- Marketing thời trang là gì?
- Phân tích chiến lược marketing ngành thời trang
- Chiến lược sản phẩm của ngành thời trang (Product)
- Chiến lược giá của ngành thời trang (Price)
- Chiến lược phân phối của ngành thời trang (Place)
- Chiến lược truyền thông của ngành thời trang (Promotion)
- Tại sao ngành thời trang cần PR?
- Cú “hích” PR kết hợp cùng Content Marketing cho ngành thời trang
- Học Marketing thời trang ở đâu?
- Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (Hanoi Industrial Textile Garment University)
- Học viện Thiết kế và Thời trang London – chuyên ngành Marketing và Truyền thông Thời trang
Ngành thời trang luôn được đánh giá là một trong những ngành có sức ép cạnh tranh lớn. Thời trang không chỉ là mặc đẹp, giá cả đắt hay rẻ mà điều quan trọng là phải đón đầu và đi cùng xu hướng. Marketing không chỉ cần độ bao phủ mà Marketing thời trang còn cần tốc độ lan truyền nhanh. Để giải quyết bài toán cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và đặc điểm ngành thời trang thì PR chính là chìa khóa trong chiến lược marketing thời trang giúp các thương hiệu thời trang chiếm được ưu thế.
Bạn đang xem: marketing thời trang là gì
Ngành quảng bá thời trang – Học Fashion Marketing ở Việt Nam (Ảnh: Pinterest)
Dưới đây, mời các bạn hãy cùng phân tích chiến lược marketing ngành thời trang và tuyệt chiêu PR hoàn hảo cho ngành thời trang trong thị trường hiện nay nhé.
Marketing thời trang là gì?
Marketing thời trang và quản trị chiến lược Marketing ngành thời trang là hoạt động quảng cáo thương hiệu và sản phẩm thời trang tới khách hàng tiềm năng. Giống như bất kỳ hình thức Marketing nào khác, bạn phải nghiên cứu sở thích của các phân khúc đối tượng khác nhau và tìm ra các phương thức sáng tạo để trình bày sản phẩm theo một cách nào đó, vừa đủ gây tiếng vang cho thương hiệu và vừa đủ truyền cảm hứng mua hàng cho khách hàng.
Mặc dù hầu hết mọi người khi nghĩ về ngành công nghiệp thời trang đều sẽ nghĩ đến ngay việc thiết kế, nhưng trên thực tế, còn rất nhiều công đoạn xảy ra trước khi những thiết kế đó đến tay khách hàng. Nỗ lực cần thiết để trình bày các sản phẩm thời trang theo cách thu hút khách hàng tiềm năng nhất được gọi là Marketing thời trang. Đó là một phần quan trọng trong một chiến lược kinh doanh của ngành thời trang.
Marketing ngành thời trang là gì? Báo cáo ngành thời trang (Nguồn: Style Republik)
>> Xem thêm: 4 Xu hướng marketing cho ngành thời trang
Việc lên các chiến lược marketing cho ngành thời trang phải luôn dựa trên những ý tưởng độc đáo và duy nhất vì tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành này. Với một số ngành đặc thù, bạn có thể chạy các chiến dịch giống nhau hoặc tương tự nhau từ năm này qua năm khác, nhưng với thời trang, một ngành mà có tốc độ chuyển động theo chu kỳ rất ngắn, các marketers phải liên tục cập nhật các xu hướng mới nhất và đưa ra được các phương thức sáng tạo nổi bật để quảng cáo sản phẩm của họ.
Bên cạnh yếu tố sáng tạo cần phải có để tiếp cận khách hàng mục tiêu, các chiến lược marketing ngành thời trang cũng phải bám sát mục tiêu thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Một chiến lược marketing thời trang tốt phải cân bằng được các yếu tố sáng tạo của thời trang, nhu cầu của khách hàng và nhu cầu tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích chiến lược marketing ngành thời trang
Theo bạn, lên một chiến lược marketing ngành thời trang thì cần phải trải qua những giai đoạn nào? Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch truyền thông? Hay xây dựng thương hiệu và trưng bày sản phẩm? Sáng tạo nên các chiến dịch quảng cáo, xây dựng nội dung content thời trang hấp dẫn và chiến dịch ra mắt Bộ sưu tập?,… Tất cả những điều đó, đều thuộc phạm trù của một chiến lược marketing ngành thời trang. Thậm chí, các marketer ngành thời trang còn có thể tham gia vào các hoạt động PR, thiết lập quan hệ công chúng.
