Chỉ bạn Nhân viên Sales là gì? Tất tần tật thông tin về nghề Sales

1. Nhân viên Sales là gì

1.1. Làm sales là làm gì?

Nhân viên Sales (hay còn gọi là Salesman, Seller), nhân viên kinh doanh là vị trí bán hàng, bán dịch vụ cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp và tư vấn cho khách hàng sự lựa chọn tốt, phù hợp nhất với họ.

Bên cạnh đó, Sales cũng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về dịch vụ và thuyết phục khách mua hàng để tăng doanh thu cho công ty. Ngoài ra, người bán hàng còn cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Sales chỉ cần tập trung là liên hệ với các data, contact đổ về từ phòng marketing.

Bạn đang xem: bán hàng sale là gì

Tuyển dụng

nhân viên sales

Để làm nên thành công cho mỗi đơn vị kinh doanh thì Sales chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Không những thế, Sales còn là bộ mặt cho cả công ty bởi những người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên chính là Sales. Vì là người nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nên các lạnh đạo có thể dựa vào Sales để đưa ra những sự thay đổi về chính sách một cách hợp lý nhất để thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hoá.

Tuyển dụng Nhân viên kinh doanh

1.2. Công việc hàng ngày của một nhân viên sales

Nếu nghĩ rằng Sales chỉ có nhiệm vụ là bán hàng thì bạn chưa hiểu gì về công việc của họ cả. Thực chất những công việc phải làm hàng ngày của một nhân viên Sales ngang ngửa với các đầu việc của một nhân viên văn phòng ở các lĩnh vực khác. Khi tìm việc nhân viên báng hàng hay nhân viên sales, bạn hiểu người đảm nhận vị trí này cần làm những gì. Họ sẽ phải thuộc tất cả các mẫu mã hàng hoá, dịch dụ và bản chất của chúng từ nguồn gốc, màu sắc đến cách sử dụng. Họ cũng phải thường xuyên có mặt ở các khu vực trưng bày sản phẩm để tư vấn và giúp khách hàng lựa chọn, theo dõi tốc độ tiêu thụ hàng hoá và báo cáo lên cấp trên, kiểm kê hàng hoá, bổ sung mặt hàng còn thiếu. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một công việc không thể thiếu, cụ thể nhân viên sales sẽ lên danh sách những người có khả năng sử dụng hàng hoa của mình cao nhất. Song song với đó là tìm hiểu trên thị trường có những nhóm đối tượng nào có khả năng trở thành khách hàng và lập kế hoạch, chiến lược thu hút, chinh phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Cuối cùng là báo giá, đàm phán, thương thảo hợp đồng mua bán và thoả thuận với khách hàng về thời hạn thanh toán kết hợp với bộ phận chăm sóc khách hàng để giải quyết những phàn nàn, vấn đề của khách trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Như vậy, làm Sales sẽ gắn liền với Marketing và chăm sóc khách hàng. Những doanh nghiệp nhỏ thì Sales sẽ kiêm luôn cả 2 nhiệm vụ đó.

Xem thêm: Mô tả công việc Sales Admin

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Những kỹ năng bắt buộc dân Sales phải “nằm lòng”

Nên xem: Share CMO là gì? Vai trò của CMO trong doanh nghiệp như thế nào

Muốn chốt được nhiều deal trong bán hàng thì những kỹ năng cần thiết của một nhân viên Sales là gì? Cùng tìm hiểu tiếp nhé

Để thành công thì nhân viên Sales cần phải năng nổ và có một chút hiếu thắng, không chịu đầu hàng trước bất kỳ khó khăn nào. Một điều rất quan trọng trong nghề Sales là bạn phải có HOÀI BÃO. Bạn cần đặt ra cho mình những mục tiêu và đừng hài lòng với những thành tích đã đạt được.

Chào hàng 1000 người thì chỉ có 20 người dừng lại lắng nghe. Nhiều người nghĩ rằng là Sales tức là phải nói nhiều nhưng điều quan trọng là những gì bạn nói phải có giá trị thuyết phục người nghe. Làm Sales không chỉ là nhân viên kinh doanh thuần tuý mà còn cần phải có khả năng tư vấn cho khách hàng. Vì vậy bạn không những phải trau dồi hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ mà còn cần phải cập nhật kiến thức kinh tế, văn hoá, xã hội và cả nghệ thuật. Để thắt chặt các mối quan hệ thì nhân viên kinh doanh phải biết cách trò chuyện với khách hàng về nhiều đề tài khác nhau. Họ phải chứng tỏ khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Áp lực ở nghề Sales rất lớn và bạn cần phải có tinh thần thép để vượt qua những thách thức khó khăn, linh hoạt thích ứng để tìm ra nhiều giải pháp thay đổi thích hợp cho các vấn đề khác nhau. Mặc dù nghề này có thể không cho bạn một thu nhập ổn định nhưng những kỹ năng bạn dùng sẽ theo bạn suốt đời.

