- Creative là gì?
- Vai trò của Creative trong doanh nghiệp
- Kỹ năng cần có khi làm nghề Creative
- Các công việc trong nghề Creative là gì?
- Executive Creative Director (Giám đốc điều hành Sáng tạo)
- Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
- Art Director (Giám đốc nghệ thuật)
- Sự khác nhau giữa Art Director và Creative Director là gì?
Creative là gì? Nghề creative cần có những kỹ năng gì? Trong khoảng 20 năm trở lại đây, sáng tạo mới bắt đầu được coi như một nghề nghiệp thực thụ, có vai trò ngày càng quan trọng và cần thiết. Trong lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, sự sáng tạo sẽ là bàn đạp giúp doanh nghiệp tìm ra lối đi khác biệt, tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.
Trong bài viết này, MarketingAI sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh xoay quanh khái niệm Creative là gì cũng như các công việc đang hot nhất trong ngành creative hiện nay nhé!
Bạn đang xem: creative marketing là gì
Mục Lục:
- 1 Creative là gì?
- 2 Vai trò của Creative trong doanh nghiệp
- 3 Kỹ năng cần có khi làm nghề Creative
- 4 Các công việc trong nghề Creative là gì?
- 4.1 Executive Creative Director (Giám đốc điều hành Sáng tạo)
- 4.2 Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
- 4.3 Art Director (Giám đốc nghệ thuật)
- 5 Sự khác nhau giữa Art Director và Creative Director là gì?
Creative là gì?
Creative là gì? Theo từ điển Cambridge, creative là tính từ, miêu tả trạng thái của một ý tưởng được nảy ra hay miêu tả một vật độc đáo, khác với phiên bản ban đầu. Trong tiếng Việt, creative dịch ra nghĩa là sáng tạo.
Không chỉ là phẩm chất, tính cách của con người, sáng tạo cũng được xem là một trong những yếu tố, kỹ năng quan trọng của một số ngành nghề đặc thù. Trong marketing, creative là tên gọi bộ phận sáng tạo nằm trong công ty Agency, chịu trách nhiệm lên chiến lược quảng cáo, các chiến dịch thúc đẩy doanh số bán hàng cho công ty. Các công ty agency thường làm gộp 3 mảng quảng cáo – truyền thông – sự kiện.
Khái niệm Creative là gì? (Ảnh: aimacademy)
Vai trò của Creative trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, bộ phận creative có vai trò quan trọng trong bức tranh thành công của doanh nghiệp. Các công ty làm việc trong lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi bộ phận sáng tạo làm các công khác nhau.
Tuy nhiên, về cơ bản, creative team có vai trò đưa ra ý tưởng, hình ảnh, từ ngữ để truyền bá thông điệp dưới dạng truyền thông như: radio, bao bì sản phẩm, quảng cáo trên truyền hình, điểm bán hàng.
Kỹ năng cần có khi làm nghề Creative
Nếu đã hiểu creative là gì thì chắc chắn bạn đã nắm rõ các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sáng tạo. Vốn là ngành nghề đặc thù, creative đòi hỏi người sáng tạo phải có nhiều kỹ năng tổng hợp, bao gồm:
- Tinh thần làm những điều không thể: Sự sáng tạo không cho phép tư duy theo lối mòn và lặp lại nội dung ở bất kỳ tác phẩm nào. Theo đuổi sự sáng tạo, đôi khi bạn phải chấp nhận “sự khác người”, đi ngược lại đám đông để bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình. Sự thẳng thắn này đôi khi sẽ đi ngược những suy nghĩ truyền thống đã ăn sâu vào tư tưởng người khác. Do đó, học cách sống chung với áp lực, vượt qua những nhận xét trái chiều là điều đầu tiên cần trau dồi nếu muốn theo đuổi nghề sáng tạo.
- Sáng tạo một cách nghiêm túc, kỷ luật bản thân: Để theo đuổi nghề sáng tạo, ngoài tính cầu tiến, bạn cần kiểm soát bản thân trong trạng thái tốt nhất. Không nên để cảm hứng hay cảm xúc nhất thời chi phối đến công việc hay thái độ làm việc của bạn vì lối tư duy “tự do, phóng khoáng”. Để kiểm soát tốt, bạn cần có kỹ năng lập kế hoạch, nghiêm túc đi theo những hoạch định đặt ra trong một thời gian cố định.
Đề xuất riêng cho bạn: Tổng hợp Gross sales – Net sales là gì? Cách tính Gross sales và Net sales chuẩn nhất
Kỹ năng cần thiết để làm nghề creative là gì (Ảnh: googleusercontent)
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng: là dân sáng tạo, bạn cần biết những tool trong ngành như Photoshop, Illustrator, InDesign… để phục vụ cho công việc một cách tốt nhất.
