FE Credit là gì? FE Credit tiền thân là Khối tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (viết tắt VP Bank) được thành lập vào tháng 2/2010. Đến tháng 2/2015, FE Credit chuyển đổi hoạt động độc lập không còn trực thuộc VP Bank. Công ty tài chính này chuyên cung cấp các khoản vay liên quan đến: vay tiền mặt, vay mua điện máy trả góp, vay mua xe máy trả góp, thẻ tín dụng, FE Credit Master Card.
FE Credit là một trong những đơn vị cho vay tín chấp nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. Với các sản phẩm như: vay tiền mặt, thẻ tín dụng, vay mua điện thoại, điện máy, xe máy và bảo hiểm…giúp cho khách hàng dễ dàng mua các mặt hàng giá trị lớn mà không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào.
Bạn đang xem: fe là ngân hàng gì
FE Credit là gì, có phải tín dụng đen
Sau 10 năm hoạt động FE Credit đã có:
- 13.000 điểm bán hàng.
- 17.000 nhân viên.
- 9.000 đối tác.
- 10 triệu khách hàng Việt Nam.
Fe Credit của ngân hàng nào?
Đến nay, theo Top Kinh Doanh tìm hiểu thì FE Credit của ngân hàng VP Bank với 100% vốn điều lệ. Cụ thể như sau: “Điều 2 Giấy phép số 64/GP-NHNN ngày 30/10/2017 của Thống đốc NHNN về thành lập và hoạt động FE Credit như sau: “Điều 2. Vốn điều lệ của FE Credit là 10.928 tỷ đồng do Ngân hàng VPBank sở hữu 100% Vốn điều lệ”.
Ngoài ra đang có thông tin, Thương vụ “khủng” Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bán 49% cổ phần FE Credit cho SMBC (Ngân hàng Sumitomo Mitsui Bank – Nhật Bản) thu về 1,4 tỷ USD và 1% cho Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) dần khép lại. Khi có thông tin mới nhất chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Fe Credit của ngân hàng nào?
Nên xem: Tổng hợp ACB là ngân hàng gì? Thông tin đầy đủ về ngân hàng ACB?
Ban lãnh đạo của FE Credit hiện tại:
- Ông Kalidas Ghose: Phó Chủ Tịch HĐQT Kiêm Tổng Giám Đốc.
- Bà Hồ Thị Như Hà: Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám Đốc Khối Vận Hành.
- Ông Nguyễn Hữu Ái: Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc Khối Kinh Doanh.
- Ông Nguyễn Thành Phúc: Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc Trung Tâm Nguồn Vốn.
- Ông Marker Forysiak: Phó Tổng Giám Đốc.
- Ông Basker Ranachari: Giám Đốc Trung Tâm Tiếp Thị.
- Ông Taras Mykhalshyn: Giám Đốc Trung Tâm Phát Triển Kinh Doanh.
- Ông Nimish Vinakhant Dwivedi: Giám Đốc Trung Tâm Kinh Doanh Sản Phẩm Thẻ.
FE Credit của ai?
FE Credit có phải tín dụng đen?
Fe Credit là một công ty tài chính được sự công nhận và giám sát của Nhà nước Việt Nam theo các quy định hiện hành. Đã đạt được nhiều giải thưởng Quốc gia và Quốc tế trong lĩnh vực cho vay chính tiêu dùng như:
- Thương hiệu tài chính tiêu dùng đột phá nhất Châu Á – Tạp chí Global Brand.
- Giải thưởng Châu Á về thẻ và thanh toán điện tử Quốc tế.
- Công ty tài chính tiêu dùng tốt nhất Đông Nam Á – Global Business Outlook.
- Top 500 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam.
- Top 10 thương hiệu tiêu biểu hội nhập Châu Á Thái Bình Dương.
- ….
Chính vì vậy, vay tiền tại FE Credit hết sức an toàn nếu bạn thanh toán đầy đủ các khoản vay đã được ký kết trong hợp động tín dụng. FE Credit không phải tín dụng đen, tuy nhiên bạn cũng có kiến thức cơ bản về khoản vay, lãi suất, bảo hiểm và các mức phạt của FE để tránh những sự cố đáng tiếc.
Kinh nghiệm khi vay tín dụng tại FE Credit
- Xác định rõ một tháng thu nhập bao nhiêu? Có thể trả FE Credit được bao nhiêu?