– Sự dạn dĩ: Sẽ không có công việc nào cho bạn cơ hội được cọ xát và giao tiếp rộng như nghề Sales. Có thể chỉ sau một tuần làm việc thôi, bạn sẽ thấy bản thân mình thay đổi hẳn, cởi mở hơn và dễ bắt chuyện hơn với những người xung quanh dù cho họ có là người xa lạ hay không. Thực tế là hiện nay có nhiều người đi lạc nhưng không dám hỏi đường vì không có sự dạn dĩ.

nhân viên sales

– Luôn giữ nụ cười và bề ngoài chỉn chu: Bạn là Sales, bạn bán hàng và điều đó có nghĩa là bạn không được đi gặp khách hàng với gương mặt cau có khó chịu hay quần áo nhăn nhúm, bộ dạng lếch thếch. Bạn luôn phải chỉn cho bên ngoài cùng thái độ cởi mở tươi cười thì tỷ lệ chốt đơn hàng của bạn mới cao hơn, đem lại doanh thu cho công ty.

– Tư duy chiến lược: Người hiểu rõ sản phẩm, chiến lược và tình trạng kinh doanh của công ty chính là nhân viên bán hàng. Làm Sales, bạn sẽ hiểu được nguyên tắc “làm được thì mới có ăn”. Thu nhập của Sales cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào doanh số bán hàng của tháng đó. Có thể nó sẽ rất bấp bênh nhưng lại phản ánh được năng lực thực sự của người làm. Chắc chắn rằng người sếp nào cũng muốn có nhân viên như thế, chẳng ai thích một người “ngồi chơi xơi nước” nhưng lại rất hay đòi tăng lương một cách vô lý cả. Thu nhập của Sales không hề giới hạn. Tháng này bạn có thể chỉ kiếm được vài triệu, nhưng tháng sau bạn lại có thể kiếm được vài chục triệu là điều rất bình thường.

– Xây dựng mạng lưới quan hệ lâu dài: Nhân viên Sales giỏi không chỉ là một người được hàng tại một thời điểm mà phải là một người bán hàng cho khách được nhiều lần. Quan hệ đối tác là tài sản vô hình có giá trị nhất trong bất cứ lĩnh vực nào. Càng có nhiều mối quan hệ, bạn càng khẳng định được sự uy tín, năng lực và chất lượng dịch vụ bạn đem lại cho khách hàng. Nó có giá trị hơn nhiều so với một bản CV xin việc được “đánh bóng”. Ai cũng hiểu được sức mạnh của những mối quan hệ vì vậy những người có kỹ năng xây dựng quan hệ sự tự tạo ra cho mình những cơ hội và tiềm năng cho bản thân.

Xem thêm: Nhân viên bán hàng là gì?

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Một số suy nghĩ sai lầm về nghề Sales

Xem thêm: Chỉ bạn [Có thể bạn chưa biết AD HOC là gì?] Những điều cần biết về AD HOC

Thay vì có những quan niệm đúng đắn nhân viên sales là gì như đã nhắc ở phần 1 thì nhiều người lại suy nghĩ sai lầm như sau:

3.1. Người thành công trong nghề Sales là những người mồm mép

Tài ăn nói là một điểm cộng rất lớn trong nghề bán hàng. Tuy nhiên, chỉ giỏi ăn nói thôi thì chưa đủ. Mỗi khách hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhiều Sales từ nhiều nhà phân phối, thương hiệu khác nhau nên chắc chắn rằng họ không dễ bị lừa và không dễ tin lời của các nhân viên bán hàng nói ra

Ngoài ra, không phải ai cũng thích nghe người khác nói nhiều. Đôi khi câu chuyện sẽ trở nên thiếu chân thực, thiếu quan tâm, thiện chí. Đặc biệt đối với những trường hợp doanh nghiệp quy định khoảng thười gian đi chăm soc điểm bán thì bạn sẽ không được phép dành quá nhiều thời gian để nói, nếu không thì bạn rất khó nắm bắt chính xác thông tin các nhân hay những thói que, chi tiết vụn vặt nhưng rất có ích như là khách hàng thường quyết định mua hàng vào thời gian nào, họ có thói quen đặt hàng online hay đến tận các cơ sở để mua,…

