Chia sẻ Ngành đầu tư tài chính & học đầu tư tài chính ra làm gì?

Bạn yêu thích kinh doanh và đầu tư. Bạn thích tìm hiểu về thị trường và mong muốn đầu tư để “tiền đẻ ra tiền”. Vậy thì ngành đầu tư tài chính là lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Thế nhưng, học đầu tư tài chính khi ra trường có thể đảm nhận những công việc cụ thể nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Makemoney để tìm hiểu học đầu tư tài chính ra làm gì?

Nên biết đầu tư tài chính là gì?

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về đầu tư tài chính.

Bạn đang xem: làm tài chính là làm gì

Hiểu một cách đơn giản nhất, đầu tư tài chính tức là sử dụng các khoản tiền mà bạn có (ví dụ như tiền tiết kiệm hay các khoản tiền “nhàn rỗi” mà bạn chưa cần dùng tới) để đầu tư mua các loại trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, bất động sản, thị trường ngoại hối,…nhằm gia tăng giá trị nguồn vốn, kiếm thêm thu nhập.

Đây có thể xem là một hình thức kinh doanh “tiền đẻ ra tiền”. Nếu bạn đầu tư một cách thông minh, hiệu quả, chắc hẳn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn.

Tuy nhiên, hình thức này cũng dễ gặp nhiều “rủi ro”, và thậm chí là lỗ và phá sản. Vì thế, đòi hỏi người đầu tư phải có kiến thức, kinh nghiệm về đầu tư tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh.

Đầu tư tài chính là một hình thức kiếm tiền phổ biến hiện nay

Đầu tư tài chính là một hình thức kiếm tiền phổ biến hiện nay

Giới thiệu về ngành đầu tư tài chính

Để trở thành một nhà đầu tư thông thái, bạn có thể chọn học ngành đầu tư tài chính. Dưới xu thế kinh tế nước ta đang ngày phát triển, ngành học này đang dần trở nên phổ biến.

Ngành đầu tư tài chính cung cấp các kiến thức chuyên môn về thị trường kinh doanh, nghiệp vụ đầu tư, chuyển giao nguồn vốn hiệu quả,…Ngoài ra, ngành này còn trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết cho kinh doanh và đầu tư như quản lý các danh mục và dự án đầu tư, dự báo thị trường, nghiên cứu thị trường đầu tư tài chính,…

Theo học ngành đầu tư tài chính am hiểu hơn về thị trường đầu tư

Theo học ngành đầu tư tài chính am hiểu hơn về thị trường đầu tư

Học đầu tư tài chính ở đâu?

Hiện nay, đã có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành, chuyên ngành Đầu tư tài chính này!

Ở phía Bắc, bạn có thể lựa chọn trường Đại học Ngoại Thương với chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính, Học viện Tài chính với chuyên ngành Phân tích tài chính,…

Ở phía Nam, bạn có thể theo học chuyên ngành Đầu tư tài chính của trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH),…

Các trường như Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM, Đại học RMIT,…cũng có những chuyên ngành liên quan tới tài chính mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các khóa học về đầu tư tài chính online, offline. Tuy nhiên, cần đảm bảo bạn chọn được những khóa học chất lượng và uy tín!

Dù là làm bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, bạn cũng cần có kiến thức cơ bản, đặc biệt là với một lĩnh vực tương đối nhiều “rủi ro” như đầu tư.

Học đầu tư tài chính ra làm gì?

Là một ngành nghề khá “hot” hiện nay, vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành này ra sao?

Đáng xem: Tổng hợp Lợi nhuận trước thuế (Earnings Before Tax – EBT) là gì?

Nhu cầu về đầu tư đang ngày càng tăng. Nhiều người muốn đầu tư tài chính để quản lý tài sản hiệu quả, tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng sống,…Bên cạnh đó, các công ty muốn tham gia đầu tư tài chính cũng phải có được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, am hiểu thị trường.

Vì vậy, cơ hội việc làm cho các bạn học ngành này là rất rộng mở. Makemoney đã tổng hợp một số ngành nghề phổ biến sau khi:

Quản lý dự án đầu tư cùng các danh mục trong đầu tư tài chính

Học đầu tư tài chính ra làm gì? Câu trả lời đầu tiên chính là quản lý các dự án đầu tư cùng các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp nào cũng cần có những chuyên gia đầy kinh nghiệm chuyên môn để quản lý các dự án đầu tư của họ.

Mỗi dự án lại có sự khác nhau về thời gian, không gian, địa điểm, mục tiêu hay ý tưởng. Vì vậy, người làm quản lý đầu tư đòi hỏi phải là người có trách nhiệm, nhạy bén, điều hành các dự án một cách linh hoạt, có kỹ năng quản lý công việc tốt.

Mức lương của ngành này tương đối ổn định, giao động từ khoảng 18 – 30 triệu VND tùy theo kinh nghiệm của bạn.

