Mục lục bài viết
Lãi suất cơ bản là điều hết sức quan trọng mà nhiều khách hàng cần phải quan tâm và biết khi có nhu cầu vay vốn. Vì nếu không nắm rõ về lãi suất cơ bản thì có thể Quý vị sẽ không biết được rằng mình có đang bị dính vào vay nặng lãi hay không. Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin mới nhất về mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2021.
Bạn đang xem: lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là gì
Trước khi tìm hiểu Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước năm 2021 là bao nhiêu? Quý vị cần nắm bắt một số thông tin cơ bản sau:
Lãi suất cơ bản là gì?
Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn, bởi vì các khách hàng tốt của ngân hàng ít có khả năng vỡ nợ hơn nên ngân hàng có thể tính lãi suất cho họ với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ được tính cho khách hàng có khả năng vỡ nợ cao hơn khi vay tiền.
Mặc dù được nhắc đến nhiều lần trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng hiện nay vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về lãi suất cơ bản. Vì vậy, nội dung giải đáp lãi suất cơ bản là gì? trên đây mà chúng tôi đưa ra dựa trên thực tiễn hoạt động của các ngân hàng.
Vai trò của lãi suất cơ bản
– Lãi suất cơ bản là cơ sở hoặc điểm tham chiếu để xác định hầu hết các khoản lãi suất cho vay khác đối với người vay, mặc dù nó có thể không được liệt kê cụ thể như là một thành phần tỷ lệ lãi suất được tính.
Ví dụ: Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “ Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
– Lãi suất cơ bản có vai trò là cơ sở để xác định khoản bồi thường cho những rủi ro mà người cho vay phải chịu dựa trên lịch sử tín dụng của người đi vay và các chi tiết tài chính khác và cũng là cung cấp một cách để trang trải các chi phí liên quan đến cho vay.
Tham khảo thêm: 6 lưu ý cho người mới bắt đầu gửi tiết kiệm
Ví dụ: Điều 709 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về “Chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất” có quy định: “Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thoả thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trong thời gian đã thuê kể cả lãi đối với khoản tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do NHNN quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.”
Tuy nhiên, đến nay lãi suất cơ bản hầu như không còn giá trị pháp lý và ý nghĩa thực tế, vì theo Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 của Thống đốc NHNN “Về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng”. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng không còn đề cập đến lãi suất cơ quan khi quy định về lãi suất, lãi suất vay trong hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận, không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Hầu hết các khoản lãi suất đều được tính toán dựa trên sự thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức giới hạn theo quy định pháp luật. Vì vậy, lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước chỉ còn được áp dụng phổ biến trong phạm vi hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là gì?
Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước đưa ra để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh như lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi. Lãi suất cơ bản là công cụ để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các chính sách tiền tệ trong ngắn hạn và chống cho vay nặng lãi.
Lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung – cầu vốn.
Từ khái niệm trên có thể thấy lãi suất cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước vì nó là công cụ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền tệ, tác động chung lên thị trường tài chính trong nước theo từng giai đoạn. Khi lãi suất cơ bản giảm cũng sẽ kéo theo lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm và ngược lại.
Lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước qua các năm
Lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước được nhắc đến lần đầu trong Luật Ngân hàng nhà nước năm 1997, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 02 tháng 8 năm 2000 theo Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN được áp dụng từ ngày 05/8/2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm.
Từ ngày 05/8/2000 đến ngày 31/5/2002, lãi suất cơ bản được cộng với biên độ từ 0,3 – 0,5%/tháng để làm cơ sở tính lãi suất cho vay đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng. Đến tháng 06 năm 2008, khi Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định 1317/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo quyết định trên, lãi suất cơ bản được áp dụng trong giai đoạn này là 14%/năm.
Dành cho bạn: Margin là gì? Ý nghĩa và hoạt động của Margin
Tuy nhiên, do nhiều biến động của thị trường tài chính và tiền tệ nên mức lãi suất trên không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, ngày 27/10/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành quyết định số 2561/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo đó, NHNN quy định mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là 8%/năm và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2010.
Mức lãi suất này cũng không được duy trì ổn định lâu vì đến ngày 29/11/2010, Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành Quyết định 2868/QĐ-NHNN thay thế cho Quyết định trên. Theo đó, Điều 1 Quyết định trên quy định “mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm”. Đây cũng là mức lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước công bố và áp dụng đến hiện nay.
Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước năm 2021 là bao nhiêu?
Thế giới vừa mới bước chân vào những ngày đầu năm 2021 nên tình hình tài chính, tiền tệ chưa có nhiều thay đổi. Vì vậy,tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa ban hành bất cứ văn bản pháp luật nào để sửa đổi về mức lãi suất cơ bản.
Do đó, mức lãi suất cơ bản vẫn được áp dụng ở mức 9%/năm theo quy định tại Quyết định 2868/QĐ-NHNN.
Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý Quý vị một số mức lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước công bố gần đây bao gồm:
Thông tin trên đây là những cập nhật mới nhất liên quan tới quyết định về lãi suất ngày 12/5/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Không chỉ thế mà tháng 8 vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ra thông báo giảm một loạt điều hành. Theo như lời giải thích từ Ngân hàng Nhà nước, những quyết định thay đổi lãi suất đã được ban hành đều là nhằm mục đích điều chỉnh sao cho phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô cũng như là cho phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Trên thực tế thì sau động thái này, nhiều ngân hàng đã có thể giảm bớt được phần nào chi phí trong bối cảnh bội chi ngân sách hiện nay.
Hi vọng với những thông tin trên đây có thể giúp Quý vị hiểu được về lãi suất cơ bản cũng như những thông tin về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Đây là những điều khá quan trọng mà Quý vị cần phải nắm rõ nếu như bản thân là người có hoạt động kinh doanh và có nhu cầu vay vốn.