chính nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính – cơ chế tồn tại, vận động và phát triển của các hoạt động tài chính để đạt được những mục tiêu đã định.

(Tài liệu tham khảo: Tìm hiểu về cơ chế tài chính< Đại học Duy Tân)

Viết một bình luận