Đây chắc hẳn là một lựa chọn hấp dẫn cho các bạn theo học ngành đầu tư tài chính.

Quản lý các dự án đầu tư

Quản lý các dự án đầu tư

Quản lý quỹ đầu tư, tài sản

Một lựa chọn hấp dẫn không kém việc quản lý đầu tư chính là quản lý các quỹ đầu tư và tài sản.

Quản lý quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn nhằm theo dõi các hoạt động giao dịch, huy động các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ người quản lý dự án, quản lý tài sản công ty,…

Ngoài ra, bạn còn còn có thể lựa chọn làm tại các công ty Quản lý quỹ để thay các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính.

Quản lý quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp

Quản lý quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp

Nhân viên, chuyên viên tư vấn tài chính, phân tích đầu tư

Khi học ngành đầu tư tài chính bạn còn có thể làm các nhà chuyên viên tư vấn tài chính, phân tích đầu tư.

Các chuyên viên tư vấn tài chính là những người hỗ trợ và trả lời cho những thắc mắc khách hàng về tài chính, ngân sách, thuế, bảo hiểm,… Họ là những người sẽ xác định cơ hội đầu tư và đưa ra các chiến lược đầu tư đúng đắn cho khách hàng.

Tùy theo khách hàng cần dịch vụ tài chính nào mà chuyên viên sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Vì vậy, một chuyên viên tư vấn tài chính đòi hỏi phải có hiểu biết sâu rộng về thị trường.

Việc làm này có mức lương tương đối cao, được tính phí theo giá trị tài sản khách hàng.

Chuyên viên tư vấn tài chính

Chuyên viên tư vấn tài chính

Chuyên viên quản trị rủi ro

Dành cho bạn: Chia sẻ Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì? Gồm những chuyên ngành gì?

Tương tự như một số việc làm trên, học đầu tư tài chính ra bạn còn có thể đảm nhận vai trò là một chuyên viên quản trị rủi ro.

Đây là người thực hiện nhiệm vụ rà soát, phân tích hồ sơ, đánh giá các quỹ đầu tư, dự đoán các rủi ro tài chính có thể xảy ra,…để giúp cho khách hàng có quyết định đầu tư đúng đắn và an toàn, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

Ngoài việc có chuyên môn về lĩnh vực đầu tư tài chính, người quản trị còn phải có khả năng phân tích, dự báo tình huống, quyết đoán và trung thực.

Mức lương 15- 50 triệu đồng tùy chức danh và kinh nghiệm.

Chuyên viên quản lý rủi ro

Chuyên viên quản lý rủi ro

Giảng viên ngành đầu tư tài chính

Bạn là người yêu thích nghiệp vụ sư phạm và có kiến thức chuyên môn cao trong ngành đầu tư tài chính, vậy tại sao không làm một giảng viên chuyên ngành ở các trường Cao đẳng, Đại học.

Để trở thành một giảng viên giỏi, bạn không chỉ cần có kiến thức nền tảng vững chắc mà cần có kinh nghiệm thực chiến nhiều, từng đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, có tinh thần nhiệt huyết và sáng tạo.

Hiện nay, giảng viên Đại học yêu cầu tối thiểu phải có học vị Thạc sĩ trở lên.

Giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học

Giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học

Đầu tư tài chính cá nhân

Học đầu tư tài chính ra làm gì? Nếu không muốn là cho các tổ chức, các doanh nghiệp hay công ty, tập đoàn nào, bạn hoàn toàn có thể tự đầu tư tài chính cho cá nhân bạn.

Vì đã có kiến thức chuyên môn cơ bản và số vốn nhất định, bạn sẽ dễ dàng làm giàu cho chính mình.

Một số hình thức đầu tư tài chính cá nhân phổ biến như: gửi tiền tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, vàng, đầu tư vào ngoại tệ, đầu tư bất động sản,…

Đầu tư tài chính cá nhân

Đầu tư tài chính cá nhân

Trên đây chỉ là một số công việc mà bạn có thể làm khi học ngành đầu tư tài chính. Hy vọng những thông tin mà Makemoney cung cấp sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này và trả lời thắc mắc của bạn: Học đầu tư tài chính ra làm gì?

Dù theo đuổi bất cứ ngành học nào, đặc biệt là với một ngành “hot” như đầu tư, bạn không cần phải lo lắng về việc làm nếu bạn có đủ chuyên môn và kinh nghiệm! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline Makemoney: 0789277892 để được tư vấn nhé.

Bài viết liên quan :

  • Hối phiếu là gì? Có những loại hối phiếu nào?
  • Chỉ số ROA là gì? Mối quan hệ của chỉ số ROA và chỉ số ROE
  • Default là gì trong lĩnh vực tài chính – kinh doanh?
  • Tài chính công nghệ (Fintech) là gì? Nắm bắt xu thế Fintech hiện nay
  • Đầu tư tài chính 4.0 là gì? Các kênh đầu tư tài chính 4.0 ở Việt Nam

Viết một bình luận