Tuy nhiên, dưới đây là 4 chiến lược cụ thể của một kế hoạch marketing thời trang, tuân theo mô hình 4P tiêu chuẩn:
Chiến lược sản phẩm của ngành thời trang (Product)
Chiến lược sản phẩm của ngành thời trang gắn bó mật thiết với quy trình nghiên cứu và phân tích thị trường. Biết doanh nghiệp đang bán hàng cho ai là bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong bất kỳ loại hình Marketing nào. Các marketer ngành thời trang phải có khả năng thực hiện các nghiên cứu định tính và định lượng về xu hướng thời trang cũng như cuộc sống và hành vi của những khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu thị trường này được trình bày và sử dụng để đưa ra các quyết định quan trọng trong chiến lược thiết kế sản phẩm sau này.
Sản phẩm trong cách thức marketing thời trang (Nguồn: Enternews)
Một sản phẩm thời trang khi ra mắt phải đảm bảo được ít nhất 3 yếu tố:
- Chứa đựng bản sắc và thông điệp của thương hiệu. Các marketer ngành thời trang có nhiệm vụ tạo ra câu chuyện đằng sau thương hiệu để khách hàng có thể liên hệ đến cá nhân họ và dễ dàng tưởng tượng ra hình ảnh họ đang khoác mình lên những bộ cánh ấy. Logo, chữ viết và hình ảnh đều cần phải phù hợp với hình ảnh và phong cách sống mà thương hiệu thời trang đang đại diện và tạo ra kết nối cá nhân với khách hàng mục tiêu.
- Đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, đặc biệt là nhu cầu ở thời điểm ra mắt bộ sưu tập
- Độc đáo và sáng tạo, không hòa lẫn với thị trường, ít nhất là mới lạ so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc
Chiến lược giá của ngành thời trang (Price)
Các quyết định về giá cả cũng là một phần của chiến lược marketing thời trang. Điều này liên quan đến việc nghiên cứu và phân tích thị trường ở giai đoạn trước. Tùy vào cách tiếp cận thị trường của từng chiến dịch sản phẩm hay bộ sưu tập mà các doanh nghiệp sẽ thời trang sẽ có các đối tượng, phân khúc mục tiêu khác nhau. Ví dụ, vào thời điểm Backtoschool, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh các BST trẻ trung tươi mới phù hợp với nhóm tuổi từ 16-22 chẳng hạn. Vì thu nhập của các nhóm này còn hạn chế nên giá cả cũng phải lên kế hoạch làm sao cho phù hợp, tránh trường hợp ra giá quá cao so với thị trường mục tiêu.
Chiến lược phân phối của ngành thời trang (Place)
Tham khảo thêm: ROI là gì? Đo lường chỉ số ROI đối với các kênh truyền thông kỹ thuật số
Song song với chiến lược giá, chiến lược phân phối cũng là một chiến lược quan trọng tiếp theo trong mô hình 4P nổi tiếng. Với sự bùng nổ của nhiều kênh thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến ngày nay, việc phân phối các sản phẩm đến những đâu để có thể tiếp cận được tới nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể cũng là một bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp thời trang. Không phải cứ chạy theo xu hướng và đưa tất cả sản phẩm lên online là một ý hay, nếu đối tượng bạn hướng đến là khách hàng trung tuổi, không sử dụng Internet nhiều thì chắc chắn, chiến lược đó sẽ dẫn đến một kết quả tệ hại.
Chính vì vậy, trước “cơn bão” online hiện nay, các doanh nghiệp thời trang cần phải giữ vững tinh thần, duy trì sự cân bằng giữa các kênh phân phối, kết hợp với chiến lược giá để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chiến lược phân phối trong marketing thời trang (Nguồn: Emerald Publishing)
Chiến lược truyền thông của ngành thời trang (Promotion)
Các marketer thời trang sử dụng sự sáng tạo của họ cùng với những dữ liệu từ nghiên cứu thị trường để tạo ra các quảng cáo hấp dẫn và gây được tiếng vang cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, chiến lược truyền thông còn bao gồm hoạt động quản lý kế hoạch truyền thông để xác định việc phân phối quảng cáo diễn ra theo lịch trình, đúng kênh và đúng đối tượng. Điều này có thể bao gồm các quảng cáo trên báo và tạp chí, trên truyền hình (TVC) và ở các định dạng digital khác như social media, website, youtube,…
Kế hoạch marketing cho thương hiệu thời trang – Chiến lược tiếp thị trong marketing thời trang (Nguồn: Style Republik)
Tại sao ngành thời trang cần PR?
PR (Public Relations) là một trong các công cụ hữu ích của truyền thông. Đây là giải pháp giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Bất kỳ các sản phẩm thời trang nào như quần áo, váy, hay các phụ kiện như mũ, túi, vali, giày, dép,… được PR hiệu quả sẽ giúp các khách hàng gia tăng niềm tin vào thương hiệu.
Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách PR hiệu quả. Giải pháp Marketing thời trang – PR sẽ chỉ hiệu quả khi các mặt hàng thời trang của doanh nghiệp bạn được xuất hiện trên các mặt báo/chương trình có đủ độ tin cậy, đối tượng mục tiêu của bạn tương đồng với độc giả của báo/chương trình mà bạn lựa chọn để PR. Việc PR sẽ gây ấn tượng mạnh hơn với các khách hàng nếu chương trình PR có sử dụng Influencer như các KOLs, stylist, fashionista,… bởi họ là những người có tầm ảnh hưởng cao mang đến lòng tin với các khách hàng. Khi thương hiệu của bạn có được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng thì việc đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do mà khi các doanh nghiệp khi thực hiện Marketing cho ngành thời trang cần PR để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu, mang đến cái nhìn tích cực và đưa sản phẩm gần hơn với khách hàng.
Cú “hích” PR kết hợp cùng Content Marketing cho ngành thời trang
PR là phương pháp để các khách hàng mục tiêu nhận được thông điệp một cách nhanh nhất và mang tính lan tỏa cao, thế nhưng nếu muốn có được sự gắn kết và sức ảnh hưởng lâu dài của các khách hàng thì doanh nghiệp chắc chắn không thể bỏ qua Content Marketing.
Trong khi quảng cáo xuất hiện “nhan nhản” ở khắp mọi nơi, nếu quá chú ý vào đánh bóng tên tuổi, chiến thuật PR của bạn sẽ thất bại. PR tốt là cách bạn đem đến thông tin hữu ích và giá trị thực đến cho công chúng. Content Marketing thời trang là “nút thắt” quyết định chiến dịch PR của bạn khác biệt với những chiến dịch PR của các thương hiệu cạnh tranh khác.
Bằng cách chia sẻ các câu chuyện hấp dẫn, kiến thức thời trang hay gợi ý phối đồ ngày hè, bạn có thế thu hút các đối tượng mục tiêu, dẫn dắt họ vào câu chuyện của bạn. Có thể kể đến như chương trình PR “CANIFA – OPEN YOUR SUMMER FESTIVAL” của hãng thời trang Canifa hè năm nay. Với nội dung cùng CANIFA vẽ nên mùa hè rực rỡ của bạn, chương trình tạo nên một không gian sống và làm việc thân quen với một dáng vẻ đầy kinh ngạc với lễ hội mùa hè thật màu sắc, nơi hội tụ những hoạt động yêu thích của tất cả mọi người trong mùa hè và mang tới những trải nghiệm thời trang muôn hình muôn vẻ cho khách hàng cùng với đó là sự góp mặt của các ca sĩ hàng đầu như Sơn Tùng MTP, Đức Phúc, Hương Tràm,… tạo nên một hình ảnh đầy trẻ trung, năng động mùa hè.
PR và Marketing thời trang gồm những giai đoạn nào? (Ảnh: Canifa)
>> Xem thêm: Bí quyết Marketing cho ngành thời trang Việt Nam
Ngay cả đơn giản chỉ với những bộ ảnh lookbook các hãng thời trang nổi tiếng cũng đầu tư nội dung đầy sáng tạo. Điều này không còn xa lạ bởi nội dung sẽ giúp hình ảnh những bộ quần áo, giày dép,… như được thổi hồn dễ đi vào tâm trí khách hàng. Hãng thời trang Elise đã ra mắt bộ sưu tập với tông chủ đạo hồng tím nữ tính đầu hè 2018. Để phù hợp với bộ lookbook, Elise đã chọn chủ đề nội dung cũng như bối cảnh chụp theo concept “Mùa oải hương yêu dấu” một cách đồng nhất với tông màu chủ đạo của bộ sưu tập lần này.
Quảng cáo thương hiệu thời trang (Ảnh: danangchothue.com)
Hay với nhãn giày Juno giảm giá với content đánh vào mùa World Cup có nội dung đầy hấp dẫn “World Cup đầy bất ngờ khiến con tim nàng tan vỡ, hãy để Juno xoa dịu nổi đau ấy bằng Đại tiệc Sneaker ĐỒNG GIÁ 350K dành riêng cho nàng. Lương về mùa bóng, mua ngay cho nóng!”
Dành cho bạn: Token là gì? Lotus mạng xã hội của người việt sử dụng Token
Một “cú hích” tuyệt vời của hoạt động marketing thời trang giúp tạo dư luận và gây ảnh hưởng đến khách hàng, nâng cao hiệu quả content hiệu quả và tối ưu chi phí nhất phải kể tới là PR qua báo chí. Với sức mạnh công nghệ số và thời đại internet bùng nổ như hiện nay thì việc đẩy mạnh cả mảng báo điện tử sẽ có lợi thế nhiều hơn là báo in truyền thống. Tại Việt Nam có rất nhiều các trang báo mạng lớn và uy tín, có thể kể đến Kênh 14 là một trong các trang tin điển hình có thể giúp doanh nghiệp thời trang PR hình ảnh tới lượng lớn các độc giả với các tin tức thời trang update nổi bật và nhiều tin tức thu hút lượng lớn giới trẻ Việt Nam với con số hơn 117 ngàn lượt viếng thăm với thời gian lưu lại trên trang hơn 7 phút..