- Chỉ vay tiêu dùng FE Credit khi có nhu cầu thật sự cần thiết.
- Đề nghị nhân viên của FE Credit tư vấn các giải pháp vay tốt nhất.
- Tìm hiệu thật kỹ các điều kiện và khoản vay nếu có thắc mắc hãy nhờ nhân viên FE Credit giải thích.
- Hiểu chi tiết các thông tin sau:
+ Lãi suất bao nhiêu?
+ Khoản trả góp hàng tháng?
+ Thanh toán thế nào?
+ Các khoản phí nộp thêm.
Đọc thêm: THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ
+ Phí phạt thanh toán trễ.
+ Phí tất toán khoản vay trước hạn.
- Tuyệt đối không nên thanh toán chậm trễ hay cố tình không thanh toán, vì sao? Hãy xem bài viết, để tránh bị ở từ: Nợ FE bao lâu thì bị cưỡng chế ?
- Giữ hợp đồng vay, biên nhận thanh toán và cập nhật sao kê tín dụng hàng tháng.
Các rủi ro khi vay tài chính FE Credit?
Rủi ro về lãi suất
Khác với ngân hàng có lãi suất vay thường không quá 20%, thì vay tài chính có lãi suất cao hơn rất nhiều lần. Trung bình 1,3 – 7% tháng, có thể lên đến 84%/ năm, nghĩa là gấp 4 lần so với các ngân hàng.
Ví dụ: Bạn vay tiền mặt 10.000.000đ bạn trả góp 12 tháng, mỗi tháng góp 1,533 triệu/ tháng tương đương 18,4 triệu/ năm (tiền lãi 8,4 triệu), ngoài ra bạn có thể chịu các khoản phí khác như bảo hiểm 5% (trừ khi giải ngân, bạn chỉ thực lãnh 9.500.000đ), phí thu hộ 12.000đ/tháng…
Rủi ro pháp luật
Trong trường hợp bạn mất khả năng hoặc cố tình không trả tiền cho FE Credit sẽ dẫn đến các tình huống phưc tạp pháp lý, lẫn ngoài xã hội thực. Đặc biệt, khi FE Credit bán nợ xấu cho các công ty đòi nợ thứ 3 thì cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ bị đảo lộn.
Rủi ro khác
- Thiếu hiểu biết về các thuật ngữ trong vay tiêu dùng tài chính cá nhân gây ra sự hiểu lầm về hợp đồng vay vốn.
- Ký hợp đồng giúp người thân, bạn bè…sau đó không chi trả, dẫn đến bạn là người chịu trách nhiệm thanh toán khoản vay cho FE Credit.
- Gặp phải các đối tượng lừa đảo, giả danh nhân viên FE Credit cho vay với lãi suất “cắt cổ”.
- Bị nhân viên FE Credit qua mặt công ty, sử dụng thông tin cá nhân của bạn làm giả hồ sơ vay vốn.
- Gọi gọi làm phiền nhắc nợ, cho vay, mở thẻ tín dụng, chào mời chương trình khuyến mãi…
Nguồn: Truyền Hình Vĩnh Long Tổng Hợp
Kết lại FE Credit là gì có phải tín dụng đen hay không?
FE Credit tiền thân là Khối tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (viết tắt VP Bank) được thành lập vào tháng 2/2010. Đến tháng 2/2015, FE Credit chuyển đổi hoạt động độc lập không còn trực thuộc VP Bank. Công ty tài chính này chuyên cung cấp các khoản vay liên quan đến: vay tiền mặt, vay mua điện máy trả góp, vay mua xe máy trả góp, thẻ tín dụng, FE Credit Master Card.
Bài viết liên quan:
- SNAP FE Credit là gì: Hướng dẫn sử dụng $NAP FE Credit dễ nhất
- FE Credit gửi tin nhắn cho vay 50 triệu có lừa đảo không
- Lãi suất FE Credit bao nhiêu: tại sao bị tố là lãi suất cắt cổ
- Hướng dẫn cách xử lý khi bị FE Credit gọi điện làm phiền liên tục
- Vay 5 triệu FE Credit: điều kiện, thủ tục và lãi suất mới nhất
- Trả chậm FE Credit 10 ngày bị phạt bao nhiêu tiền?