Ngân hàng Công thương là ngân hàng gì ở Việt Nam hiện nay?

Các dịch vụ tài chính hiện nay đã quá quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Một trong cái tên quen thuộc là Ngân hàng Công thương thường xuyên được các truyền thông nhắc đến. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều có thắc mắc Ngân hàng Công thương là ngân hàng gì?

Nhiều người khi thực hiện giao dịch hay đăng kí tài khoản tại Vietinbank nhưng chưa chắc sẽ am hiểu rõ về ngân hàng này. Đây là ngân hàng gì có chức năng và nhiệm vụ như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: ngân hàng công thương là ngân hàng gì

1. Ngân hàng Công Thương là ngân hàng gì?

Ngân hàng Công thương Việt Nam có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam, lấy tên giao dịch là Vietinbank. Hiện tại tên đăng ký tiếng anh của ngân hàng là VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE.

Năm 1988 Vietinbank được thành lập sau khi tách ta từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tên giao dịch ban đầu là IncomBank.

Năm 2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam được cấp phép hoạt động và thành lập (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) sau khi hoàn thành sự kiện IPO đợt đầu tiên trong nước.

Trụ sở chính của Ngân hàng Vietinbank tại Hà Nội

Trải qua quá trình phát triển, hiện nay ngân hàng Công Thương Việt Nam hiện có 1 Sở giao dịch tại 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trải rộng toàn quốc.

Tính đến thời điểm 31/12/2018 Vietinbank có vốn điều lệ là: 37.234.045.560.000 đồng và vốn chủ sở hữu đang nắm giữ 67.455.517.000.000 đồng.

Qúa trình phát triển đã khẳng định vị thế của ngân hàng Vietinbank khi đây là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Đồng thời là ngân hàng đầu tiên mở chi nhánh tại châu Âu, đưa nền tài chính Việt Nam lên một tầm cao mới với nhiều bước phát triển mới.

Trong một số trường hợp ta thường thấy Vietinbank được viết tắt là CTG, thực chất đây chính là tên mã cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần trên sàn chứng khoán. Thường bạn sẽ thấy từ CTG được nhắc đến trong các bài báo phân tích thị trường chứng khoán dành cho đối tượng nhất định là nhà đầu tư, giới kinh doanh.

Hiện nay, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có tên gọi khác là Vietinbank, đây cũng là tên giao dịch của ngân hàng này.

Xem thêm: Mã Swift Code của ngân hàng Vietinbank mới nhất

2. Giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh của ngân hàng VietinBank

Những giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh đã trở thành kim chỉ nam giúp Ngân hàng Thương mại cổ Phần Công thương Việt Nam chinh phục những khách hàng khó tính nhất đồng thời giúp Vietinbank không ngừng nỗ lực và phát triển lên một tầm cao mới.

Giá trị cốt lõi

  • Xem thêm: Chia sẻ TPBank Là Ngân Hàng Gì? Dịch Vụ Của TPBank Có Uy Tín Không?

    Ngân hàng Vietinbank luôn hướng đến sự tin tưởng của khách hàng, xem khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh, cam kết mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất nhằm đáp ứng được tốt nhất mọi nhu cầu của mỗi khách hàng.

  • Hướng đến sự hoàn hảo nhất trong mọi dịch vụ tài chính.

  • Luôn năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.

  • Trung thực và minh bạch, giữ vững đạo đức nghề nghiệp.

  • Luôn thể hiện sự tôn trọng dành cho khách hàng, đối tác, lãnh đạo và các đồng nghiệp.

  • Bảo vệ và phát triển một cách toàn diện thương hiệu Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.

  • Phát triển một cách bền vững và có trách nhiệm cao với cộng đồng và toàn xã hội.

ngân hàng công thương là ngân hàng gì

Khách hàng thực hiện giao dịch tại Vietinbank

>>Xem ngay: Thời gian và giờ làm việc của ngân hàng Vietinbank vào thứ 7

Triết lý kinh doanh của ngân hàng

  • Luôn đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và tính bền vững.

  • Trung thành, tận tụy và luôn đổi mới trong các dịch vụ tài chính.

  • Sự thành công của khách hàng chính là sự thành công của VietinBank.

2. Những mốc lịch sử phát triển của Ngân hàng Công thương

Để có được sự phát triển và nằm trong top 5 những ngân hàng nhà nước lớn mạnh nhất Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã trải qua những dấu mốc đáng nhớ dưới đây.

  • Dành cho bạn: Bạn có biết Ngân hàng Đông Á là ngân hàng gì?

    Vào ngày 26/03/1988: Ngân hàng thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh.

  • Ngày 14/11/1990: Chuyển các ngân hàng Chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo đúng quyết định của Chính Phủ.

  • Ngày 27/03.1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định của Thống Đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.

  • Ngày 21/09/19996: Ngân hàng Công thương Việt Nam được chính thức thành lập.

  • Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định phê duyệt đề án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam.

  • Ngày 25/12/2008: Ngân hàng đã tổ chức thành công đợt IPO trong nước.

  • Ngày 04/06/2009: Thực hiện đúng theo nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

  • Ngày 03/07/2009: Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chuẩn y Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công thương Việt Nam.

  • Đến năm 2018, ngân hàng Vietinbank đã có 1 sở giao dịch chính, 150 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch cùng quỹ tiết kiệm trên khắp Việt Nam.

  • Có mối quan hệ đại lý cộng tác với hơn 900 ngân hàng, thực hiện định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

  • Được xem là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

  • Là thành viên chính thức trong Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Tổ chức Tài chính viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu, Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế.

  • Hiện nay, VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã mở chi nhánh tại các nước châu Âu, đây là sự đánh dấu cho bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên toàn thế giới.

Như vậy, Ngân hàng Công Thương có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam với tên giao dịch là VietinBank. Hy vọng, bài viết đã cung cấp được cho khách hàng những thông tin cần thiết về ngân hàng công thương là gì và những phương hướng và triết lý kinh doanh của ngân hàng hiện nay.

Viết một bình luận