Khi được hỏi “bạn đang học ngành gì” và câu trả lời là “quản trị kinh doanh” thì thường người hỏi sẽ cảm thán rằng học ngành đó sau này chẳng lo việc. Thế nhưng, với những người đang học hoặc có ý định thi vào chuyên ngành này, có rất nhiều thứ mơ hồ. Bạn học quản trị, liệu ra trường đã có thể làm quản lý ngay được hay chưa? Kiến thức được trang bị sẽ bao gồm những gì, áp dụng được vào thực tế bao nhiêu?…
MỤC LỤC: I. Ngành học quản trị kinh doanh là gì? II. Quản trị kinh doanh học những gì? III. Học quản trị kinh doanh ra làm gì? IV. Mức lương, thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh V. Các trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh VI. Những việc làm Hot cho cử nhân Quản trị kinh doanh
Bạn đang xem: ngành quản trị kinh doanh là làm gì
Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh tăng cao
I. Ngành học quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là gì? bạn có thể trả lời ngắn gọn và đơn giản cho câu hỏi này đó là việc làm có vai trò trong quá trình quản trị kinh doanh của một ngành hay bất cứ lĩnh vực nào đó. Nó góp phần xây dựng và phát triển cho ngành đó trở nên lớn mạnh và hữu ích hơn. Những người thực hiện công việc quản trị kinh doanh sẽ được gọi là nhà quản trị kinh doanh với vai trò quản lý và hỗ trợ làm việc với tất cả các quy trình hoạt động kinh doanh, tổ chức để đạt được mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp hay công ty đề ra. Việc làm kinh doanh có mục đích chính là đáp ứng được mọi nhu cầu cũng như đòi hỏi của thị trường, cung cấp, hoàn thiện mọi hoạt động để đạt được doanh thu lớn và bỏ ra chi phí thấp nhất.
Tham khảo thêm: Bạn có biết Hướng dẫn từng bước lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đọc thêm: Ngành quản trị kinh doanh có những cơ hội nghề nghiệp nào?
II. Quản trị kinh doanh học những gì?
Đây là một ngành học có mục đích đào tạo ra những nhà quản trị có kiến thức đầy đủ về những bộ môn của kinh doanh và quản trị. Hay bạn có thể hiểu sinh viên sẽ được học từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu, từ những kiến thức đại cương đến kiến thức về khối ngành kinh tế, cụ thể là kiến thức kế toán, tài chính, kinh tế vi mô, vĩ mô, quản lý, quản trị, chiến lược kinh doanh…. Bên cạnh đó theo học ngành quản trị kinh doanh bạn cũng sẽ được đi sâu vào thực tế với những môn học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý… nhằm đáp ứng đầy đủ mọi vấn đề về kiến thức cho sinh viên, trang bị đầy đủ kỹ năng khi ra trường đi làm nghề. Ngành quản trị kinh doanh có những chuyên ngành học phổ biến và được nhiều bạn lựa chọn theo xu thế hiện nay đó là:
- Quản trị kinh doanh quốc tế.
- Quản trị Marketing.
- Quản trị kinh doanh tổng hợp.
- Quản trị doanh nghiệp.
- Quản trị khởi nghiệp.
- Quản trị Logistic…
III. Học quản trị kinh doanh ra làm gì?
Đối với những sinh viên ra trường với bằng cử nhân quản trị kinh doanh thì các bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều công việc phù hợp với chức danh, vị trí công việc và môi trường làm việc khác nhau. Những việc làm của ngành quản trị kinh doanh đó là:
- Trở thành chuyên viên quản lý chất lượng: Bạn sẽ là người quản lý và đưa ra các kế hoạch hiệu quả nhưng giảm tối thiểu chi phí.
- Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế:Đảm nhận những việc làm liên quan đến quản lý kinh doanh, phát triển kinh tế cũng như tạo được nguồn thu tốt nhất cho công ty.
- Chuyên viên kinh doanh hay bạn có thể làm việc với chức danh nhân viên kinh doanh, trưởng các bộ phận kinh doanh, nhân viên khảo sát thị trường.
- Đối với những bạn có cá tính và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình có thể theo đuổi công việc như làm giảng viên hay những nhà diễn giả về ngành quản trị kinh doanh tại các trường hay trung tâm học nghề.
- Tự thành lập và điều hành công ty với các hoạt động kinh doanh cho riêng mình.
Những vị trí việc làm học ngành quản trị kinh doanh có thể ứng tuyển
Đọc thêm: Kiến thức mới Buôn bán nhỏ tên tiếng anh là gì?
Một số chức danh được tuyển dụng thường xuyên và phổ biến đối với ngành Quản trị kinh doanh:
- Nhân viên kinh doanh.
- Nhân viên kế hoạch.
- Nhân viên xuất nhập khẩu.
- Nhân viên marketing.
- Chuyên viên sự kiện.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Nhân viên kế hoạch đầu tư.
- Nhân viên phát triển hệ thống kinh doanh.
- Quản lý nhân sự.
- Quản trị văn phòng.
- Quản lý chuỗi cung ứng.
- Trưởng phòng kinh doanh.
- Quản lý kinh doanh.
- Giám sát bán hàng.
- Trợ lý kinh doanh…
Mặc dù có rất nhiều công việc và vị trí được tuyển dụng tuy nhiên khi tìm việc làm các bạn nên ưu tiên những việc làm đúng chuyên môn, đặc biệt phải phù hợp với trình độ cũng như những kỹ năng của bản thân để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Tại danangchothue.com có rất nhiều những công việc cũng như các doanh nghiệp tuyển dụng vị trí liên quan đến ngành quản trị kinh doanh. Các bạn hãy cùng tham khảo thêm trên website và tìm hiểu về kiến thức cũng như kinh nghiệm tìm việc để lựa chọn việc làm tốt nhất cho mình.
Đọc thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn sale, kinh doanh thành công
IV. Mức lương, thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh
Bởi vì có nhiều cơ hội việc làm như vậy nên có thể nói rằng sinh viên quản trị kinh doanh nếu năng động, có đam mê kinh doanh, kiếm tiền thì sẽ chẳng lo không có việc. Vào giai đoạn đầu, bạn có thể ít nhiều mất định hướng vì bạn học quản trị nhưng chỉ đi làm nhân viên, tư vấn viên… nhưng về lâu dài, các kiến thức, kỹ năng bạn được dạy trong trường sẽ rất hữu ích để bạn phát triển sự nghiệp. Bên cạnh đó, mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh cũng khá cao, có thể nói là không bị giới hạn. Lúc mới ra trường, bạn có thể ký hợp đồng nhân viên kinh doanh với lương 3 – 5 triệu nhưng hoa hồng dựa trên doanh số, các khoản thưởng vượt KPI,… thì có thể cao hơn, gấp vài lần lương chính. Hiện nay, các nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm và năng lực thì lương chính cũng có thể lên đến 15 – 20 triệu/tháng.
V. Các trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh
Nếu bạn lựa chọn ngành học quản trị kinh doanh mà chưa biết địa chỉ nào uy tín và chất lượng giảng dạy tốt thì có thể tham khảo thêm top những trường đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh được nhiều người lựa chọn nhất này nhé:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Trường Đại học Ngoại thương.
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viện Ngân hàng.
- Học viện Tài chính.
- Đại học Thương mại.
- Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Đại học FPT.
- Đại học Thăng Long.
- Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông TP.HCM.
- Đại học Công nghệ TP.HCM.