Xem thêm: Báo giá của Kênh 14
Sáu tầng hiệu quả của pr là gì? PR trên kênh 14
Việc lựa chọn đúng các điểm tiếp xúc và nội dung truyền tải hấp dẫn, mới lạ sẽ giúp doanh nghiệp truyền thông thành công, mang lại sức ảnh hưởng tốt tới cả sản phẩm và thương hiệu.
Học Marketing thời trang ở đâu?
Hiện nay tại Việt Nam, chưa thật sự có nhiều trường Đại học chính quy có đào tạo về Marketing ngành thời trang. Hiện tại chỉ có các trường sau là có đào tạo chuyên ngành Marketing thời trang mà bạn đọc có thể tham khảo:
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (Hanoi Industrial Textile Garment University)
Thời gian đào tạo của chuyên ngành Marketing này là 4 năm. Trong thời gian học tập, các sinh viên sẽ được dạy về cách Quản lý được ngành hàng và kênh phân phối sản phẩm thời trang; Xây dựng và phát triển được thương hiệu sản phẩm may thời trang; Xây dựng và tổ chức các hoạt động bán hàng qua mạng, quản lý bán lẻ hàng thời trang; Lập được kế hoạch marketing, tổ chức được các chương trình truyền thông marketing;…
Fashion Marketing học trường nào? Học Marketing thời trang ở trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (Nguồn: Internet)
Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí sau trong doanh nghiệp: Chuyên viên nghiên cứu thị trường; Chuyên viên xây dựng và phát triển thương hiệu; Cán bộ quản lý kênh phân phối; Chuyên viên tổ chức quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện; Cán bộ quản lý hoạt động truyền thông marketing;…
Học viện Thiết kế và Thời trang London – chuyên ngành Marketing và Truyền thông Thời trang
Chương trình đào tạo tại đây sẽ mang tới cho bạn cơ hội để khám phá thế giới truyền thông thời trang bằng hình ảnh, các trải nghiệm, phim và ngôn ngữ quảng cáo.
Trong thời gian học tập tại đây, các sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng truyền thông hình ảnh thông qua nhiều phương tiện truyền thông, từ nhiếp ảnh, styling, đồ họa, in ấn, thiết kế kỹ thuật số, thiết kế 3D, phim ảnh, truyền thông tương tác,… Năm đầu tiên, sinh viên sẽ được dạy về kỹ năng nhận thức thị giác. Sang năm 2 sẽ là các kiến thức về truyền thông thời trang và phong cách sống trong môi trường toàn cầu. Trong năm học cuối, sinh viên sẽ làm đề án tốt nghiệp để giới thiệu các tác phẩm tốt nhất tại Triển lãm Thiết kế tốt nghiệp tại Việt Nam và Anh quốc. Đặc biệt, ngay từ năm đầu tiên, sinh viên đã được làm việc với các đề án thực tế, tạo điều kiện thực tập trong năm học cuối và cơ hội làm việc sau khi ra trường.
Khóa học Marketing thời trang tại học viện Thiết kế và Thời trang London (Nguồn: Internet)
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được cấp bằng quốc tế có giá trị trên toàn thế giới, do đơn vị khảo thí của Chính phủ Anh Ofqual kiểm định và cấp bằng, nằm trong danh mục của hệ thống bằng cấp quốc gia Anh quốc. Thậm chí, nếu muốn tiếp tục chương trình học, các sinh viên có thể lựa chọn chuyển tiếp đến các quốc gia như Mỹ (Savannah College of Art and Design, Colombus College of Art & Design v.v…), Pháp, Ý,.. để học bằng Master.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường cũng rất đa dạng, từ Điều phối thời trang, Tư vấn thời trang, Mua thời trang, Tư vấn thương hiệu thời trang, Trade marketing, Tiếp thị thương hiệu, PR&báo chí thời trang, Biên tập viên, Blogger thời trang, Nhiếp ảnh gia thời trang,…
> Xem thêm: Local Brand là gì
Kết luận
Với sự đổ bộ của nhiều hãng thời trang quần áo và phụ kiện ngoại, Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã bước vào thời kỳ bùng nổ xu hướng thời trang. PR chính là giải pháp hoàn hảo cho các thương hiệu đang đi tìm một phương thức Marketing ngành thời trang hữu ích. Thổi hồn vào thông điệp, từng sản phẩm và câu chuyện nhờ Content Marketing sẽ giúp PR mang lại hiệu quả Marketing thời trang tuyệt vời nhất mà các doanh nghiệp thời trang không thể bỏ qua.