Ngành Marketing đã có những thay đổi đáng kể trong vòng 5 năm qua. Không còn là một bộ phận hữu danh vô thực trong các công ty, Marketing đã và đang thể hiện được vai trò thiết thực của mình đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và đối với việc kinh doanh nói riêng. Bởi những ảnh hưởng lớn của Marketing trong thời đại số, các doanh nghiệp ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho bộ phận này. Do đó, cơ hội việc làm cho những người theo học ngành Marketing cũng được mở rộng. Vậy có những công việc nào dành cho người theo học ngành Marketing?
MỤC LỤC: 1. Chuyên viên nghiên cứu thị trường 2. Nhân viên tiếp thị/Nhân viên marketing 3. Nhân viên digital marketing 4. Chuyên viên Marketing thương hiệu 5. Chuyên viên truyền thông 6. Giám đốc doanh nghiệp
Bạn đang xem: ngành marketing là làm gì
Những công việc bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp ngành Marketing
Học Marketing ra trường làm gì?
1. Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Trong thời đại hiện nay, để có thể đẩy mạnh doanh số bán hàng, các doanh nghiệp phải tận dụng được lợi thế của các công cụ online. Trong vòng một thập kỷ qua, nhiều thương hiệu lớn đã áp dụng các công cụ này để tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó, họ có thể nhanh chóng phân tích các xu hướng mua sắm và phát triển các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Đó là nhiệm vụ của các chuyên viên nghiên cứu thị trường. Họ đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phân tích tâm lý, nhu cầu của khách hàng từ đó đề ra các hướng phát triển các sản phẩm phù hợp. Để thành công, các chuyên viên nghiên cứu thị trường cần có sự quan tâm đặc biệt đến hành vi mua sắm của các đối tượng khách hàng, đồng thời họ cũng cần có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực Marketing cũng như khả năng xử lý số liệu tốt.
Việc làm Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Dành cho bạn: Share cho bạn Kế hoạch marketing (Marketing plan) là gì? Đặc điểm và vai trò
Đọc thêm: Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing
2. Nhân viên tiếp thị/Nhân viên marketing
Các công ty thường xuyên đưa ra thị trường các mặt hàng mới, nhắm tới các phân khúc thị trường khác nhau và được bán thông qua các kênh khác nhau. Nhân viên tiếp thị đảm nhiệm công việc phát triển sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường. Họ đảm bảo tính thống nhất của thương hiệu và các mặt hàng với những giá trị mà doanh nghiệp hướng tới cũng như đảm bảo các thông tin về sản phẩm chính xác và tương đồng với nhau trên các nền tảng bán hàng khác nhau. Nhân viên tiếp thị chịu trách nhiệm thu hút khách hàng và thu thập các đánh giá, xác định vị trí các sản phẩm hoặc dịch vụ, nhãn hiệu của công ty trên thị trường. Họ là người tiếp thị sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty. Để có thể đảm nhiệm vị trí này, ngoài các kiến thức chuyên môn, bạn còn cần có khả năng viết lách tốt để tiếp thị sản phẩm online và kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để giới thiệu sản phẩm.
Việc làm Nhân Viên Tiếp Thị
3. Nhân viên digital marketing
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, vai trò của nhân viên digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) trong các doanh nghiệp cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, các công ty sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng phá sản nếu như không tận dụng được các lợi thế mà lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số đem lại. Tiếp thị kỹ thuật số không chỉ liên quan đến việc đăng bài viết trên các mạng xã hội hay các nền tảng online khác mà họ còn phải tập trung phân tích khách hàng và lập kế hoạch, chiến dịch bán hàng hiệu quả để tăng mức độ nhận diện thương hiệu và mức độ tương tác của người mua. Tính chất của công việc yêu cầu nhân viên digital marketing cần phải nhạy bén trong việc cập nhật các xu hướng mới. Họ phải không ngừng học tập và trau dồi kiến thức mỗi ngày để bắt kịp tốc độ phát triển của ngành tiếp thị kỹ thuật số. Bạn có thể thử sức với nhiều vị trí khác nhau thuộc lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Nếu yêu thích các công việc liên quan đến kỹ thuật, bạn có thể quan tâm đến các vị trí như lập trình web, Google Marketing, nhân viên SEO,… hoặc nếu yêu thích tính sáng tạo, bạn có thể thử sức với công việc viết nội dung cho các trang web, blog,…
Việc làm Nhân Viên Digital Marketing
Đọc thêm: Công việc trong ngành marketing: Triển vọng, mức lương và cơ hội
4. Chuyên viên Marketing thương hiệu
Đọc thêm: OTA là gì trong kinh doanh khách sạn?
Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing, bạn có thể đảm nhiệm một số công việc liên quan đến truyền thông như quan hệ công chúng hoặc Marketing thương hiệu. Là chuyên viên Marketing thương hiệu, bạn sẽ chịu trách nhiệm về các đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Công việc của bạn là tìm kiếm các phương tiện, cách thức để quảng bá công ty và xây dựng, phát triển các mối quan hệ nhằm mục đích nâng cao giá trị thương hiệu. Cụ thể hơn, bạn sẽ xây dựng các chiến lược để tăng cường nhận diện thương hiệu qua các quảng cáo, bản tin điện tử và các trang mạng xã hội. Để đảm nhiệm vị trí chuyên viên Marketing thương hiệu, bạn cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết lách tốt, giải quyết vấn đề cũng như sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông và kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý dự án.
Việc làm Chuyên viên marketing thương hiệu
Cơ hội việc làm ngành Marketing luôn rộng mở
5. Chuyên viên truyền thông
Một trong những công việc khác bạn có thể thử sức khi sở hữu tấm bằng Marketing là chuyên viên truyền thông. Trong vài năm qua, các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ và ngày càng đem lại nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là đối với lĩnh vực Marketing truyền thông xã hội. Nhiều người cho rằng chuyên viên truyền thông phụ trách chạy trang Facebook hay Instagram của các công ty nhưng đây không phải là chức năng chính của họ. Chức năng chính của chuyên viên truyền thông là thực hiện các chương trình truyền thông, quảng bá sản phẩm đến khách hàng nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Để có thể trở thành chuyên viên truyền thông, bạn cần nắm được tâm lý khách hàng, các xu hướng phát triển, cách thức quản lý các chiến dịch truyền thông cũng như có khả năng làm việc 24/7. Bên cạnh đó, chuyên viên truyền thông cũng cần có khả năng thích ứng nhanh và đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời.
Việc làm Chuyên Viên Truyền Thông
6. Giám đốc doanh nghiệp
Tấm bằng Marketing cũng có thể là một khởi đầu thuận lợi nếu bạn muốn tiếp tục phát triển sự nghiệp riêng của mình trong vai trò lãnh đạo. Trở thành giám đốc/quản lý một doanh nghiệp không phải là công việc dễ dàng. Bạn cần có khả năng tự học hỏi và phát triển bản thân cũng như kỹ năng lãnh đạo nhân viên. Ngoài ra, vị trí này cũng đòi hỏi bạn phải có hiểu biết về luật lao động và các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, EQ,… Cơ hội làm việc trong lĩnh vực Marketing rất rộng mở. Do đó, sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể lựa chọn các công việc khác nhau tùy theo mong muốn và sở trường cá nhân. Ngay cả khi bạn không muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing thì các kỹ năng mà bạn học được cũng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp. Cuối cùng, cho dù bạn lựa chọn công việc nào, hãy đảm bảo bạn yêu thích nó và có đủ khả năng để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.