Tổng hợp Quyền dân tộc tự quyết là gì? Nguyên tắc dân tộc tự quyết?

Hiện nay chúng ta đang sống ở thời kì hiện đại và không còn chiến tranh. Mỗi một đất nước sẽ có quyền tự quyết đối với dân tộc của mình mà các nước khác phải tôn trọng quyền tự quyết đó. đây là một quyền mang ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng, bảo vệ dân tộc. vậy thực tế về Quyền dân tộc tự quyết là gì? Nguyên tắc dân tộc tự quyết? được nhà nước quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Bạn đang xem: dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết là gì

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Quyền dân tộc tự quyết là gì?

Đối với một đất nước, mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết đối với dân tộc của mình, đây là một trong những quyền quan trọng. Quyền dân tộc tự quyết là Quyền tự mình định đoạt những công việc thuộc về vận mệnh của dân tộc mình, như lập ra một nhà nước dân tộc riêng, độc lập hoặc cùng với các dân tộc khác thành lập một nhà nước nhiều dân tộc trên cơ sở bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Sự hình thành nguyên tắc

– Tôn trọng quyền của các dân tộc được tự do lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một trọng những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Quyền này được thể hiện một cách tập trung nhất trong nguyên tắc dân tộc tự quyết, dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc.

– Ra đời trong giai đoạn khi mà quá trình phi thuộc địa hóa đã đạt tới đỉnh điểm, nguyên tắc dân tộc tự quyết đã thể hiện vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình đấu tranh cho quyền của các dân tộc. Đồng thời, nguyên tắc này đã hướng tới việc chống chủ nghĩa thực dân, tập trung chú ý vào việc giải phóng các dân tộc khỏi ách đô hộ.

– Ngày nay, quyền dân tộc tự quyết được hiện thực hóa trong đời sống quốc tế thông qua các quyền dân tộc cơ bản, bao gồm: quyền được độc lập của dân tộc; quyền bình đẳng với các dân tộc khác; quyền được sống trong hòa bình, an ninh, phát triển bền vững…

Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết đã trở thành nguyên tắc pháp lý quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960; hai Công ước về các quyền dân sự chính trị, quyền kinh tế-xã hội-văn hóa năm 1966; tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc của Luật quốc tế.

Nội dung của nguyên tắc

Đọc thêm: Mách bạn NHỮNG CƠ HỘI VÀ RỦI RO NÀO KHI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ??

Xem thêm: Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử

* “Quyền dân tộc tự quyết” được hiểu là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. Khoản 2 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “phát triển quán hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”. Như vậy, khái niệm “dân tộc tự quyết” được nhắc đến trong Hiến chương Liên hợp quốc không phải là quyền tự quyết của dân tộc theo nghĩa là sự tập hợp của các sắc tộc hoặc quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số trong từng quốc gia. Quyền dân tộc tự quyết ở đây chỉ thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định – chủ thể luật quốc tế.

* Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã khẳng định “Việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với quốc gia đó cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự do quyết định là các hình thực thể hiện quyền dân tộc tự quyết”. Như vậy, nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm các nội dung sau:

– Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện;

– Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội;

– Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài;

– Quyền các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự;

– Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý.

Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và các quốc gia khác tôn trọng.

Xem thêm: Phân tích nội dung và ngoại lệ của một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Ngoại lệ của nguyên tắc

Xem thêm: Share cho bạn Định nghĩa chủ đầu tư : Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư

Nguyên tắc này không thừa nhận bất kỳ ngoại lệ nào.

3. Bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và quyền con người

Bởi lẽ khi nhắc tới quyền dân tộc tự quyết ta sẽ nghĩ tới quyền con người bởi quyền dân tộc tự quyết và quyền con người có mối quan hệ khăng khít. Quyền con người trước hết là quyền cá nhân, song nó cũng là quyền cộng đồng; và quyền cá nhân, quyền cộng đồng đều được bảo đảm một cách cụ thể trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở mỗi dân tộc – quốc gia. Do đó, việc bảo đảm quyền con người cơ bản phải phụ thuộc vào quyền dân tộc tự quyết, vì quyền dân tộc tự quyết là quyền cộng đồng bao trùm của các cá nhân sinh sống trong một dân tộc – quốc gia . Nếu quyền dân tộc tự quyết không được tôn trọng thì quyền con người với tư cách là quyền của một cá thể, một tập thể riêng rẽ sẽ rất khó được bảo vệ, bảo đảm trong thực tế.

