Mục tiêu Marketing là gì? Phân loại và ví dụ

Khái niệm về mục tiêu Marketing

Mục tiêu Marketing

Mục tiêu Marketing là gì?

Mục tiêu Marketing là những mục tiêu được đặt ra bởi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trong suốt quá trình xây dựng, cung cấp và truyền tải những giá trị thiết thực đến khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng và thu về những giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.

Bạn đang xem: mục đích của marketing là gì

Vai trò của mục tiêu Marketing

Mục tiêu Marketing có vai trò & ý nghĩa như thế nào?

Mục tiêu Marketing được xem là kim chỉ nam để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing, hay nói cách khác, các chiến lược, kế hoạch Marketing được lập ra với mục đích là đạt được một hay nhiều mục tiêu Marketing. Nếu không có bất cứ mục tiêu nào được thiết lập, hoạt động Marketing hay kinh doanh có thể xem là vô nghĩa.

Mục tiêu góp phần là động lực thúc đẩy phát triển

Mục tiêu Marketing là động lực thôi thúc doanh nghiệp và những người làm công tác Marketing đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả trong công tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bán hàng và quảng bá. Bên cạnh đó, các mục tiêu Marketing nhỏ là những bước đi cho doanh nghiệp trong quá trình đạt được những mục tiêu lớn hơn.

Phân loại mục tiêu Marketing

Các mục tiêu trong Marketing có thể xếp vào những nhóm nào?

Đáng xem: Tiếp thị nhỏ giọt (Drip Marketing) là gì? Phương tiện tiếp thị nhỏ giọt

Nhìn chung, các mục tiêu trong Marketing có thể xếp vào một trong 3 nhóm sau đây: Nhóm mục tiêu xây dựng & cung cấp giá trị cho khách hàng, Nhóm mục tiêu quảng bá và truyền thông, Nhóm mục tiêu quản trị Marketing.

A. Nhóm mục tiêu xây dựng, cung cấp giá trị cho khách hàng

1. Mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng

Ví dụ:

  • Mục tiêu phát triển sản phẩm mới với những cải tiến, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
  • Mục tiêu cải tiến sản phẩm & dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng
  • Mục tiêu nắm bắt nhu cầu, đặc điểm và những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng
  • Mục tiêu tiêu khảo sát liệu sản phẩm mới có được khách hàng mục tiêu đón nhận
  • Mục tiêu tìm nhà cung cấp với nguyên vật liệu, linh kiện phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất.
  • Mục tiêu thu thập thông tin về trải nghiệm của khách hàng sau quá trình sử dụng dịch vụ và sản phẩm

2. Mục tiêu tiếp cận khách hàng

Ví dụ:

  • Mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới có trong khu vực
  • Mục tiêu lựa chọn và xây dựng kênh phân phối để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ
  • Mục tiêu mở rộng quy mô phân phối sang các tỉnh lân cận
  • Mục tiêu mở rộng thị phần sang các quốc gia khác

3. Mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Ví dụ:

  • Mục tiêu phân loại khách hàng sao cho doanh nghiệp có thể khai thác tối đa tiềm năng về lợi nhuận
  • Mục tiêu đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình tư vấn, mua hàng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ

B. Nhóm mục tiêu quảng bá và truyền thông

1. Mục tiêu truyền đạt thông điệp

Ví dụ:

  • Mục tiêu thông báo đến khách hàng mục tiêu về sự xuất hiện của một sản phẩm mới hay một nhãn hiệu mới
  • Mục tiêu thông báo đến người tiêu dùng về một sự kiện hay chương trình khuyến mãi
  • Mục tiêu truyền tải thông điệp về giá trị lợi ích mà một thương hiệu hay sản phẩm dịch vụ mang lại cho khách hàng

2. Mục tiêu xây dựng thương hiệu

Nên xem: Kiến thức mới VISUAL CONTENT- LÀM BẠN VỚI HÌNH, LÀM TÌNH VỚI CHỮ

Ví dụ

  • Mục tiêu nâng cao mức độ nhận diện của thương hiệu
  • Mục tiêu định vị và xây dựng những giá trị gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp
  • Mục tiêu nâng cao uy tín của doanh nghiệp thông qua các chương trình tài trợ, gây quỹ

3. Mục tiêu thuyết phục

Ví dụ:

  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm mới
  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng tham gia các chương trình sự kiện, cuộc thi hội thảo, hội nghị
  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng cài đặt ứng dụng trên điện thoại

4. Mục tiêu gợi nhớ

Ví dụ:

  • Mục tiêu nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của một sản phẩm, nhãn hiệu, sự kiện và chương trình.
  • Mục tiêu nhắc nhở khách hàng về các cuộc hẹn tư vấn, tái khám (trong ngành y tế)
  • Mục tiêu nhắc nhở khách hàng về lịch thanh toán, gia hạn dịch vụ

C. Nhóm mục tiêu quản trị Marketing

1. Mục tiêu gia tăng lợi nhuận

Ví dụ:

  • Mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất
  • Mục tiêu tối thiểu hóa chi phí vận chuyển và kho bãi
  • Mục tiêu tối thiểu hóa chi phí quảng cáo
  • Mục tiêu xác định mức giá tối đa mà khách hàng mục tiêu có thể sẵn sàng bỏ tiền chi trả, trong thời điểm sản phẩm mới được ra mắt

2. Mục tiêu gia tăng hiệu quả hoạt động Marketing

Ví dụ:

  • Mục tiêu đào tạo đội ngũ bán hàng có khả năng giao tiếp và tư vấn tốt
  • Mục tiêu đào tạo đội ngũ sản xuất lành nghề có thể đảm bảo chất lượng đầu ra
  • Mục tiêu tìm kiếm công nghệ mới có khả năng gia tăng hiệu quả sản xuất
  • Mục tiêu cải tiến quy trình giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện.

Viết một bình luận