- Đầu tư xây dựng cơ bản là gì?
- Những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
- Gắn liền với đất xây dựng công trình
- Tính đơn chiếc của sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản
- Có vốn đầu tư lớn, được tạo ra trong thời gian dài
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt
- Chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên
- Những yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng cơ bản
- Yếu tố về quy hoạch
- Hệ thống chính sách pháp luật đầu tư xây dựng
Đầu tư xây dựng cơ bản từ lâu đã được xác định là một trong những ngành kinh tế chủ chốt ở nước ta. Không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng, đầu tư xây dựng cơ bản còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc gia. Vậy thực chất xây dựng cơ bản là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng cơ bản ra sao? Câu trả lời chính xác sẽ có ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Đầu tư xây dựng cơ bản là gì?
Đầu tư xây dựng cơ bản (Capital construction investment) là việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng nhằm mục đích tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Bạn đang xem: đầu tư xây dựng cơ bản là gì
Chính vì thế, đầu tư xây dựng có thể xem là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Việc đầu tư xây dựng cơ bản không chỉ đơn giản là xây mới, mà còn bao gồm nhiều hình thức khác như cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm: REIT là gì? Mô hình hoạt động và thành lập REIT
Tuy nhiên không phải bất kỳ công trình nào sử dụng vốn để đầu tư cũng được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Dựa theo quy định của pháp luật, danh mục thuộc công trình xây dựng cơ bản sẽ được phân loại thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm các công trình dân dụng: Bao gồm các công trình phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân như nhà ở (biệt thự, nhà liền kề, nhà ở nông thôn truyền thống, chung cư) và các công trình công cộng (ví dụ: trường học, bệnh viện, sân vận động, trung tâm thương mại,…)
- Nhóm các công trình công nghiệp: Bao gồm các công trình phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp (ví dụ: nhà xưởng, xí nghiệp,…)
- Nhóm các công trình hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng như mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống điện, nhà máy nước, xử lý rác thải…
- Nhóm các công trình giao thông: Bao gồm các công trình đường bộ, đường sắt, hàng hải, hành không,..
- Nhóm các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các công trình thủy lợi, đê điều, công trình phục vụ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.
Những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
Dựa vào định nghĩa ở trên, có thể thấy đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động có tính chất và đặc điểm khác biệt so với các hoạt động đầu tư khác, cụ thể như sau:
Gắn liền với đất xây dựng công trình
Các công trình xây dựng cơ bản đa số đều gắn liền với đất đai và khi đã hoàn thành công trình thì sản phẩm đầu tư khó có thể di chuyển đi nơi khác.. Chính vì thế trước khi đầu tư, các công trình xây dựng cơ bản cần phải được quy hoạch cụ thể. Đồng thời công tác quản lý vốn đầu tư cũng phải được xác định và phê duyệt dựa vào bảng dự toán đầu tư.
Tính đơn chiếc của sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản
Đặc thù của sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản là luôn phải chịu tác động của các yếu tố xung quanh như địa hình, địa chất, khí hậu,… Do đó, các sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản không thể được sản xuất hàng loạt theo một dây chuyền nhất định. Thậm chí cấu phần ngay trong cùng một công trình xây dựng cũng không hề giống nhau hoàn toàn về mặt thiết kế hoặc kiểu cách,…
Có vốn đầu tư lớn, được tạo ra trong thời gian dài
Tham khảo thêm: Cấu Tạo Mặt Đường Của Bê Tông Xi Măng
Với mục đích sản xuất phục vụ nhu cầu sử dụng chung của toàn xã hội, các công trình đầu tư xây dựng cơ bản đều được tạo ra trong thời gian dài và có quy mô, vốn đầu tư lớn. Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là vốn từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn có nguồn do đóng góp tự nguyện của tư nhân vì lợi ích cộng đồng và vốn đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp từ nước ngoài.
Do sở hữu nguồn vốn đầu tư lớn nên đòi hỏi quá trình xây dựng cơ bản phải có biện pháp quản lý phù hợp. Điều này góp phần đảm bảo tiền vốn được sử dụng hiệu quả, không bị ứ đọng hoặc thất thoát. Từ đó các công trình đầu tư xây dựng mới có thể hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng như kế hoạch đề ra ban đầu.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt
Như đã đề cập ở trên, các công trình nằm trong hạng mục xây dựng cơ bản bao gồm tất cả các ngành từ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, văn hoá, xã hội,… Mỗi ngành đều có đặc thù và yêu cầu kỹ thuật riêng biệt.
