Share cho bạn Chia sẻ kinh nghiệm mua máy lạnh cũ từ chuyên gia

Vào những ngày nắng nóng, gia đình bạn đã làm mọi cách nhưng vẫn không thể xua đi cái oi bức của mùa hè và đúng thời điểm này, giá cả máy lạnh mới khá cao mà chi phí dành dụm của gia đình bạn lại khá ít ỏi vì thế phương pháp có thể chọn lựa lúc này là mua lại chiếc máy lạnh cũ, nhưng nếu không phải dân trong nghề bạn rất dễ bị người bán lừa gạt mua nhằm sản phẩm dỏm. Hiểu được sự lo lắng đó, các chuyên gia của trung tâm sửa máy lạnh quận bình thạnh đã chia sẽ kinh nghiệm mua máy lạnh cũ để giúp bạn chọn được sản phẩm có chất lượng như mới.

  • Những biểu hiện khi máy lạnh gặp sự cố
  • Máy lạnh Samsung bị hôi nguyên nhân do đâu
  • Bí quyết tháo máy lạnh không bị xì gas hiệu quả tại nhà

Xem thêm: Bí quyết lắp đặt máy lạnh cho phòng ngủ hợp phong thủy

Bạn đang xem: kinh nghiem mua may lanh cu

Chia sẻ kinh nghiệm mua máy lạnh cũ từ chuyên gia1) Giá cả máy lạnh

Giá cả điều hòa cũ rất đa dạng, tùy thuộc vào thương hiệu nhà sản xuất, công suất, chất lượng.

Có nơi bán dòng máy có công suất 9000 – 12.000 – 18.000 BTU với giá dao động từ 2.000.000 đồng đến 3.800.000 đồng hoặc nơi khác bán với giá từ 2.500.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, các cửa hàng thường bảo hành cho sản phẩm từ 1-3 tháng, có nơi bảo hành tới 6 tháng, 12 tháng.

2) Kiểm tra remote

Bạn cần phải chắc chắn rằng remote của chiếc máy lạnh bạn phải còn được hoạt động tốt với các nút bấm phản hồi nhanh, đồng thời remote cũng không bị trầy xước quá nhiều.

3) Kiểm tra ống đồng

Thông thường ống đồng này sẽ được tặng kèm hoặc mua riêng, nếu mua riêng thì bạn phải kiểm tra thật kỹ vì nếu không sẽ rất dễ bị đưa nhầm hàng kém chất lượng.

Kiểm tra ống đồng ở cả hai cục nóng – lạnh. Có màu đồng hoặc nâu đồng là loại ống còn hoạt động tốt. Khi chuyển sang màu đen thì không nên chọn, vì loại này đã cũ và có thể bị lủng, thủng,… Trong khi đó hàn thì vừa khó, không bền mà chi phí lại cao.

4) Lựa chọn công suất phù hợp

Xem thêm: Mở đại lý vé máy bay cần bao nhiêu vốn?

Máy lạnh đã qua sử dụng nên năng suất lạnh sẽ giảm đi một phần vì hệ thống tản nhiệt của dàn lạnh và dàn nóng không còn tốt như máy mới. Do đó, bạn cần lưu ý chọn công suất lớn hơn so với với công suất cần thiết để làm mát phòng.

Ví dụ:

– Phòng có diện tích 10m2 thì bạn chọn điều hòa nhiệt độ công suất khoảng 12.000 BTU trong khi chỉ cần chọn điều hòa mới có công suất là 9.000 BTU.

Thông thường, đối với phòng ngủ và phòng khách ở hộ gia đình, bạn có thể chọn máy có công suất khoảng 600Btu/h cho mỗi mét vuông diện tích phòng. Chẳng hạn, phòng dưới 15, 20, 30, 40m2 sẽ sử dụng các máy có công suất tương ứng là 9.000, 12.000 BTU/h (tương đương loại máy 1,5 HP) và 17.000, 22.500 BTU/h (tương đương 2 HP).

