Hot Nở rộ dịch vụ ủy thác ngân hàng

VNExpress – Chị Lan ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) có gần 700 triệu đồng nhàn rỗi có ý định gửi tiết kiệm vào ngân hàng kể, được nhân viên một ngân hàng lớn gợi ý gửi theo kiểu ủy thác đầu tư với lãi suất là 16%, tăng 2% so với mức trần quy định.

Bạn đang xem: ngân hàng ủy thác là gì

Theo giải thích của tư vấn viên, ủy thác đầu tư sẽ giúp tăng lợi suất tiền gửi cao hơn so với gửi tiết kiệm thông thường. Tuy nhiên, mức cụ thể là bao nhiêu chị này không nói mà chỉ khẳng định chắc chắn cao hơn mức trần lãi suất huy động hiện nay là 14%. “Phải đến trực tiếp, nhìn thấy tiền mặt của khách chúng tôi mới dám công bố lãi suất và thủ tục cần thiết”, nhân viên này quả quyết. Theo chị, thực tế, ủy thác đầu tư cũng tương đương với gửi tiết kiệm, chỉ khác là không có sổ tiết kiệm. Với ủy thác đầu tư, người gửi sẽ được ký một hợp đồng với ngân hàng, sau đó giao vốn và hưởng lợi suất hàng tháng.

Tại phòng giao dịch một ngân hàng quốc doanh lớn trên phố Bát Đàn (Hà Nội), các giao dịch viên đều khẳng định lãi suất tiết kiệm vẫn chỉ 14% một năm. Tuy nhiên, một nam nhân viên thông tin, gửi tiền theo kiểu ủy thác đầu tư có thể nhận được lợi suất cao nhất là 17,6% một năm (kỳ hạn một tháng). Các kỳ hạn dài hơn như 2, 3 hay 6 tháng, lợi suất thu về thấp hơn nhưng cũng dao động từ 15% đến 16,6% một năm. Càng kỳ hạn ngắn, lãi suất càng hấp dẫn nhưng ủy thác đầu tư chỉ áp dụng với khách hàng có từ 100 triệu đồng trở lên, anh này nói.

Nếu đồng ý ngân hàng với khách gửi tiền sẽ ký hợp đồng với các điều khoản khắt khe ràng buộc trách nhiệm của hai bên mà không có sổ tiết kiệm như thông thường. Người gửi tiền sẽ giữ giấy xác nhận số tiền đã giao cho ngân hàng, đến kỳ đáo hạn đến rút tiền gốc và lãi mà không cần quan tâm nhà băng đã sử dụng tiền của mình vào mục đích gì, nhân viên này giải thích. Anh cũng xác nhận, hình thức này thu hút nhiều người dân đến gửi tiền trong thời gian vừa qua.

Trả lời VnExpress. net, ông Lê Đức Thọ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương (Vietinbank) cho rằng hoạt động ủy thác đầu tư cũng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Nếu tổ chức tín dụng đầu tư đúng như quy định của pháp luật thì vẫn là hợp pháp. Theo ông, mục tiêu kinh doanh mà các ngân hàng theo đuổi vẫn là lợi nhuận, an toàn, hiệu quả và bền vững, do vậy nếu như ủy thác đầu tư đúng như quy định thì không có vấn đề gì.

“Việc ngân hàng hoạt động trên thị trường cũng giống như cầu thủ đá bóng trên sân, phải thực hiện đúng quy định. Nếu anh nào vi phạm sẽ bị trọng tài tuýt còi, rút thẻ xử lý”, Phó Tổng giám đốc Vietinbank bày tỏ.

Đọc thêm: Hot Pan Trong Thẻ Atm Là Gì – Phân Biệt Số Thẻ Atm Và Số Tài Khoản Ngân Hàng

Trên thực tế, ủy thác đầu tư không phải là dịch vụ mới trên thế giới và ở Việt Nam, các ngân hàng cũng đã cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp từ lâu. Theo lý thuyết, đây là hình thức khách hàng giao vốn cho ngân hàng đem đi đầu tư kinh doanh, để được hưởng lợi tức theo các bài toán kinh doanh mà ngân hàng đặt ra. Đổi lại, khách hàng phải chấp nhận chia sẻ rủi ro với ngân hàng. Thông thường, lợi tức cao đi kèm với rủi ro cao, lợi suất cao nhất có thể đồng nghĩa với việc khách hàng có thể mất toàn bộ vốn gốc. Ngược lại, lợi tức thấp nhất thường có độ an toàn cao nhất. Cùng với tỷ lệ rủi ro mà mình lựa chọn, khách hàng phải trả phí khi ủy thác vốn cho ngân hàng đầu tư.

Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm ủy thác đầu tư dành cho cá nhân mà ngân hàng triển khai hiện nay đều có lợi tức cố định, không kèm theo rủi ro và cũng không thu phí. Nó chỉ khác sổ tiết kiệm thông thường ở chỗ đến khi hết hạn hợp đồng, khách hàng muốn tiếp tục phải đến làm thủ tục gia hạn chứ không tự động chuyển kỳ hạn như tiết kiệm. Và đặc biệt, lãi suất ủy thác đầu tư cao hơn 2-4% so với tiết kiệm thông thường.

Theo một chuyên gia pháp chế ngân hàng, ủy thác đầu tư là nghiệp vụ chuyên biệt phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước mới được triển khai.

“Về bản chất, dịch vụ ủy thác cá nhân của các ngân hàng hiện này chỉ là một chiêu lách trần lãi suất tiết kiệm 14%. Nó an toàn hơn kiểu đi đêm lãi suất bằng cách thưởng nóng tiền mặt, và cũng dễ hạch toán hơn khi quyết toán thuế”, một chuyên gia pháp chế ngân hàng nhận định.

Do cạnh tranh hút vốn, trước đây các ngân hàng thường trả lãi cao cho khách bằng cách cộng thêm ngoài sổ. Tuy nhiên, khoản này sẽ rất khó hạch toán vào chi phí kinh doanh, vì nó vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước.

“Nếu Ngân hàng Nhà nước kiểm tra chặt, sẽ phát hiện ra các lỗi vi phạm của ngân hàng thương mại. Nhưng quả thật các ngân hàng không làm như vậy, cũng sẽ không thể huy động vốn trong bối cảnh lạm phát cao như hiện nay”, vị chuyên gia nói.

Hồi tháng 5, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn trả lời về việc các ngân hàng thương mại huy động vốn thông qua hình thức nhận vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân để cho vay. Trong đó khẳng định các ngân hàng được thực hiện nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác để cho vay, nhưng không được phép huy động vốn dưới hình thức nhận vốn vốn ủy thác. Theo Ngân hàng Nhà nước, ủy thác cho vay là việc bên ủy thác giao vốn cho ngân hàng thương mại thông qua hợp đồng ủy thác để trực tiếp cho vay, thu nợ đối với khách hàng, bên ủy thác trả phí cho bên ngân hàng thương mại và thu lãi tiền vay từ khách hàng vay.

Nên xem: Kiến thức mới HSBC là ngân hàng gì? Ngân hàng HSBC Vietnam có tốt không?

Đại diện Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho hay đơn vị này vẫn định kỳ kiểm tra hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên, để khẳng định hình thức đầu tư ủy thác của một số ngân hàng thương mại có vi phạm quy định trần lãi suất huy động hay không, cần xem xét kỹ dựa trên quy định của pháp luật, ông nói.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa thông tin sẽ ban hành quy định về ủy thác đầu tư để ngăn chặn việc các ngân hàng lợi dụng hình thức này lách trần lãi suất. Theo Ngân hàng Trung ương, lãi suất huy động tăng cao trong thời gian qua, một phần là do ngân hàng áp dụng ủy thác đầu tư để lách trần với khách hàng đến gửi tiền và cả với ngân hàng đối tác.

Đầu tư ủy thác trong ngân hàng không phải là hình thức mới lạ tại nước ngoài. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức này mới chỉ xuất hiện trong giao dịch chứng khoán. Việc ngày càng có nhiều ngân hàng đẩy mạnh kinh doanh đã vô hình trung làm méo mó hoạt động của ngân hàng. Theo nhận định của một số chuyên gia, việc ngân hàng áp dụng đầu tư ủy thác không những giúp cho nhà băng lách trần lãi suất huy động, mà còn lách được tăng trưởng tín dụng không quá 20%.

Ủy thác đầu tư là việc ngân hàng nhận ủy thác của một cá nhân hoặc tổ chức để đầu tư vào một dự án. Tổ chức, cá nhân đem vốn ủy thác cho tổ chức tín dụng sẽ được nhận lãi suất thỏa thuận và ký với ngân hàng một hợp đồng ủy thác. Sau đó, ngân hàng được sử dụng số tiền này để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau hoặc đem cho vay với lãi suất đã thỏa thuận từ trước đối với người ủy thác. Trái lại, người ủy thác sẽ trả phí cho ngân hàng.

Do đó, trên danh nghĩa, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, nhận “ủy quyền” để đầu tư sinh lời cho khách hàng , chứ không phải huy động. Đồng thời, người có tiền gửi cũng chỉ ủy thác vốn nhàn rỗi “nhờ” ngân hàng cho vay giúp, chứ không phải gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao.

Như vậy các khoản ủy thác này vừa giúp ngân hàng lách được quy định về trần lãi suất tiền gửi mà cũng lách được trần tăng trưởng tín dụng.

Theo Tuệ Minh – Song Linh

Viết một bình luận