Hình minh họa (Nguồn: goodtrans)
Bạn đang xem: dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác tiếng anh là
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
Khái niệm
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư trong tiếng Anh gọi là: Provision for loss of financial investments.
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư là:
Dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài).
Đối tượng và mức trích lập
Dành cho bạn: Tổng hợp ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TIẾNG ANH LÀ GÌ
1. Các khoản đầu tư chứng khoán:
a) Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo qui định của pháp luật chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có đủ các điều kiện sau:
– Là chứng khoán niêm yết hoặc đăng kí giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước mà doanh nghiệp đang đầu tư.
– Là chứng khoán được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm giá chứng khoán thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán.
b) Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:
Mức trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm – (Số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x Giá chứng khoán thực tế trên thị trường)
Dành cho bạn: Doanh nghiệp FDI là gì? Các hình thức của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
2. Các khoản đầu tư khác:
a) Đối tượng: là các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước, không phải các khoản đầu tư chứng khoán theo qui định tại mục 1, doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có cơ sở cho thấy có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp.
b) Mức trích lập:
– Căn cứ báo cáo tài chính riêng của tổ chức kinh tế nhận vốn góp lập cùng thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn, doanh nghiệp góp vốn xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư như sau:
Mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư = Tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ thực góp (%) của doanh nghiệp tại tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng x (Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng – Vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế – nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng)
(Tài liệu tham khảo: Thông tư 48 /2019/TT-BTC Hướng dẫn việc trích lập và xử lí các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phấm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp)