Mách bạn Lũng đoạn trong thị trường tài chính ảnh hưởng như thế nào?

Lũng đoạn trong thị trường tài chính không phải là một khái niệm mới. Ta có thể nghe rất nhiều tin tức về lũng đoạn được nhắc tới không chỉ từ những trung tâm tài chính toàn cầu như Luân Đôn, New York, Hồng Kông mà ở cả những thị trường vốn đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh và kèm theo đó là những hệ lụy nguy hiểm không ngờ đến.

Từ việc điều chỉnh lãi suất, quy trình cho vay, hay tình trạng bán khống cổ phiếu có thể gây ra thất thoát hàng tỉ đô-la mà chúng ta không hề hay biết. Một câu hỏi lớn nhiều người đặt ra là “Lũng đoạn thị trường tài chính ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào?”

Bạn đang xem: đầu cơ chứng khoán lũng đoạn thị trường là gì

Trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển của Việt Nam mở cửa sâu rộng hơn, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, ngày càng cần có sự hiểu biết và ngăn chặn lũng đoạn thị trường vốn, tránh gây ảnh hưởng xấu đến người dân và nền kinh tế.

Nếu lấy việc vay vốn làm ví dụ, ta có thể thấy khá nhiều từ bài học Bangladesh. Trong những năm 2000, gần 60% người dân vay vốn tại Bangladesh thừa nhận rằng họ đã phải hối lộ nhân viên ngân hàng để được chấp thuận khoản vay. Việc phải chi trả khoản phí – chi phí “đen” – tạo nên một rào cản với các cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn, cho dù ý tưởng kinh doanh của họ có tốt thế nào đi nữa.

Điều này đồng nghĩa với việc một số cá nhân “chịu chi” dễ dàng vay vốn hơn mặc dù họ không có lịch sử tín dụng hay tài sản thế chấp để chứng minh khả năng chi trả. Hệ lụy là những dự án xấu lại xin được vốn vay. Nghiên cứu mẫu của 125 khoản nợ xấu trong những năm 2000 tại Bangladesh, khoảng 78% trong số này đã sử dụng mối quan hệ để xin vay vốn.

Khi thị trường tài chính bị lũng đoạn, thông tin có khả năng bị bưng bít. Điều đó có nghĩa rằng những người trong nội bộ nắm được thông tin mật và dễ dàng thu lợi trong khi những nhà đầu tư chịu thiệt hại. Một ví dụ gần đây nhất chính là cơn sốt công nghệ “blockchain”. Khi không có biện pháp điều chỉnh phù hợp, như luật chứng khoán, những cá nhân xấu có thể tạo nên những thủ đoạn “pump and dump” hay “thổi giá rồi bán tháo”.

Đọc thêm: Khái niệm, phân loại, vai trò của công ty chứng khoán

Đầu tiên những nhà đầu cơ thao túng và “thổi giá” (pump) giá tiền tệ ảo bằng cách thúc đẩy thị trường. Nhóm những nhà đầu cơ dành khá nhiều thời gian mua tiền tệ ảo giá rẻ, sau khi thổi giá sẽ bằng cách tung tin đồn “tốt” về loại tiền ảomà họ đã gom. Sau khi tin đồn bắt đầu có đà lan rộng, khối lượng giao dịch sẽ tăng và giá trị của tiền tệ ảo đồng thời tăng theo.

Sau khi giá tiền tệ này chạm đến một mức cao như mong muốn, những nhà đầu cơ sẽ “bán tháo” đồng loạt tiền ảo này đi, thậm trí bán phá giá gây sụt giảm thị trường nghiêm trọng. Những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm có thể dễ dàng mất đi một khoản tiền lớn trong nháy mắt.

Hiện cũng có khá nhiều tranh luận về lũng đoạn thị trường tài chính dựa trên sử dụng thuật toán trên thị trường vốn. Trong cuốn sách Flash Boys: Những Anh hùng Phố Wall được xuất bản năm 2013.

