- Bọ chét, bọ nhảy là gì
- 3 giai đoạn phát triển của bọ chét
- Giai đoạn ấu trùng:
- Giai đoạn nhộng:
- Bọ chét trưởng thành:
- Gây bệnh và truyền bệnh
- 8 Cách tiêu diệt bọ chét, bọ nhảy trong nhà đơn giản + hiệu quả nhất
- Diệt bọ chét bằng thuốc chuyên dụng
- Diệt bọ chét bằng muối
- Diệt bọ chét bằng bột hàn the
- Diệt bọ chét bằng giấm táo
- Diệt bọ chét bằng nước chanh
- Hút bụi để diệt hoàn toàn bọ chét, trứng trong nhà
- Diệt bọ chét bằng lá cây hương thảo
- Điều trị bọ chét cắn người bằng cách
- Biện pháp phòng tránh
Bọ chét, bọ nhảy là gì
Bọ chét, bọ nhảy… và một số loài ký sinh khác sống trên cơ thể chó, mèo có thể tấn công và gây khó chịu thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng con người. Hãy cùng danangchothue.com tìm hiểu về chúng và tìm ra cách xử lý triệt để nhé
Ở nước ta đã phát hiện hơn 30 loài bọ chét, thuộc 7 họ, trong đó một số loài có vai trò truyền bệnh sang người như loài bọ chét chuột Xenopsylla cheopis ký sinh trên chuột, truyền bệnh dịch hạch chủ yếu ở nước ta. Nhưng từ năm 2000 đến nay, ở Việt Nam bệnh dịch hạch trên người không còn.
Bạn đang xem: con bọ nhảy
: Bọ Chét, Bọ Nhảy Ở Chó Mèo – Dấu Hiệu Và 8 Cách Diệt An Toàn 100% Update 10/2021
Một số loài bọ chét khác như loài Pulex irritans (ở chuồng gà), loài Ctenocephalides felis orientis và Ct. felis felis (ký sinh trên chó, mèo) sống gần người dễ chích đốt người gây viêm da, dị ứng, tạo thành các mụn nhọn rất phiền toái.
3 giai đoạn phát triển của bọ chét
Các loài bọ chét này sinh sản nhiều vào cuối mùa xuân – đầu mùa hè. Ở miền Bắc nước ta, thường vào mùa hoa xoan bọ chét phát triển nhiều nhất. Chu kỳ phát triển của bọ chét qua 4 giai đoạn: trứng – ấu trùng – nhộng (kén) – trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 23 -31 ngày. Bọ chét đẻ trứng trên đất, cát, rơm rác trong hang tổ vật chủ.
Giai đoạn ấu trùng:
- Vòng đời được bắt đầu từ bọ chét cái đẻ trứng. Điểm đặc biệt của bọ chét cái trưởng thành là khi có khả năng sinh sản chúng mới hút máu và chỉ đẻ trứng sau khi đã hút máu. Sau mỗi lần hút máu, mỗi bọ chét cái đẻ từ 2-20 trứng.
- Suốt cuộc đời một bọ chét cái đẻ khoảng trên 800 trứng. Trứng có thể dính trên da, lông của vật chủ hoặc rơi xuống đất. Vì vậy, thường những vùng đất mà vật chủ ngủ hoặc trú ngụ là môi trường sống đầu tiên của trứng để phát triển thành ấu trùng bọ chét.
- Khoảng 2 – 14 ngày, tuỳ theo điều kiện môi trường, trứng nở thành ấu trùng không có chân. Ấu trùng sống ở đất, phát triển bằng cách thay lông và lột xác 3 lần trong vòng 8 đến 24 ngày. Ấu trùng có thể kéo dài thời gian phát triển trên 6 tháng trong điều kiện không thuận lợi.
- Ấu trùng bọ chét sống ở các kẽ sàn nhà, ga trải giường, thảm và ở chỗ ngủ của động vật. Chúng không có chân nhưng chuyển động nhờ lông cứng trên cơ thể. Ấu trùng thích chỗ tối, ẩm uớt, ở đó chúng ăn những mảnh chất hữu cơ như phân của bọ chét trưởng thành, phân và những mảnh thức ăn thừa của vật chủ.
Giai đoạn nhộng:
- Trước khi chuyển sang giai đoạn nhộng bất hoạt, ấu trùng bọ chét phát triển đầy đủ các bộ phận rồi tự nhả tơ quấn xung quanh mình để tạo thành kén.
- Giai đoạn nhộng kéo dài từ 5- 7 ngày nhưng có thể tới một năm trong những điều kiện không thuận lợi.
Bọ chét trưởng thành:
- Bọ chét có kích thước nhỏ, dài khoảng 1,5-3,3mm, màu đỏ thẫm hoặc đen, đôi chân sau thay đổi, dài, to mập để nhảy. Bọ chét trưởng thành có thể nhảy cao đến 18 cm và xa đến 33cm.
- Thân chúng dẹt ở hai bên, lưng có những gai hướng về phía sau làm hoạt động của chúng chỉ tiến về phía trước xuyên vào lông, tóc của vật chủ và giúp chúng không bị tuột ra ngoài. Bọ chét trưởng thành tồn tại ở trong kén cho đến khi gặp vật chủ thích hợp.
