Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trước khi đi vào bài viết kinh nghiệm mua máy ảnh cũ, có một điều người dùng cần biết là các sản phẩm cũ thường có nhiều lỗi nên khâu kiểm tra phải thật tỉ mỉ, kỹ càng mới mong mua được một chiếc hoạt động tốt.
Bạn đang xem: kinh nghiệm mua máy ảnh dslr cũ
Tìm hiểu địa chỉ, người bán có đáng tin cậy hay không
Chỉ cần bước ra ngoài đường là bạn đã có thể tìm thấy ngay một cửa hàng buôn bán máy ảnh cũ, thế nhưng chất lượng sản phẩm ở đó ra sao thì chẳng ai đảm bảo được cho bạn cả. Vì vậy, điều đầu tiên mà bạn cần làm là tìm một địa chỉ bán máy ảnh uy tín, hoặc nếu thấy có ai đăng thông tin rao bán trên mạng thì nên kiểm tra số điện thoại hoặc địa chỉ của người bán để xem họ có dính phốt nào chưa.
Kiểm tra máy chi tiết, cẩn thận
Kiểm tra Dead Pixel trên cảm biến
Bạn cần chụp 3 tấm ảnh theo hướng dẫn dưới đây:
- Tấm thứ nhất: Tháo lens, đậy nắp body của máy, set ISO khoảng 200 – 400 rồi chụp liên tục khoảng 10 s để làm nóng sensor.
- Tấm thứ hai: Đặt ISO ở mức thấp nhất rồi chụp khoảng 1/20s.
- Tấm thứ ba: Bạn chụp máy bằng một hộp kín hay túi nilon đen để ngăn không cho ánh sáng lọt vào sensor. Sau đó vẫn chụp một tấm với khoảng 1/20s.
Sau khi đã chụp xong, copy 3 tấm ảnh trên vào trong máy tính và mở lên xem. Đầu tiên bạn xem trên ảnh chụp trong 10s có đốm trắng hay vết xước nào không, đó là biểu hiện của cảm biến bị bụi và xước. Đến bức thứ 2, bạn thử xem có đốm đỏ hay xanh không, đó là biểu hiện của dead pixel hoặc hot pixel. Cuối cùn, ở bức thứ 3 nếu thấy các đốm đỏ và xanh ở ảnh thứ 3 trùng nhau thì cảm biến đó đã xuất hiện dead pixel hay hot pixel.
Tuy nhiên, điều đó cũng không chứng minh máy bị hỏng. Nếu chỉ có từ 3 – 4 điểm dead thì chiếc máy ảnh đó vẫn có thể sử dụng bình thường, nhiều hơn thì mới đáng ngại.
Kiểm tra số shot
Nên xem: Hot Hot 6 Kinh nghiệm “xương máu” khi mua máy lọc nước nóng lạnh
Để kiểm tra số shot của máy, bạn có thể sử dụng các phần mềm tùy theo hãng. Tùy vào dòng máy mà các hãng đưa ra các số màn trập tối đa khác nhau. Bạn có thể tìm các phần mềm để kiểm tra số shot rất dễ dàng trên mạng.
Thế nhưng, cũng có trường hợp người bán đã reset shop nhằm đánh lừa người mua. Trong trường hợp đó, bạn hãy để ý ngoại hình của máy, nếu số shot ảnh thấ mà ngoại hình ‘tả tơi’ thì chắc chắn đã bị reset shot.
Kiểm tra cơ học
Ngoại hình máy: đầu tiên hãy kiểm tra máy xem có vết xước nào không. Với các dòng máy tầm trung, xước xát là không tránh khỏi nhưng nếu ở dòng máy chuyên nghiệp cũng bị thì có thể máy từng bị va đập mạnh hoặc sử dụng nhiều quá. Ngoài ra cần đặc biệt chú ý đến khe cắm thẻ nhớ. Nếu thấy các điểm kết nối của khe cắm với thẻ nhớ bị gãy, chập vào nhau thì nên yêu cầu người bán sửa lại vì lỗi này có thể gây ngắn mạch, làm cháy phần thẻ nhớ của máy.
Cao su bị bong: thường thì cao su sẽ bị bong nếu sử dụng máy trong điều kiện ẩm, cái này cũng dễ thay thế. Nhưng nếu khi mua máy ảnh cũ mà thấy cao su bị bong thì chứng tỏ máy đã sử dụng trong thời gian khá dài rồi.
Kiểm tra Viewfinder và màn hình
Xem xem trên viewfinder có vết xước nào không. Thực chất thì nó chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng ảnh nhưng có thể gây ức chế khi ngắm. Còn nếu thấy màn hình LCD bị hiện tượng sọc, nhòe, điểm chết thì cần cân nhắc kỹ lưỡng có nên mua hay không.
Phần mount
Đề xuất riêng cho bạn: Hướng dẫn đổi hình nền cho Windows
Thử cắm lens vào máy và xem phần kết nối có chắc chắn không, khi lắp có bị nặng không.
Khả năng chống rung
Ở dòng máy ảnh mirrorless coskhar năng chống rung bằng sử dụng ảm biến bên trong máy. Bạn cũng nên kiểm tra tính năng này xem chúng có hoạt động bình thường không.
Hệ thống lấy nét tự động
Sau khi đã kiểm tra các phần rườm rà ở trên, cuối cùng bạn hãy test đến hệ thống lấy nét tự động.
Sử dụng một ống kính hoạt động tốt để kiểm tra khả năng lấy nét của máy. Bạn có thể kiểm tra tốc độ trong điều kiện thiếu sáng, đủ sáng. Một số máy ảnh có hiện tượng lấy nét sai vùng nên bạn cần kiểm tra bằng cách khép khẩu và focus vào điểm mình muốn rồi xem máy có focus vào điểm đó không. Tát nhiên điều này cũng có thể phụ thuộc vào cả ống kính nên tốt nhất bạn hãy chắc chắn ống kính mình sử dụng không lỗi lầm gì.
Trên đây là một số kinh nghiệm mua máy ảnh cũ dành cho lính mới nhập môn. Còn một điều nữa là bạn nên mua bán ở nhà thì tốt hơn, như vậy sẽ nắm được chủ động và tránh tình trạng lừa đảo, trấn lột.
Chúc các bạn mua sắm thành công!