Giữa hai quyền đó là quyền dân tộc tự quyết và quyền con người có những yếu tố để có thể tạo nên quan hệ giữa quyền dân tộc tự quyết và quyền con người mang yếu tố thời đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, trong khi ranh giới các dân tộc – quốc gia trở nên mờ nhạt, mong manh, chỉ còn mang tính tương đối thì quyền con người được đề cao như một giá trị cốt lõi của thời đại. Quyền dân tộc tự quyết, ở một khía cạnh nào đó phải phụ thuộc vào quyền con người. Nhưng đồng thời cùng với các quá trình toàn cầu hóa, các dân tộc – quốc gia lớn nhỏ cũng đang “gồng lên” để khẳng định và bảo tồn những gì còn sót lại của bản sắc dân tộc. Do đó, quyền con người, ở một khía cạnh nào đó phải phụ thuộc vào quyền dân tộc tự quyết. Vì thế, mối quan hệ giữa quyền dân tộc tự quyết và quyền con người đang ngày càng phức tạp. Ở khía cạnh này, với điều kiện này, quyền con người được đề cao là phù hợp, nhưng ở phương diện khác, trong hoàn cảnh khác, việc coi trọng quyền dân tộc tự quyết mới là đúng đắn. Do vậy, trong đấu tranh thực hiện quyền con người và quyền dân tộc tự quyết cần phải tính tới những yếu tố có tính thời đại. Đây cũng là một vấn đề có tính nguyên tắc để hiện thực hóa tối đa quyền con người trong khi vẫn bảo đảm được quyền dân tộc tự quyết trong thời đại hiện nay.

Ngoài ra, không chỉ mang yếu tố về thời đại, quyền dân tộc tự quyết còn mang yếu tố thể chế quyền công dân trong quan hệ giữa quyền dân tộc tự quyết và quyền con người. Quyền con người không đồng nhất với quyền công dân, nhưng quá trình bảo đảm quyền con người ở mỗi dân tộc – quốc gia cơ bản diễn ra trong khung khổ thể chế quyền công dân tại mỗi quốc gia, dù dân tộc – quốc gia đó có là thành viên và thực hiện trực tiếp nhiều công ước quốc tế về quyền con người. Vì thế quá trình bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và quyền con người luôn phải xuất phát từ thể chế quyền công dân hay thể chế chính trị – xã hội của quyền công dân trong mỗi dân tộc – quốc gia. Các dân tộc – quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền và công việc nội bộ của mỗi dân tộc – quốc gia là do quốc gia tự quyết định, không thể có dân tộc – quốc gia nào đó coi thể chế quyền công

Theo những điều chúng tôi đã nêu ra và phân tích như trên có thể thấy việc giải quyết bền vững và hiệu quả mối quan hệ giữa quyền dân tộc tự quyết và quyền con người trước tác động của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, cần nắm vững một số định hướng sau:

Hướng thứ nhất đó là trong bảo vệ, bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và quyền con người phải ưu tiên bảo vệ, bảo đảm quyền dân tộc tự quyết phù hợp với Khoản 1, Điều 1 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Hướng thứ hai đó là phải kịp thời nhận rõ đồng thời giải quyết hiệu quả trong thực tiễn những vấn đề mới đang đặt ra trước quyền dân tộc tự quyết và quyền con người, xuất phát từ thành tựu đã đạt được cũng như phát sinh từ sai lầm, thiếu sót. Một mặt, hiện nay trước tác động của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không chủ động, tích cực hội nhập vào thể chế khu vực và thế giới thì quyền dân tộc tự quyết sẽ bị xâm phạm, trước tiên bởi công nghệ số. Mặt khác, nếu không tích cực làm giảm phân cực giàu nghèo, đẩy mạnh chống tham nhũng và quan liêu thì quyền của đa số người dân bị xâm hại. Để có những quyết sách như vậy, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; trong đó cần nghiêm túc nhìn nhận những sai lầm, thiếu sót về lý luận và thực tiễn trong bảo vệ, bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và quyền con người.

Xem thêm: Công pháp quốc tế là gì? So sánh giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế?

Hướng thứ ba đó là giải quyết thực hiện quyền dân tộc tự quyết và quyền con người tương thích với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam là đang đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và phù hợp với thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN. Trong đó, cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhằm xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người và quyền dân tộc tự quyết; đồng thời xử lý công minh mọi hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của công dân và xâm hại quyền lợi hợp pháp của dân tộc – quốc gia.

Cuối cùng đó là thực hiện việc bảo vệ, thực hiện quyền dân tộc tự quyết và quyền con người ở Việt Nam hiện nay phải song hành với chủ động, tích cực đối thoại, đấu tranh phòng, chống những quan điểm, hành động của tổ chức, hành vi của cá nhân trong việc xuyên tạc, kích động chống phá chế độ chính trị – xã hội vốn là hàm nghĩa cốt lõi của quyền dân tộc tự quyết; đồng thời tăng cường tuyên truyền, cả đối nội và đối ngoại về lập trường, quan điểm đúng đắn của Việt Nam trong bảo vệ, bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và quyền con người phù hợp với pháp luật quốc gia và quốc tế trong điều kiện hiện nay.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quyền dân tộc tự quyết là gì? Nguyên tắc dân tộc tự quyết? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Viết một bình luận