- Tùy theo điều kiện của môi trường, bọ chét trưởng thành có thể ở trong kén tới 5 tháng để chờ vật chủ. Trong kén, bọ chét trưởng thành nhận biết được sự có mặt của vật chủ thích hợp bằng cảm nhận hơi nóng, mùi của cơ thể vật chủ, luồng khí, dung động của sàn và môi trường xung quanh.
- Khi phát hiện được vật chủ thích hợp, bọ chét chui ngay ra khỏi kén và tìm đến vật chủ. Đặc điểm sinh thái này chính là lý do mà người ta thấy bọ chét trưởng thành xuất hiện nhiều khi người ta trở về nhà sau chuyến du lịch hoặc khi dọn đến nhà mới.
Hình ảnh: Bọ chét
: Cách nhìn phân đoán bệnh của chó mèo hiệu quả Update 10/2021
Đề xuất riêng cho bạn: Mách bạn Tử Vi Tuổi Mậu Thìn 1988 – Nữ mạng | Chi tiết tử vi trọn đời
Bọ chét Pulex irritans (bọ chét người) đẻ trứng và phát triển ở chuồng gà vùng trung du và rừng núi.
Bọ chét chó, mèo đẻ trứng và phát triển ở ổ chó, mèo nằm, khắp nơi, từ rừng núi, nông thôn, thành thị. Cả con đực và con cái đều sống bằng việc hút máu vật chủ và người.
Gây bệnh và truyền bệnh
Thực sự đáng sợ khi chỉ sau 1-2 giờ thoát khỏi kén, bọ chét đã tìm mồi hút máu. Một điều đặc biệt, bọ chét cái đốt no máu mới đẻ trứng. Sau mỗi lần hút máu, mỗi con cái đẻ từ 2-20 trứng. Suốt cuộc đời một con bọ chét cái đẻ khoảng trên 800 trứng. Tuổi thọ của con bọ chét khoảng 1 năm.
danangchothue.com Nguyễn Văn Châu cho hay, bọ chét trưởng thành dài khoảng 1,5 -3,3mm, dẹt ở hai bên, có lớp vỏ ki-tin màu nâu thẫm. Bọ chét vận động bằng cách nhảy, do vậy đôi chân sau phát triển.
Bọ chét trưởng thành có thể nhảy cao 0,5 mét, cao gấp 200 lần chiều dài cơ thể và 130 lần chiều cao cơ thể của nó và xa 0,3 mét. Trên thân bọ chét có nhiều lông cứng hướng về phía sau làm hoạt động của chúng chỉ tiến về phía trước xuyên vào lông, tóc của vật chủ và giúp chúng bám chặt vào vật chủ và người.
Vết thương do bọ chét gây ra
Ông Châu kể lại, trường hợp của một người dân ở khu Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tìm đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương cách đây không lâu kể về trường hợp kì lạ của gia đình mình. Anh này cho biết,nhà có cháu bé 3 tuổi thường ngủ ở tầng hai bị một con vật lạ đốt nổi mẩn đỏ khắp người. Cháu bé thường rất khó chịu, liên tục gãi, ngủ không yên. Gia đình hết sức lo lắng. Anh này có đem theo một số con côn trùng màu nâu đen, bé như hạt vừng bắt được trong nhà đến cho danangchothue.com Nguyễn Văn Châu xem.
Kiểm tra mẫu vật, danangchothue.com Nguyễn Văn Châu kết luận đó chính là loài bọ chét Ctenocephalides felis orientis.
Xem thêm: Bạn có biết [Giải đáp] Có nên kiêng xây nhà khi có tang?
: Chó Basenji – chú chó thanh lịch không bao giờ sủa Update 10/2021
Loài bọ chét này ở Việt Nam chủ yếu ký sinh trên chó, mèo nuôi trong nhà, đẻ trứng ngay ổ chó mèo nằm. Mùa xuân hè, bọ chét sinh sản rất nhanh, số lượng rất nhiều, hút máu chó mèo không đủ nên nó đốt cả người. Nếu nơi chó nằm ở tầng một, bọ chét có thể vận động lên tới tầng hai.Điều đáng nói, dù đây là những loại côn trùng hết sức nguy hiểm nhưng người dân vẫn còn ít hiểu biết về nó.
8 Cách tiêu diệt bọ chét, bọ nhảy trong nhà đơn giản + hiệu quả nhất
Diệt bọ chét bằng thuốc chuyên dụng
- Khi nhà có bọ chét bạn phải xử lý bằng cách phun thuốc các khu vực bị ảnh hưởng bằng các chai xịt bọ chét chuyên dụng. Để tránh lây lan khắp nhà, bạn cần xử lý ngay khi phát hiện.
- Diệt bọ chét trong nhà: lấy 1 chai 50ml pha với 5 lít nước, hòa kỹ thuốc với nước, cho vào bình cây cảnh hoặc bình xịt kính. Xịt kỹ các khu vực xuất hiện bọ chét, phun lên giường chiếu, chăn màn. Sau đó, đi ra ngoài từ 2-3 tiếng đợi cho thuốc khô rồi vào nhà sinh hoạt bình thường.
