- Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng may quần áo – Xác định đội tượng khách hàng hướng đến
- Thiết kế cửa hàng, trang trí, nội thất độc đáo – thể hiện được chủ đề và phong cách thiết kế của chủ cửa hàng
- Tự mở tiệm một mình hay thuê thêm nhân viên?
- Kinh nghiệm bán quần áo tự thiết kế – Phải có kinh nghiệm, kiến thức và tay nghề trong lĩnh vực Thiết kế thời trang
- Tạo sự khác biệt trong sản phẩm từ chất liệu, hay chuyên về một phong cách thời trang
- Phát triển sản phẩm theo thế mạnh của bản thân
- Marketing cho cửa hàng kinh doanh quần áo tự thiết kế
- Nắm bắt xu thế thời trang trên thế giới
- Kết hợp với kênh bán hàng online
Mở một cửa hàng may đo cần những kinh nghiệm gì để giúp thành công? Các bạn hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Web Khởi Nghiệp trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính:
Bạn đang xem: kinh nghiệm mở cửa hàng may đo
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng may quần áo – Xác định đội tượng khách hàng hướng đến
Đầu tiên, bạn cần xác định đối tượng khách hàng hướng đến là ai? Đó là trẻ em, nam giới, phụ nữ trưởng thành, giới trẻ, tầng lớp khách hàng có thu nhập như thế nào,…
Xác định đối tượng khách hàng chính để bạn tập trung chuyên môn vào việc phát triển ý tưởng, sản phẩm hướng đến đối tượng khách hàng đó tốt nhất. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những đặc điểm riêng để từ đó bạn tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất.
Thiết kế cửa hàng, trang trí, nội thất độc đáo – thể hiện được chủ đề và phong cách thiết kế của chủ cửa hàng
Những nhà thiết kế thời trang cũng có những phong cách hoặc cá tính riêng, họ thường xây dựng và thiết kế cửa hàng của mình theo cách nhìn nghệ thuật của mình. Không gian không quá cầu kỳ, màu sắc tối giản nhưng mỗi chi tiết đều được đầu tư và có tính nghệ thuật. Sẽ có riêng một bàn làm việc chuyên dành để thiết kế, khu vực tiếp khách, khu may, khu trưng bày sản phẩm và kho chứa vải. Đó là đối với những nhà thiết kế lớn, phong cách hiện đại. Còn nếu bạn chỉ mở một tiệm may quần áo bình thường thì sẽ không cần đầu tư quá nhiều trong khâu thiết kế. Với những cửa hàng như thế này, chủ cửa hàng chỉ cần có không gian để treo vãi, đặt máy may và các dụng cụ liên quan đến đo đạc và may vá. Những cửa hàng này bạn có thể thấy rất nhiều ở các vùng nông thôn.
Tự mở tiệm một mình hay thuê thêm nhân viên?
Dành cho bạn: Hot Hot Cách làm sạch xích xe máy để đảm bảo đi lại trong dịp Tết
Đối với câu hỏi này, tuy vào quy mô và lượng khách hàng đến với cửa hàng mà bạn nghĩ rằng có nên thuê thêm nhân viên hay không. Thời gian đầu, chúng ta chưa xây dựng được mối quan hệ khách hàng và nhóm khách hàng thân thiết nên sản phẩm bán ra sẽ chưa nhiều. Vì vậy, danangchothue.com nghĩ rằng vào khoảng 3 tháng đầu bạn nên tự mình đảm nhận công việc. Nếu sau thời gian này có thêm nhiều khách hàng, lượng đơn hàng vượt quá sức của bạn thì hãy nghĩ tới việc tuyển thêm 1 – 2 nhân viên cùng làm. Thường thì các tiệm may quần áo sẽ tuyển nhân viên theo diện học việc. danangchothue.com nghĩ rằng nếu đang trong giai đoạn khách hàng đông thì bạn không nên tuyển những nhân viên chưa được đào đạo vì sẽ khiến bạn tốn thời gian để đào tạo lại mà công việc thì không thể hoàn thành đúng hạn. Bạn hãy cân nhắc hơn về việc thuê nhân viên nhé!
