- 1. Chọn vị trí đặt máy lọc không khí phù hợp
- 2. Chọn công suất phù hợp theo hướng dẫn nhà sản xuất
- 3. Chọn chức năng bù ẩm khi trong phòng có điều hòa
- 4. Kiểm tra và vệ sinh máy thường xuyên
- 5. Thay màng lọc không khí theo thời gian khuyến cáo
- 6. Đọc kỹ hướng dẫn để biết các chức năng của máy
- 7. Sử dụng tiết kiệm điện năng
- 8. Không nên sử dụng khi phòng mở cửa
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Chọn vị trí đặt máy lọc không khí phù hợp
Máy lọc không khí là một thiết bị điện gia dụng hữu ích, rất cần thiết trong mỗi gia đình, giúp lọc sạch không khí, mang đến sự trong lành nhất cho tổ ấm. Bạn có thể đặt máy lọc không khí ở phòng khách, phòng ngủ cho người lớn, người già hoặc trẻ nhỏ. Chú ý, không nên đặt máy ở phòng bếp vì hơi gió sẽ làm ảnh hưởng đến ngọn lửa mà bạn đun nấu.
Bạn đang xem: kinh nghiệm dùng máy lọc không khí
Khi đặt máy ở các không gian thích hợp, bạn nên để máy ở những nơi có thể lọc không khí bao quát cả phòng, không cản trở lối đi. Một trong những kinh nghiệm đặt máy lọc không khí ở đâu trong phòng đó là nên đặt máy cách tường 90cm và cách các vật dụng một mét. Điều này giúp tường không bị ố vàng, các vật liệu như giấy dán tường không bị nhanh hỏng. Đặc biệt là ở một số loại máy lọc không khí có tính năng tạo ẩm, bạn nên để xa các thiết bị điện tử hoặc đồ gỗ để tránh gây chập cháy điện cũng như nấm mốc, phai màu đồ gỗ.
Một cách sử dụng máy lọc không khí hiệu quả cho phòng khách nữa là bạn nên đặt máy gần điều hòa (nếu có) để không khí được luân chuyển tốt hơn. Bạn có thể để máy ở gần các đồ vật thường bị ám mùi, có vi khuẩn như rèm cửa, chân giường. Một lưu ý khác là không để máy lọc không khí ở những nơi ẩm ướt bạn nhé.
2. Chọn công suất phù hợp theo hướng dẫn nhà sản xuất
Hiện nay, đa số các loại máy lọc không khí đều có những mức công suất khác nhau để bạn lựa chọn phù hợp với không gian sử dụng. Bạn nên chọn mức công suất tương ứng với môi trường. Ví dụ, mức công suất nhẹ có thể dùng cho phòng có diện tích nhỏ, trong môi trường thời tiết mát mẻ, trong lành. Còn mức công suất lớn thì nên dùng cho phòng có diện tích lớn để lọc được không khí bao quát hoặc dùng trong ngày có thời tiết hanh khô, nơi có môi trường nhiều bụi bẩn, mùi hôi khó chịu, ngày nồm ẩm… Lựa chọn công suất phù hợp là kinh nghiệm dùng máy lọc không khí quan trọng để bạn vừa khai thác hiệu quả các tác dụng của máy lọc không khí hiện đại vừa tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.
3. Chọn chức năng bù ẩm khi trong phòng có điều hòa
Đọc thêm: Hot Hướng dẫn khắc phục khi điện thoại bị treo màn hình
Hiện nay ở một số loại máy lọc không khí có thêm tính năng bù ẩm. Điều này giúp bổ sung độ ẩm cho không khí trở nên tươi mát, trong lành hơn. Chức năng này đặc biệt hữu ích khi sử dụng vào những ngày hanh khô. Chức năng bù ẩm còn có thể bổ sung thêm ion âm mà người dùng bị thiếu hụt, rất tốt cho cơ thể.
Bạn nên sử dụng chế độ bù ẩm khi trong phòng có điều hòa. Luồng không khí luân chuyển của điều hòa sẽ giúp lan tỏa độ ẩm trong máy không khí bao quát căn phòng tốt hơn. Đồng thời, nó sẽ giúp đưa độ ẩm dư thừa ra ngoài môi trường sử dụng để đảm bảo không làm hư hại đến các đồ vật trong gia đình.
4. Kiểm tra và vệ sinh máy thường xuyên
Máy lọc không khí giúp lấy đi bụi bẩn, vi khuẩn, mùi hôi khó chịu có trong không khí thông qua màng lọc. Do đó, bản thân màng lọc không khí sẽ có nhiều bụi bẩn ở bên trong. Chính vì vậy, để sử dụng máy lọc không khí đúng cách thì sau một thời gian hoạt động bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy để đảm bảo màng lọc được sạch sẽ, máy không gặp vấn đề gì trục trặc.
Cấu tạo của các loại máy lọc không khí hiện nay thường rất dễ tháo lắp nên bạn có thể tháo ra để vệ sinh các bộ phận cho sạch sẽ. Với màng lọc thô, bạn có thể làm sạch dưới vòi nước. Nhưng với màng lọc hỗn hợp và màng lọc carbon thì nên vệ sinh bằng máy hút bụi, khăn mềm, tuyệt đối không vệ sinh bằng nước. Với máy lọc không khí tạo ẩm thì cần vệ sinh khay đựng nước và thay nước hàng ngày.