Diệt bọ chét bằng muối
- Muối có tác dụng lớn đối với sức khỏe cũng như trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người: ngăn ngừa sâu răng, đau họng, khử độc… Ngoài ra, muối còn có tác dụng không ngờ đó chính là diệt bọ chét trên thảm trải nhà.
- Bằng cách rắc nhiều muối lên thảm rồi để ít nhất 1 ngày, sau đó dùng máy hút bụi để làm sạch thảm. Chỉ cần sử dụng trong vòng một tuần, tấm thảm trải nhà của bạn sẽ sạch hơn và không còn bọ chét nữa.
Diệt bọ chét bằng bột hàn the
- Bột hàn the thường được sử dụng để sản xuất một số dung dịch diệt khuẩn ngoài da hoặc ở niêm mạc, thuốc tẩy uế và hóa chất diệt côn trùng. Có thể sử dụng bột hàn the để trực tiếp loại bỏ côn trùng trên thảm.
- Rắc bột hàn the lên thảm nhà và để lại trong vòng 1 đêm sau đó sử dụng máy hút bụi vào buổi sáng hôm sau. Nó sẽ loại bỏ hết các loại bọ chét có trong thảm.
Diệt bọ chét bằng giấm táo
- Ít ai có thể biết rằng giấm táo có thể loại bỏ các loại bọ chét ẩn náu trong nhà của bạn.
- Pha nước và giấm táo với tỷ lệ 1:2. Cho lượng nước vừa pha vào một bình xịt sau đó xịt lên thảm. Nước giấm táo sẽ khiến cho bọ chét nhảy ra khỏi tấm thảm của bạn.
Diệt bọ chét bằng nước chanh
- Cắt chanh thành lát mỏng rồi đun sôi với một lượng nước nhất định. Để qua một đêm sau đó lọc lại vào buổi sáng.
- Cho lượng nước đã lọc vào bình xịt trước khi xịt lên thảm. Để sau vài giờ rồi rửa lại thảm để loại bỏ các vết bẩn và côn trùng.
Hút bụi để diệt hoàn toàn bọ chét, trứng trong nhà
- Máy hút bụi là thứ vũ khí hữu hiệu đầu tiên loại bỏ tất cả các loại bọ chét. Đặc biệt, những chiếc máy hút bụi sử dụng bộ lọc tiêu chuẩn hoặc bộ lọc HEPA có khả năng loại bỏ đến 99.96% vi khuẩn, bụi bẩn, bọ ve và nấm mốc.
- Ngoài ra, máy hút bụi robot còn sử dụng tia cực tím để loại bỏ bọ ve và trứng bọ ve trên sàn nhà, thảm trải nhà. Các tia cực tím khi tiếp xúc với sàn nhà sẽ giết chết các loại vi khuẩn, mang đến cho ngôi nhà một môi trường trong sạch và vô trùng.
Diệt bọ chét bằng lá cây hương thảo
- Rửa sạch lá hương thảo rồi đun sôi với nước trong khoảng nửa tiếng. Lọc lại và rưới lên thảm.
- Không cần rửa lại, chỉ cần để khô trong không khí cũng có thể diệt bọ chét ẩn nấp trong nhà.
Điều trị bọ chét cắn người bằng cách
Khống chế được sự phát triển của bọ chét là hết sức phức tạp. Bởi vì vòng đời của bọ chét có nhiều giai đoạn phát triển ngoài vật chủ.
- Trước hết phải cắt nguồn lây. Vật nuôi trong nhà là nguồn lây đầu tiên và là nguồn dự trữ mầm bệnh. Vì vậy, phải xác định con vật nào có bọ chét (chó, mèo…) để loại bỏ hoặc điều trị cho chúng, đồng thời phải vệ sinh nơi ở của chúng bằng cách phun hoặc xịt thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt bọ chét để tiêu diệt trứng, ấu trùng, nhộng và bọ chét trưởng thành.
- Điều trị sẩn ngứa ở người do bọ chét đốt.
- Chủ yếu điều trị tại chỗ: Bôi kem kháng histamin hoặc kem corticoid hoặc DEP, nếu có viêm tấy, bội nhiễm dùng thuốc sát khuẩn hoặc kem kháng sinh
- Trường hợp ngứa nhiều có thể kết hợp dùng kháng histamin toàn thân.
- Chú ý vệ sinh quần, áo, chăn chiếu và nơi ở.
Đây là thuốc diệt bọ chét trong nhà được sử dụng rộng rãi hiện nay.
DOWNLOAD HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CHÓ
Biện pháp phòng tránh
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất đối với tất cả các loài côn trùng hút máu người là thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cá nhân, vệ sinh giường chiếu, khu vực gia đình thường xuyên sinh hoạt. Khi có các dấu hiệu bất thường, gia đình nên đưa con em đến các cơ sở y tế chuyên ngành để được khám và điều trị hiệu quả nhất.
: Chó Bully American – Dũng Sĩ của loài Chó Update 10/2021