Chính vì thế việc xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II đều yêu cầu bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật. Ngoài ra đối với công trình di tích và các công trình còn lại thì có thể lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật hoặc quy định cụ thể trong bản thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.
Các chỉ dẫn kỹ thuật này sẽ do phía nhà thầu thiết kế hoặc do chủ đầu tư thuê nhà thầu khác tư vấn. Đây được xem là một phần quan trọng của hồ sơ thi công, đồng thời cũng là cơ sở để quản lý, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình.
Chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên
Cuối cùng, các sản phẩm của đầu tư xây dựng còn luôn phải đối mặt với sự tác động bởi yếu tố tự nhiên mà không thể lường trước được. Chẳng hạn như tình hình thời tiết, mưa bão, động đất hoặc sự biến động của địa chất, thuỷ văn,…
Chính vì vậy phương pháp tổ chức sản xuất và biện pháp kỹ thuật cũng luôn thay đổi nhằm phù hợp với điều kiện xây dựng ở mỗi địa điểm khác nhau.
Những yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng cơ bản
Yếu tố về quy hoạch
Với những đặc điểm về quá trình cũng như sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản, có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của yếu tố quy hoạch. Đây chính là biện pháp nhằm cụ thể hoá chiến lược và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong trung và dài hạn.
Đọc thêm: Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Bê Tông Tạo Bọt
Do đó, việc xây dựng quy hoạch phải đảm bảo có chiến lược rõ ràng. Đồng thời yêu cầu có sự tính toán khoa học, hợp lý giữa các yếu tố về điều kiện tự nhiên, đặc thù kinh tế – xã hội để sử dụng vốn và nguồn lực một cách hiệu quả.
Nếu có sự sai phạm trong quá trình quy hoạch có thể làm cho công trình không sử dụng được, từ đó thua lỗ kéo dài và dẫn đến phá sản. Ngoài ra, quy hoạch dàn trải, thiếu tập trung sẽ làm cho việc đầu tư xây dựng cơ bản trở nên manh mún, nhỏ lẻ và ít hiệu quả.
Quy hoạch đạt chất lượng phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn của những người có thẩm quyền, công tác điều tra cơ bản và khả năng dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai. Khi có quy hoạch cần công khai để người dân và các cấp chính quyền nắm rõ, khuyến khích các khu vực tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo do thiếu hụt nguồn vốn và nhân lực.
Có thể bạn quan tâm: Bất động sản đầu tư là gì? Cách đầu tư bất động sản hiệu quả
Hệ thống chính sách pháp luật đầu tư xây dựng
Suốt những năm vừa qua, một trong những thực trạng thường xuyên xảy ra trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta chính là sự thất thoát tài sản nhà nước, làm tiêu huỷ và lãng phí nguồn lực, phá vỡ quy hoạch và kế hoạch phát triển các ngành kinh tế – xã hội. Đây cũng là nguyên nhân tạo ra áp lực tài chính lớn cho các nhà đầu tư.
Trong bối cảnh đó, hệ thống chính sách pháp luật đầu tư xây dựng chính là hành lang pháp lý nhằm điều chỉnh những hoạt động đầu tư và xây dựng một cách cơ bản. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật cũng đồng thời tác động trực tiếp đến hiệu quả của sản phẩm xây dựng cơ bản.
Cụ thể một hệ thống pháp luật không đủ chặt chẽ hoặc không sát thực, còn nhiều thủ tục sẽ là cơ hội cho tham nhũng phát sinh, làm nản lòng các nhà đầu tư và giảm hiệu quả hoạt động xây dựng cơ bản.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ được giải đáp các thắc mắc cũng như bổ sung thêm cho mình kiến thức cần thiết về hoạt động xây dựng cơ bản hiện nay nhé! Và các bạn có thể tham khảo ngay tại website meeyland những thông tin hữu ích khác về lời khuyên cho nhà đầu tư bất động sản nhé.