5. Thay màng lọc không khí theo thời gian khuyến cáo
Một kinh nghiệm dùng máy lọc không khí quan trọng bạn không nên bỏ qua đó là thay màng lọc nước theo định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Hiện nay, thời gian thay các màng lọc không khí thường được khuyến cáo như sau:
- Với màng lọc thô, tuổi thọ thường là suốt đời nên bạn có thể thay hoặc không thay mới đều được.
- Với màng lọc than hoạt tính thì nên thay mới sau 2-3 năm.
- Với màng lọc phấn hoa thì nên thay mới sau 6-12 tháng.
- Với màng lọc nước thì nên thay mới sau khoảng 2 năm.
- Với màng lọc HEPA thì nên thay mới sau 3-10 năm tùy loại máy.
Dành cho bạn: Hot Cách tăng tốc độ Download tối đa trên Máy tính, Laptop
Tuy nhiên, bạn có thể tùy thuộc vào môi trường và mức độ sử dụng để chọn thời điểm thay màng lọc sao cho hợp lý. Ví dụ, bạn sử dụng máy lọc không khí trong môi trường có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn thì có thể thay màng lọc trước thời gian mà nhà sản xuất khuyến cáo. Ngược lại, nếu bạn sử dụng máy lọc không khí trong môi trường trong lành, ít khói bụi thì có thể kéo dài thời gian thay thế, nhưng cũng không nên kéo dài quá lâu.
6. Đọc kỹ hướng dẫn để biết các chức năng của máy
Khi mua máy lọc không khí bạn sẽ có một quyết sách hoặc tờ giấy hướng dẫn sử dụng các chức năng của máy. Và bạn nên sử dụng các chức năng theo hướng dẫn này. Bởi mỗi chức năng sẽ phát huy tốt tác dụng của mình khi được sử dụng đúng cách. Nếu sử dụng sai cách, rất có thể bạn không đạt được hiệu quả lọc không khí như mong muốn mà còn làm giảm tuổi thọ của máy nữa. Một số kinh nghiệm dùng máy lọc không khí theo chức năng hiện nay như sau:
- Với chức năng diệt nấm mốc và vi khuẩn, bạn chỉ nên bật chế độ này từ 4h-6h để đảm bảo không khí trong lành và tốt cho sức khỏe.
- Dùng chức năng quạt gió lưu lượng khí thấp và trung bình ở những môi trường không quá bẩn, có thể bật lọc không khí hàng ngày.
- Dùng chức năng quạt gió lưu lượng khí cao khi môi trường bị ô nhiễm nặng, phòng lâu ngày mới sử dụng, phòng có nhiều nấm mốc, vi khuẩn.
- Không nên bật chức năng tạo ion âm và khí ozone 24/24h vì nó có thể gây ra mùi giống như ở bệnh viện.
- Bật chức năng hẹn giờ khi bạn muốn máy không hoạt động quá nhiều khi bạn ngủ hoặc có việc đi ra khỏi nhà.
7. Sử dụng tiết kiệm điện năng
Để sử dụng máy lọc không khí hiệu quả, bền lâu bạn cũng nên chú ý đến việc sử dụng tiết kiệm điện. Nó vừa giúp giảm hóa đơn tiền điện, vừa giúp kéo dài tuổi thọ cho máy. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng máy lọc không khí tiết kiệm điện năng nhất:
- Không cần sử dụng chế độ lọc lưu lượng khí cao ở môi trường không khí trong lành mà chỉ nên sử dụng ở những nơi có nhiều vi khuẩn, nấm mốc. Vì chế độ này sẽ ngốn điện nhiều hơn so với chế độ lọc lưu lượng khí thấp.
- Lựa chọn các loại máy lọc không khí có chế độ ngủ, chế độ hẹn giờ cũng tiết kiệm được khá nhiều điện năng.
- Sử dụng các dòng máy có các chức năng như econavi, inverter một cách hợp lý. Các chức năng này sẽ thông báo cho bạn biết không khí đã lọc sạch hay chưa. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tự ước lượng được không khí sạch như thế nào rồi thì không cần sử dụng các chức năng này để tiết kiệm điện năng hơn.
- Ngoài ra, mua máy lọc không khí của các thương hiệu lớn theo đánh giá, hàng chính hãng, đảm bảo không những tiết kiệm đáng kể điện năng sử dụng mà còn có tuổi thọ cao, công suất sử dụng lớn, hiệu quả cao, như: lựa chọn máy lọc không khí hãng Sharp Nhật Bản, rinh về sản phẩm máy lọc không khí Panasonic cao cấp, hay mua máy lọc không khí của Coway Hàn Quốc,…
8. Không nên sử dụng khi phòng mở cửa
Khi sử dụng máy lọc không khí thì bạn không nên mở cửa và khi mở cửa thì không nên sử dụng máy lọc không khí nữa. Bởi vì:
- Bạn mở cửa sẽ làm thất thoát không khí sạch ra bên ngoài
- Bạn mở cửa sẽ làm không khí bẩn, khói bụi tái thâm nhập vào phòng.
- Lúc này, máy lọc không khí sẽ phải hoạt động nhiều hơn, vừa gây hao điện, vừa làm giảm tuổi thọ mà không khí lại không được lọc sạch hoàn toàn.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn có thêm được nhiều kinh nghiệm dùng máy lọc không khí hiệu quả, bền lâu và tiết kiệm điện năng nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công và tận hưởng không khí tươi mát, trong lành nhất cùng chiếc máy lọc không khí chính hãng, hiệu năng sử dụng mạnh mẽ nhé!