Việc chọn công suất máy lạnh còn phải dựa vào kết cấu phòng như tường bao che, cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực.

5) Không nên chọn máy lạnh Inverter cũ

Không nên mua loại Inverter đã qua sử dụng. Thứ nhất, board điều khiển cục lạnh nếu đã chạy quá công suất thì sẽ chạy không ổn định nữa.

Còn cục nóng máy inverter thường được mệnh danh là “cô nàng tiểu thư, nắng không ưa, mưa không chịu”, bởi nếu bị nắng chiếu vào trực tiếp phần lá nhôm, máy sẽ giải nhiệt kém; nếu bị trúng mưa hoặc khu vực ẩm ướt, bo mạch khiến cục nóng bị ẩm và gây chạm mạch. Do vậy, nhiều khả năng máy lạnh Inverter cũ sẽ chạy không ổn định.

Tuy nhiên, nếu biết cách lựa chọn hay có người quan trong nghề đi chung bạn vẫn có thể tìm được cho mình một chiếc máy lạnh Inverter hoàn hảo.

6) Kiểm tra vỏ máy

Vỏ máy là thành phần vô cùng quan trọng đối với máy lạnh. Bạn cần chắc chắn rằng vỏ máy không bị va chạm mạnh làm bị bể, gãy.

Đồng thời, cũng nên kiểm tra các điểm kết nối điện, và nếu có thể bạn nên yêu cầu siết chặt nếu bị lỏng…

Đọc thêm: Tổng hợp 10 cách làm lông mày rậm, dày và đen tự nhiên tại nhà

7) Kiểm tra mối hàn ống dẫn gas

Mối hàn của hai đường ống dẫn gas nối từ block máy ra dàn nóng của cục nóng. Chỉ nên chọn máy có mối hàn chưa bị làm lại bao giờ, thường thì có màu đỏ đều, vết hàn liền mạch, mịn, sắc sảo (nếu bị hàn lại, thường sẽ có màu loang lổ, vết hàn không trơn láng). Điều này còn giúp bạn xác định được gas block máy còn gin hay không.

8) Kiểm tra cục lạnh

Đối với các dòng máy lạnh thường, bạn có thể nhẹ nhàng tách lớp mặt nạ phía trước ra sẽ nhìn thấy trực tiếp hai lá nhôm. Và bạn phải chắc rằng hai lá nhôm ở cục lạnh phải còn nguyên vẹn, bề mặt phẳng không bị vết lủng hoặc răng cưa.

Nếu đối với dòng máy lạnh cao cấp thì việc này có thể không cần bởi vì mặt nạ trước được đóng chật nên việc hư tổn là không thể (tuy nhiên vẫn nên loại trừ một số trường hợp hy hữu, tốt nhất là bạn nên nhờ nhân viên cửa hàng kiểm tra)

Nếu không rành về kỹ thuật, bạn có thể nhờ một người chuyên môn điện lạnh để kiểm tra cục lạnh, dàn nóng, ống dẫn gas….

9) Chọn thương hiệu ổn định

Hãy lựa chọn những loại máy lanh có thương hiệu trên thị trường như Daikin, Panasonic, Mitsubishi, LG… Các dòng máy, model thông dụng, có tuổi thọ cao và độ bền ổn định. Không sử dụng các mặt hàng trôi nổi, thương hiệu chưa nghe bao giờ.

10) Kiểm tra dàn nóng

Bạn cần kiểm tra xem có tình trạng dàn nóng/lạnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia” không, bằng cách kiểm tra sự tương đồng của model máy, được dán trên cả hai cục.

Thường thì người mua máy lạnh cũ chỉ chú ý đến dàn lạnh mà không xem xét kỹ dàn nóng. Chính vì vậy mà hiện tượng tráo cục nóng cũng thường xảy ra. Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, có thể xem các thông số được dán trên dàn nóng và dàn lạnh để biết chắc chắn rằng mình đã lấy đúng hàng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra kỹ xem dàn nóng, lạnh có bị đóng bụi dày đặc hay không vì nếu có sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng.

Viết một bình luận