3.2. Sale là nghề nhiều thăng trầm và không có tương lai?

Đúng là thu nhập nghề Sales sẽ không ổn định Tuy nhiên ngay từ đầu vào nghề mà bạn đã muốn nhảy việc thì chắc chắn bạn sẽ không thể gắn bó với điều gì lâu dài. Thành công sẽ đến với những nhân viên kinh doanh biết tuân thủ quy trình làm việc, biết khai thác số liệu khách hàng, biết sắp xếp tuyến bán. Bạn không có mục tiêu và con đường đi đúng đắn thì sự thăng trầm lúc đó mới xuất hiện

Nếu bạn cho rằng nghề Sales là nghề không có tương lai và không thăng tiến được thì có lẽ bạn chưa biết rằng gần 80% các nhà lãnh đạo quản lý đều xuất phát từ một nhân viên bán hàng và 3/5 nhân vật của chương trình Shark Tank của nước Mỹ từng phải vật lộn với công việc bán hàng trên hè phố. Những người ấy hầu hết đã từng tiếp xúc với chủ đại lý, nghe điện thoại, chịu đựng phản ánh tiêu cực song cuối cùng họ lại là một người thành công vì biết kiên định với mục tiêu bán hàng.

Có lẽ nhiều người không biết rằng khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, họ thường tìm đến những nhân viên kinh doanh kỳ cựu hoặc các nhà quản lý của những nhân viên đó để hỏi ý kiến tư vấn cho chiến lược bán hàng trong tương lai. Chính bởi đặc thù là tuyến đầu trong giao tiếp với khách hàng nên nguồn thông tin họ cung cấp cho các nhà lãnh đạo thường khá chính xác và được trọng dụng.

3.3. Sales luôn làm việc cùng anh em bạn bè

Nếu như bạn thường xuyên xem các clip trên mạng hay tham gia các khoa học thì chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều người nói rằng sales là nghề luôn có anh em bạn bè kề vai sát cánh, vui vẻ cả ngày. Nhưng không, tất cả những nhân viên kinh doanh đều cho rằng nghề Sales gắn với sự cô đơn. Tóm lại theo như lời của những chuyên gia đào tạo thì cảm giác của Sales là “cảm giãc xô đơn đến cùng cực”, thậm chí uất ức dồn nén trong công việc không có cách nào nói ra, chỉ biết dựa vào bản thân mình. Tuy nhiên đừng nản lòng nhé. Chính sự cô đơn ấy đã tôi luyện những nhân viên kinh doanh trở thành những người tài năng có tinh thần thép xử lý mọi công việc.

quan điểm sai lầm về sales

3.4. Muốn thành công phải có bí kíp

Nhiều người khi mới bắt đầu nghề Sales thường tham gia hết khoá học này đến khoá học khác, theo chân các nhân viên bán hàng giỏi để học được bí kíp bán hàng. Sự thật là chẳng có bí kíp bán hàng nào cả. Làm nên bí kíp là công cụ và kỹ năng. Bí kíp ở đây chính là kinh nghiệm xử lý tình huống với khách hàng. Bạn có thể học cách xử lý tình huống A qua kinh nghiệm của người khác nhưng tình huống B, C, D thì sao? Lúc đó bạn chỉ có thể dựa vào bản thân để xoay xở. Phải miệt mài rèn luyện thì kỹ năng bán hàng mới trở thành phản xạ tự nhiên.

Những hình ảnh tươi tỉnh, ăn mặc đẹp đẽ hay những lời nói dịu dàng trên phim ảnh, bạn khoan hãy tin, nếu không lúc vào nghề bạn sẽ bị “vỡ mộng”. Riêng đối với tôi, Salesman phải là những người cực kỳ rắn rỏi, gương mặt khá sương gió và dày dặn. Hầu hết những nhân viên Sales kỳ cựu đều không muốn chuyển qua nghề khác. Mặc dù biết rằng đây là một nghề “làm dâu trăm họ” song nếu bạn biết tránh xa các quan điểm sai lầm, biết kiên định mục tiêu thì chắc chắn sẽ tạo ra sự đột phá trong hoạt động bán hàng.

Sales – Nghề dành cho những người dũng cảm. Để đứng vững trong lĩnh vực này, bạn cần có đam mê và “máu” kinh doanh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi sales là gì và cho bạn những định hướng nghề nghiệp đúng đắn sau này.

Viết một bình luận