Cơ sở pháp lý
– Luật Viễn thông 2009
Bạn đang xem: kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì
– Nghị định 25/2011/NĐ-CP
– Nghị định 81/2016/NĐ-CP
Thế nào là doanh nghiệp viễn thông
Theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Luật Viễn thông 2009
– Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
– Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Hình thức kinh doanh viễn thông
Theo quy định tại Điều 17 Luật viễn thông 2009
– Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
– Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
– Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Phân loại dịch vụ viễn thông
– Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
+ Dịch vụ thoại;
+ Dịch vụ fax;
+ Dịch vụ truyền số liệu;
+ Dịch vụ truyền hình ảnh;
+ Dịch vụ nhắn tin;
+ Dịch vụ hội nghị truyền hình;
+ Dịch vụ kênh thuê riêng;
+ Dịch vụ kết nối Internet;
+ Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm
+ Dịch vụ thư điện tử;
+ Dịch vụ thư thoại;
+ Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
+ Dịch vụ truy nhập Internet;
+ Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì?
– Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông là văn bản pháp lý ghi nhận của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông mới được hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật.
Tại sao phải xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Ngành nghề kinh doanh dịch vụ viễn thông là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư. Vì vậy, mọi doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề này phải xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Trường hợp hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 15/2020/NĐ-CP đối với hành vi kinh doanh liên quan đến dịch vụ viễn thông mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng .
Điều kiện chung để cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Tham khảo thêm: Hot Airbnb Là Gì? Mô Hình Kinh Doanh Airbnb Tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 36 Luật viễn thông 2009
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
– Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
– Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
– Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải nên xin thêm Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng. Doanh nghiệp được phép cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đầy đủ các điều kiện sau:
– Có đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
– Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ (từ Điều 19 đến Điều 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP).
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
– Doanh nghiệp không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành;
– Doanh nghiệp có tổ chức bộ máy và nhân lực đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kỹ thuật và phương án bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
Điều kiện đối với kế hoạch kinh doanh, kỹ thuật
– Phải phù hợp và khả thi đối với những quy định trong việc kết nối, tiêu chuẩn, giá cước, chất lượng, quy chuẩn về dịch vụ và mạng viễn thông.
– Cần phải phù hợp đối với quy hoạch, chiến lược phát triển hạ tầng viễn thông của quốc gia, phù hợp trong việc quy hoạch đối với tài nguyên viễn thông.
– Với công ty xin được cấp về giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông mà có dùng tần số vô tuyến và kho số của viễn thông thì cần phải bảo đảm được việc thực hiện phân bổ một cách khả thi về tần số vô tuyến và kho số của viễn thông cho công ty dựa vào đề nghị ở trong bộ hồ sơ. Nội dung dựa vào Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh cho dịch vụ viễn thông (Mẫu số 01 – Nghị định 81/2016/NĐ-CP);
– Bản sao công chứng điều lệ công ty
– Bản sao công chứng Đăng ký kinh doanh
– Lập Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 05 năm đầu tiên từ ngày được cấp giấy phép ( Mẫu số 04 – Nghị định 81/2016/NĐ-CP);
– Lâp kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên từ ngày cấp giấy phép ( Mẫu số 05 – Nghị định 81/2016/NĐ-CP);
– Văn bản xác nhận vốn điều lệ;
– Cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng.
Số lượng hồ sơ: 05 bộ
Thẩm quyền
– Cục viễn thông – Bộ Thông tin và truyền thông
Thời gian thực hiên thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Thời gian hiệu lực của Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Theo quy định tại Điều 34 Luật Viễn thông giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm
– Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
– Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép và thực hiện thủ tục thông báo
– Thay đổi tên doanh nghiệp được cấp phép;
– Thay đổi phạm vi thiết lập mạng viễn thông, phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông, loại hình dịch vụ, nhu cầu sử dụng tài nguyên viễn thông đã được cấp phép theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Đề nghị được cung cấp các dịch vụ viễn thông chưa quy định trong giấy phép và cơ quan có thẩm quyền cấp phép cung cấp dịch vụ đó là cơ quan đã cấp giấy phép đang có;
– Ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đã được cấp phép.
Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp không phải làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép nhưng phải thông báo cho Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông các thông tin liên quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có ít nhất một trong những thay đổi sau:
Xem thêm: Tổng hợp Home business là gì? Ưu điểm và lưu ý của loại hình này
– Địa chỉ trụ sở chính;
– Người đại diện theo pháp luật;
– Vốn pháp định hoặc vốn đầu tư nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ yêu cầu về vốn pháp định quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21 Nghị định 81/2016/NĐ-CP
– Tỷ lệ góp vốn giữa các thành viên góp vốn nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ yêu cầu về đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp, yêu cầu về sở hữu quy định tại Điều 3 Nghị định 81/2016/NĐ-CP
Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải gửi 03 bộ hồ sơ tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép.
– Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông do thay đổi tên doanh nghiệp bao gồm các tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP
+ Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh
+ Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP
Gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông muốn gia hạn giấy phép phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày trước ngày giấy phép hết hạn và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.
– Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP
+ Báo cáo việc thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp đến ngày đề nghị gia hạn theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp đề nghị gia hạn biết.
Cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông muốn tiếp tục kinh doanh dịch vụ viễn thông theo nội dung giấy phép đã được cấp phải gửi hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày làm việc trước ngày giấy phép hết hạn.
– Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng bao gồm các tài liệu quy định Điều 23 Nghị định 81/2016/NĐ-CP và báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp tới ngày đề nghị cấp mới giấy phép theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP
– Việc xét cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được thực hiện theo quy định về Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại Luật Viễn Thông.
Khách hàng cần cung cấp
Thông tin cần cung cấp
– Thông tin về doanh nghiệp
– Thông tin về vốn điều lệ
Tài liệu cần cung cấp
– Bản sao công chứng điều lệ công ty
– Bản sao công chứng Đăng ký kinh doanh
– Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 05 năm đầu tiên
– Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên
– Văn bản xác nhận vốn điều lệ
Công việc của chúng tôi
– Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh
– Hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
– Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0789277892
Email: Lienheluattuvan@gmail.com