Tác giả Michael Lewis đã mô tả giao dịch tần suất cao (high-speed trading) trên phố Wall. Giao dịch tần suất cao sử dụng thuật toán và máy tính hiện đại để thực hiện giao dịch với tốc độ nhanh hơn nhiều so với con người. Lewis bày tỏ quan ngại rằng chính hình thức giao dịch tần suất cao này đã giúp các quỹ đầu tư lớn thao túng, “làm mưa làm gió” trên thị trường, và thiệt hại với nhà đầu tư và cổ đông.

Trong vòng quay của tài chính, giao dịch tần suất cao này gây ra khá nhiều tranh cãi về mặt đạo đức. Một phía thì cho rằng hình thức giúp tăng thanh khoản thị trường, và nhà đầu tư có thể nhanh chóng mua và bán tài sản. Ngoài ra, hình thức giao dịch này còn giúp giảm thiểu chi phí mua, bán cổ phiếu (cổ phiếu giao dịch càng lâu, chi phí mua bán càng cao). Phía còn lại cho rằng hình thức giao dịch này tạo ra sự thiếu công bằng khi một số quỹ lớn có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Có thể dù qua những ví dụ rất cụ thể kể trên, một người bình thường vẫn cảm thấy sự lũng đoạn thị trường tài chính và thị trường vốn quá xa vời. Tại sao chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này?

Khi thị trường vốn bị lũng đoạn, tất cả hoạt động kinh tế ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đi. Trong nghiên cứu xuất bản năm 2016 về lũng đoạn tài chính, David Ng, thuộc trường Đại học Cornell, chỉ ra khi thị trường bị lũng đoạn, công ty mất chi phí vay cao hơn, trị giá cổ phiếu giảm, và quản lý doanh nghiệp xấu đi. Nói một cách đơn giản hơn, tất cả chúng ta – từ những người đầu tư cổ phiếu cho đến người tiêu dùng – đều “thua thiệt” trong một thị trường vốn bị lũng đoạn. Thị trường khó đầu tư hơn sẽ dẫn đến tình trạng càng ít người chịu đầu tư.

Tham khảo thêm: Chia sẻ Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là gì ? Danh sách các cổ phiếu bị cảnh báo năm 2021

Khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam phát triển, những câu hỏi xoay quanh tình trạng lũng đoạn thị trường tài chính sẽ cần được quan tâm nhiều hơn.

Nếu Việt Nam muốn xây dựng một hệ thống thị trường năng động, Việt Nam cần trước nhất một thị trường hấp dẫn và ổn định hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn. Nếu không, thậm chí cả những công ty lớn của Việt Nam cũng sẽ tìm kiếm cơ hội niêm yết cổ phiếu của mình ở những thị trường khác, chuyển hướng đầu tư tài chính ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Sandy Frucher, Phó Chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq, đã từng là nhân vật chính trong công cuộc xây dựng và khôi phục lại những yêu cầu về đạo đức trong thị trường vốn. Năm 1998, ông trở thành CEO và Chủ tịch sàn chứng khoán Philadelphia, một sàn chứng khoán đã trải qua khá nhiều thăng trầm và gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, Frucher vẫn vực nó dậy với doanh thu tăng trưởng ở mức 65%, giá trị chứng khoán phái sinh tăng trưởng ở mức 155%. Năm 2007, sàn chứng khoán Philadelphia được Nasdaq mua lại với giá $690 triệu USD, và sau đó, Sandy Frucher trở thành Phó Chủ tịch sàn Nasdaq.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, Frucher cũng là một trong những cố vấn cho Việt Nam. Cụ thể hơn, ông đã từng đưa ra rất nhiều lời khuyên và tư vấn giúp xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày đầu thành lập.

Vào thứ Ba, ngày 15 tháng 10 sắp tới, lúc 17:30, Sandy Frucher sẽ chia sẻ nhiều hơn với quý độc giả về chủ đề “Làm thế nào để giữ tham nhũng tránh xa thị trường tài chính” tại Đại học Fulbright Việt Nam.

Đây là buổi nói chuyện thứ ba thuộc khuôn khổ Chuỗi Thảo luận về Đạo đức và Lãnh đạo. Hãy đăng ký tại đây: danangchothue.com/30JOEn5 và đến tham dự buổi trò chuyện với Sandy Frucher để hiểu thêm về lũng đoạn trong thị trường tài chính và cách khắc phục.

Viết một bình luận