- Biết phân tích và giao tiếp tốt: người có khả năng sáng tạo thường rất nhạy cảm, có một con mắt tinh tường, sắc bén, nhìn thấy những ý tưởng tiềm năng từ những điều nhỏ nhặt nhất. Do đó, hãy đi gặp gỡ, giao tiếp với những người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
>> Xem thêm: Ngành logistics học trường nào? TOP các trường đào tạo Logistics ở Việt Nam
Các công việc trong nghề Creative là gì?
Tùy thuộc vào quy mô công ty, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu khách hàng thì sẽ cần số lượng nhân sự trong team creative tương ứng. Thông thường, 1 đội creative team nhỏ thì chỉ có 1 copywriter, 1 art director hoặc nếu quy mô lớn hơn sẽ có thêm creative director, excutive creative director… Mặc dù tất cả sẽ cùng phối hợp làm việc với nhau song công việc, trách nhiệm của mỗi vị trí lại khác nhau.
>>> Xem nhiều hơn: Copy Writer là gì
Executive Creative Director (Giám đốc điều hành Sáng tạo)
Đây là cấp cao nhất trong số các chức danh nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực sáng tạo. Giám đốc điều hành sáng tạo có trách nhiệm giải tình cho cấp quản lý cao hơn về hoạt động của bộ phận sáng tạo ở cấp độ toàn cầu/toàn quốc/vùng tùy vào quy mô của công ty, tập đoàn.
Ngoài ra, giám đốc điều hành sáng tạo cũng là người “lên dây cót”, thiết lập tinh thần làm việc chung cho bộ phận sáng tạo trong công ty. Vị trí này thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong các công ty agency từ 12 đến 15 năm.
Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
Giám đốc sáng tạo hay còn gọi là creative director là vị trí then chốt trong quá trình phát triển sản phẩm/dịch vụ của công ty. Họ đảm nhận trách nhiệm quản lý creative team, khởi xướng ý tưởng, thúc đẩy team đưa ra ý tưởng và đảm bảo tính sáng tạo trong các sản phẩm truyền thông.
Ví dụ trong lĩnh vực quảng cáo, Creative Director sẽ phát triển kế hoạch, chiến lược tiếp thị cho công ty, đồng thời quản lý dự án, làm việc và trao đổi trực tiếp với khách hàng, cho ra sản phẩm thiết kế đúng như thời hạn dự kiến.
Creative director thường được đề bạt từ vị trí Art director hoặc Copywriter và yêu cầu từ 2-12 năm kinh nghiệm.
Ảnh: tomorrowmarketers
Art Director (Giám đốc nghệ thuật)
Xem thêm: Chia sẻ BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN MARKETING
Art Director (Giám đốc nghệ thuật) chịu trách nhiệm về việc thiết kế, ý tưởng cho phong cách, hình ảnh trực quan trên các tạp chí, báo, bao bì, sản phẩm, sản xuất phim và truyền hình của công ty. Sự sáng tạo của Art director sẽ quyết định các yếu tố hình ảnh của project như: màu sắc, tinh thần chung, cảm giác đem đến cho người xem…
Các Art director sẽ làm việc với Copywriter, đảm bảo ý tưởng ngắn gọn, hỗ trợ chiến dịch quảng cáo. Vị trí này thường yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu trên 5 năm.
Sự khác nhau giữa Art Director và Creative Director là gì?
Sự khác biệt giữa Art Director và Creative Director nằm ở phạm vi trách nhiệm. Art direction là sự kết hợp giữa sự sáng tạo nghệ thuật và khả năng thiết kế design để tạo ra một sản phẩm có tính thẩm mỹ, gắn kết và khơi dậy phản ứng người tiêu dùng.
Theo định nghĩa, Art director chỉ tập trung vào tính thẩm mỹ, trong khi Creative director sẽ xử lý chiến lược, thực hiện chiến dịch, chỉ đạo nghệ thuật…
Giám đốc sáng tạo có thể yêu cầu team của anh ta sáng tạo một phông chữ ấn tượng trên bao bì sản phẩm để thu hút khách hàng, còn giám đốc nghệ thuật sẽ biết tên các phông chữ cũng như tính năng hoạt động của từng loại một. Công việc của Creative director thiên về nhìn và hiểu hơn là “cách làm ra” một sản phẩm cụ thể.
>>> Có thể bạn quan tâm: Art Director là gì
Kết
Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, sự phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực sáng tạo ngày một mở rộng. Creative là gì? Cần làm gì để rèn luyện tính sáng tạo? sẽ không còn là câu hỏi khó nếu chúng ta có đam mê và không ngại học hỏi, cập nhật kiến thức mỗi ngày.
Hy vọng bài viết trên của MarketingAI đã giải đáp đầy đủ giúp bạn câu hỏi Creative là gì cũng như giúp bạn tìm ra nghề nghiệp “đậm chất” creative nhất, thỏa sức vẫy vùng khả năng sáng tạo của bản thân.
Hải Yến – MarketingAI
>> Có thể bạn chưa biết: Binomo là gì? Hướng dẫn cách chơi Binomo từ A đến Z cho người mới bắt đầu
Đánh giá post