Kinh nghiệm bán quần áo tự thiết kế – Phải có kinh nghiệm, kiến thức và tay nghề trong lĩnh vực Thiết kế thời trang
Đây là điều kiện cần có để bạn có thể mở một cửa hàng may quần áo và tự bán quần áo của mình thiết kế. Tất nhiên bạn cũng có thể chỉ là người rót vốn và thuê người khác về làm nhưng nếu đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mình không am hiểu thì rủi ra rất cao. Bạn có thể là một sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang, được đào tạo bài bản qua các trường; hoặc bạn chỉ là một nhân viên đã đi học việc tại những tiệm thiết kế thời trang lớn và có đủ tay nghề để bắt đầu khởi nghiệp riêng. Dù bạn học theo cách nào, thì chỉ cần bạn có kiến thức, tay nghề và sự am hiểu về lĩnh vực thời trang để có thể tiếp tục phát triển.
Tạo sự khác biệt trong sản phẩm từ chất liệu, hay chuyên về một phong cách thời trang
Một kinh nghiệm muốn chia sẻ với bạn đó là hãy tạo sự khác biệt trong sản phẩm của mình. Đó có thể là từ việc bạn lựa chọn thiết kế trang phục trên những chất liệu đặc biệt như lụa, gấm là những chất liệu đặc trưng của người Việt, hay những chất liệu vải công nghiệp khác. Ngoài ra, đó còn thể hiện ở việc phong cách thời trang bạn theo đuổi, và hướng toàn bộ sản phẩm theo phong cách đó. Ví dụ phong cách Hippie – phong cách sôi nổi, phóng khoáng và tự do; phong cách Classic – phong cách hướng đến sự cổ điển,…
Phát triển sản phẩm theo thế mạnh của bản thân
Bạn nên chọn may những bộ trang phục theo thế mạnh của mình ví dụ như bạn giỏi về may áo dài, may vest, váy, áo cưới hay chỉ là trang phục bình thường,… Khai thác thế mạnh bản thân sẽ giúp bạn tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng nhất và kinh doanh hiệu quả hơn là việc lựa chọn may những bộ trang phục mình không thực sự hiểu và có kinh nghiệm.
Marketing cho cửa hàng kinh doanh quần áo tự thiết kế
Nên xem: Cách tải video Facebook về máy tính nhanh nhất không cần phần mềm
Đối với cửa hàng kinh doanh quần áo tự thiết kế, bạn có thể marketing cho cửa hàng bằng việc phát tờ rơi, treo áp phích, thực hiện các chương trình khuyến mãi đặc biệt như giảm giá, miễn phí tư vấn thời trang,…. Một cách làm nữa để giới thiệu thương hiệu thời trang tự thiết kế của bạn đến nhiều người hơn đó là tham gia vào các buổi chợ trời, các phiên chợ bán quần áo. Những phiên chợ này thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Bạn sẽ có dịp tiếp xúc với nhiều khách hàng hơn, giới thiệu với họ những sản phẩm của mình. Đây là một cách marketing hiệu quả cho những cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang tự thiết kế mới bắt đầu.
Nắm bắt xu thế thời trang trên thế giới
Thời trang luôn thay đổi từng ngày, bạn cũng cần liên tục cập nhật thông tin, nắm bắt những xu hướng thời trang mới để tư vấn tốt cho khách hàng và tạo ra những sản phẩm theo kịp thời đại. Trong lĩnh vực thời trang, nếu không thể nắm bắt xu thế thời trang, chạy theo kịp thị trường thì bạn sẽ thất bại đấy. Ngay cả đến áo dài truyền thống của Việt Nam ta trải qua thời gian cũng có những thay đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng và xu hướng thời trang thế giới. Ví dụ như từ việc áo dài trước kia chỉ dùng cúc bấm cho toàn bộ áo dài, thì bây giờ các thợ may đã thay đổi bằng cách sử dụng thêm khóa trên áo dài để tạo sự thuận tiện và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kết hợp với kênh bán hàng online
Bạn cũng nên khai thác kênh bán hàng online. Thời gian đầu chưa có nhiều kinh phí và quy mô cửa hàng còn nhỏ thì bạn nên sử dụng mạng xã hội. Hãy lập một trang facebook, đầu tư về hình ảnh, nội dung và chạy quảng cáo để nhiều người biết đến trang bán hàng của bạn hơn. Đăng bài vào các hội nhóm cộng đồng, các trang về thời trang cũng là một cách để bạn tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng đấy.
Nguồn: danangchothue.com
Trên đây là một vài kinh nghiệm mở cửa hàng may đo dành cho những ai đang có dự định mở một tiệm may đo. Chúc các bạn thành công