Share cho bạn Khớp lệnh được thực hiện như thế nào?

Khớp lệnh được thực hiện như thế nào?

Chia sẻ trên: 166025

Bạn đang xem: khớp lệnh chứng khoán là gì

1. Khớp lệnh là gì?

Khớp lệnh trong thị trường chứng khoán là việc thực hiện xong thoả thuận giữa bên mua và bên bán trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau để giao dịch theo mức giá phù hợp với nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường.

Có hai loại khớp lệnh là khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.

2. Nguyên tắc khớp lệnh

Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:

Nguyên tắc khớp lệnh

3. Khớp lệnh định kỳ như thế nào?

Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định, để tìm ra mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch là lớn nhất. Khớp lệnh định kỳ thường được các sở giao dịch chứng khoán sử dụng để xác định giá mở cửa và đóng cửa.

Ví dụ về khớp lệnh định kỳ:

Giả sử tại phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa của một mã chứng khoán có các lệnh mua và bán ở các mức giá như sau:

Lệnh mua

Giá

(1.000đ)

Lệnh bán Khối lượng Mã số Mã số Khối lượng 10.000 M1 ATO B1 20.000 15.000 M2 220,0 B2 35.000 17.000 M3 219,9 B3 20.000 20.000 M4 219,8 B4 23.000 25.000 M5 219,7 B5 10.000 32.000 M6 219,6 B6 13.000 55.000 M7 219,5 B7 10.000

Theo nguyên tắc người đi mua muốn mua ở giá thấp, còn người bán muốn bán được giá cao, ta có bảng lũy kế mua và lũy kế bán ở các mức giá như sau:

Tại mức giá 220.000đ, tổng lũy kế mua là 15.000 + 10.000 (khối lượng đặt mua ATO) = 25.000

Tại mức giá 219.900đ, tổng lũy kế mua là 17.000 + 15.000 + 10.000 = 42.000

Đọc thêm: Bạn có biết Cẩm nang đầu tư F0

Tại mức giá 219.8000đ, tổng lũy kế mua là 20.000 + 17.000 + 15.000 + 10.000 = 62.000

Tương tự, tại mức giá 219.500đ, tổng lũy kế bán là 10.000 + 20.000 (khối lượng đặt bán ATO) = 30.000

Tại mức giá 219.600đ, tổng lũy kế bán là 13.000 + 10.000 + 20.000 = 43.000

Tại mức giá 219.700đ, tổng lũy kế bán là 10.000 + 13.000 + 10.000 + 20.000 = 53.000

Lệnh mua

Giá

(1.000đ)

Lệnh bán Lũy kế mua Khối lượng Mã số Mã số Khối lượng Lũy kế bán 10.000 M1 ATO B1 20.000 25.000 15.000 M2 220,0 B2 35.000 131.000 42.000 17.000 M3 219,9 B3 20.000 96.000 62.000 20.000 M4 219,8 B4 23.000 76.000 87.000 25.000 M5 219,7 B5 10.000 53.000 119.000 32.000 M6 219,6 B6 13.000 43.000 174.000 55.000 M7 219,5 B7 10.000 30.000

Như vậy, tại mức giá 219.800đ cho khối lượng cổ phiếu được giao dịch là nhiều nhất (62.000 cổ phiếu). Các lệnh mua M1, M2, M3, M4 được thực hiện trọn ven. Các lệnh bán B1, B7, B6, B5 được thực hiện trọn vẹn, và lệnh B4 còn lại 14.000 chưa được thực hiện (đã thực hiện 9.000).

(*) Lưu ý: Trên đây chỉ là ví dụ đơn giản nhất của khớp lệnh định kỳ. Trên thực tế một phiên giao dịch, có rất nhiều mức giá được đặt chứ không chỉ dừng ở 6 mức giá như trên. Đồng thời tại mỗi mức giá cũng sẽ có rất nhiều lệnh mua hoặc bán, hệ thống sẽ tính tổng mua/tổng bán tại từng mức giá. Khi đó việc khớp lệnh được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như trên: 1. Ưu tiên về giá2. Ưu tiên về thời gian.

Các lệnh ATO/ATC theo nguyên tắc sẽ được ưu tiên khớp trước, vì lệnh ATO/ATC có nghĩa là bạn sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá tại phiên xác định giá mở cửa và đóng cửa.

Trường hợp có nhiều mức giá đạt khối lượng giao dịch lớn nhất thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. Nếu vẫn còn nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.

4. Khớp lệnh liên tục như thế nào?

Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Ví dụ về khớp lệnh liên tục:

Tham khảo thêm: Share cho bạn Long Short là gì? Position là gì?

Giả sử tại phiên khớp lệnh liên tục của một mã chứng khoán, hiện có các lệnh mua và bán ở các mức giá như sau:

Lệnh mua

Giá

(1.000đ)

Lệnh bán Khối lượng Mã số Mã số Khối lượng 220,0 C 20.000 219,9 D 10.000 219,8 20.000 A 219,7 25.000 B 219,6

Xuất hiện 1 lệnh mua 15.000 cổ phiếu với giá 219.900đ, lệnh đó sẽ lập tức được khớp 10.000 cổ phiếu với lệnh bán D, còn dư mua 5.000 ở giá 219.900đ. Khi đó các lệnh còn lại trên thị trường như sau:

Lệnh mua

Giá

(1.000đ)

Lệnh bán Khối lượng Mã số Mã số Khối lượng 220,0 C 20.000 5.000 E 219,9 219,8 20.000 A 219,7 25.000 B 219,6

Xuất hiện 1 lệnh bán MP (lệnh thị trường) 10.000 cổ phiếu. Lệnh sẽ được khớp 5.000 giá 219.900đ với lệnh mua E; 5.000 còn lại của lệnh thị trường chưa được khớp sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó. Khi đó các lệnh còn lại trên thị trường như sau:

Lệnh mua

Giá

(1.000đ)

Lệnh bán Khối lượng Mã số Mã số Khối lượng 220,0 C 20.000 5.000 E 219,9 219,8 F 5.000 20.000 A 219,7 25.000 B 219,6

Trên đây là nguyên tắc khớp lệnh trong các phiên khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục của thị trường chứng khoán. Trên thực tế thì với mỗi mã chứng khoán sẽ có nhiều lệnh liên tục được nhập vào thị trường, do vậy khối lượng và giá khớp sẽ thay đổi liên tục.

>> Xem thêm: Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục

Viết một bình luận