Công tác giám sát tài chính ngày càng hiệu quả
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho cơ quan tài chính tham mưu giúp chỉ huy các cấp được phân cấp quản lý DN tiến hành công tác GSTC đối với các DN trực thuộc bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu. Cục Tài chính-Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ thực hiện nội dung GSTC, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với các DN 100% vốn nhà nước do bộ trực tiếp quản lý; đồng thời thẩm định và tổng hợp kết quả GSTC, xếp loại DN trong toàn quân và các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của bộ, báo cáo bộ phê duyệt.
Bạn đang xem: giám sát tài chính là gì
Hoạt động giám sát tài chính tại Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11). Ảnh: HOÀNG GIA MINH
Trong nhiều năm qua, nhiệm vụ này đều được thực hiện một cách khoa học, thống nhất, bảo đảm chất lượng và ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả. Hệ thống GSTC DN được tổ chức đồng bộ từ cấp Bộ Quốc phòng tới các đầu mối đơn vị trực thuộc bộ. Năng lực, kỹ năng của cơ quan giám sát, trực tiếp là các cán bộ làm công tác giám sát, ngày một chuyên sâu; phương thức, hình thức giám sát được sử dụng một cách linh hoạt, đa dạng, phù hợp với thực tiễn đặt ra như giám sát trực tiếp, gián tiếp; giám sát trước, trong và sau; giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, chuyên sâu. Thông qua kết quả giám sát, cơ quan đại diện chủ sở hữu DN bao quát được kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác tổ chức, quản lý và việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật của DN. Thông qua công tác giám sát đã phát hiện những tồn tại, thiếu sót, khó khăn, vướng mắc và bất cập trong công tác quản lý, quản trị DN, điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh, việc quản lý, huy động, sử dụng vốn, tài sản, đặc biệt là đưa ra số liệu cụ thể và chỉ ra các dấu hiệu mất an toàn hoặc tiềm ẩn mất an toàn về tài chính có nguy cơ tổn thất, mất vốn; các dự án đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; các khoản đầu tư ra ngoài DN không mang lại lợi nhuận, khả năng thoái vốn khó khăn… Từ đó, đưa ra các cảnh báo đối với DN, đồng thời kiến nghị với cơ quan đại diện chủ sở hữu đề ra những chủ trương, biện pháp, giải pháp chỉ đạo DN, người đại diện vốn nhà nước tại DN kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bộ Quốc phòng đang được Chính phủ giao quản lý một số lượng lớn DN nhà nước và DN có vốn góp của nhà nước với tổng trị giá tài sản khá lớn, trong đó vốn nhà nước đầu tư chiếm 50%. Với giá trị tài sản và vốn nêu trên, yêu cầu đối với công tác quản lý và GSTC là hết sức quan trọng; vừa bảo đảm để DN hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được giao, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của luật pháp và chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Đọc thêm: Tổng hợp Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức & Tác dụng của đòn bẩy tài chính
Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp quân đội khá cao
Tổng hợp kết quả hoạt động của các DN quân đội 5 năm gần đây cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản đạt được ở mức khá cao so với mặt bằng chung của DN nhà nước, trong đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm đạt 20%, trên tổng giá trị tài sản đạt gần 10%. So với năm 2015, tổng giá trị tài sản năm 2019 tăng hơn 16%, vốn chủ sở hữu tăng 33%. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng khá ổn định trong các năm, nộp ngân sách nhà nước tăng gần 5%, bảo đảm việc làm và thu nhập cho gần 150.000 lao động với thu nhập bình quân ở mức khá cao so với mặt bằng chung. Công tác quản lý tài chính, tài sản, đất đai, vật tư, tiền vốn, chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật có những chuyển biến tích cực. Yêu cầu về “thượng tôn pháp luật” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được đề cao. Nhiều DN bảo đảm an toàn về tài chính, các chỉ số khả năng thanh toán ở mức cao, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trong giới hạn quy định. Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư, huy động vốn bám sát các quy định của pháp luật và đạt hiệu quả. Các tồn tại về tài chính từng bước được khắc phục, trong đó ưu tiên tập trung giải quyết các khoản tồn đọng, xác định rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân gây thất thoát để có biện pháp thu hồi, đồng thời không để phát sinh thêm các khoản tồn đọng mới.
Tuy nhiên, công tác GSTC hiện nay cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cả về cơ chế, chính sách cũng như các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của công tác giám sát cũng như việc đề xuất, tham mưu với cơ quan đại diện chủ sở hữu, như: Chỉ tiêu giám sát còn đồng nhất, chưa quy định cụ thể theo ngành và lĩnh vực hoạt động; nội dung giám sát bị chia cắt theo lĩnh vực; kiến thức của cán bộ làm công tác giám sát còn có những hạn chế nhất định…
Bốn kiến nghị nâng cao chất lượng giám sát tài chính doanh nghiệp
Để nâng cao chất lượng công tác GSTC DN, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau:
Xem thêm: Bạn có biết Hỗ trợ tài chính là gì ? Top 4 công ty tài chính
Một là, nâng cao năng lực của cơ quan giám sát, trực tiếp là các cán bộ làm công tác giám sát. Nắm chắc quy trình, phương thức, cách thức giám sát; thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên ngành, đa dạng hóa phương pháp thu thập, tiếp cận các thông tin, tình hình của DN.
Hai là, việc giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh. Linh hoạt sử dụng các phương thức, hình thức giám sát phù hợp với thực tiễn đặt ra đối với DN như giám sát trực tiếp, gián tiếp; giám sát trước, trong và sau; giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, chuyên sâu.
Ba là, trong quá trình giám sát, khi phát hiện thấy những nguy cơ rủi ro về tài chính, cần kịp thời cảnh báo với DN, đồng thời kiến nghị với cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo, yêu cầu DN khẩn trương xây dựng các phương án, biện pháp để ngăn chặn, khắc phục, bảo đảm tình hình tài chính của DN an toàn, minh bạch, lành mạnh, hoạt động đúng hướng, đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Bốn là, siết chặt kỷ cương, kỷ luật; có chế tài nghiêm minh, cơ chế xử lý răn đe những trường hợp vi phạm, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện, dấu hiệu vi phạm, mất an toàn về tài chính, tránh những tổn thất không đáng có.
Đại tá ĐÀO MINH ĐẠO, Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp, Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng