Hình minh họa (Nguồn: Twitter)
Bạn đang xem: nhu cầu trong marketing là gì
Nhu cầu thị trường (Market Demand)
Khái niệm
Nhu cầu thị trường trong tiếng Anh gọi là Market Demand.
Nhu cầu thị trường là một khái niệm cần được hiểu một cách biện chứng theo ba mức độ nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.
Ở đây, người làm marketing phải nhận thức được sự khác biệt giữa 3 mức độ của nhu cầu thị trường này để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu thị trường thực chất là gì? Mỗi mức độ của nhu cầu thị trường sẽ có ý nghĩa định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Các mức độ nhu cầu
Nhu cầu tự nhiên (need)
Đáng xem: Share Đôi nét về Ambush Marketing Tiếp thị phục kích
Trước hết, nhu cầu thị trường cần được hiểu ở mức độ nhu cầu tự nhiên, nó xuất hiện khi con người hoặc tổ chức nhận thấy một trạng thái thiếu hụt cần được đáp ứng bởi một hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
Nhu cầu tự nhiên là bản chất vốn có của con người, tổ chức, nó tồn tại vĩnh viễn. Người kinh doanh không tạo ra được nhu cầu tự nhiên mà chỉ có thể phát hiện ra nó để tìm cách đáp ứng.
Các doanh nghiệp cần phân loại nhu cầu tự nhiên theo những tiêu thức nhất định để thấy được họ đang kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tự nhiên nào. Nhu cầu tự nhiên có thể phân loại theo tầm quan trọng của nó đối với người tiêu dùng để thấy trình tự người tiêu dùng thỏa mãn các nhu cầu của họ như thế nào?
Sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho những lớp nhu cầu tự nhiên khác nhau đòi hỏi phương thức marketing khác nhau. Như vậy, mỗi loại sản phẩm trên thị trường đều phải thỏa mãn một nhu cầu tự nhiên nào đó.
Mong muốn (want)
Mong muốn là cấp độ thứ hai, hình thành khi nhu cầu tự nhiên đã được gắn với kiến thức, văn hóa và cá tính của mỗi cá nhân con người tổ chức tiêu dùng. Nói cách khác, mong muốn mua và dùng một loại hàng hoá nào đó hình thành khi người tiêu dùng đã hưởng nhu cầu tự nhiên của họ vào một hàng hóa cụ thể.
Như vậy, người kinh doanh phải tạo ra mong muốn của khách hàng về mặt hàng cụ thể của họ. Nghĩa là các sản phẩm và dịch vụ cụ thể trên thị trường là do các nhà kinh doanh sáng tạo ra chứ không phải có sẵn trên thị trường để thoả mãn nhu cầu tự nhiên của con người.
Mặt khác, cùng một nhu cầu tự nhiên, nhưng nhóm người tiêu dùng khác nhau thường có những mong muốn khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu cụ thể đặc điểm và hành vì người tiêu dùng mới có thể xác định được chính xác họ có thể sản xuất và bán những sản phẩm, dịch vụ gì cho khách hàng.
Xem thêm: Chia sẻ Media Marketing là gì? các hình thức của Media Marketing
Nhu cầu có khả năng thanh toán (demand)
Nhu cầu có khả năng thanh toán hình thành khi những người có mong muốn về một loại sản phẩm lại có khả năng mua được nó. Vì vậy, để có được khách hàng thực sự, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng.
Đây chính là khái niệm cầu trong kinh tế học. Cầu bị chi phối bởi các lực lượng kinh tế (economic forces) bao gồm: Thu nhập, chi phí và các nguồn lực của một xã hội ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp và chi phí sinh sống cuả các hộ gia đình.
Đồng thời cầu cũng phụ thuộc vào nền tảng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế bao gồm hệ thống thông tin, hệ thống vận tải, hệ thống tài chính và mạng lưới phân phối.
Muốn bán được sản phẩm, các doanh nghiệp làm marketing phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mà họ có thể mua được, nghĩa là với giá cả phù hợp với sức mua và có sẵn tại nơi họ có thể mua.
Marketing không chỉ dừng lại với những ý tưởng kinh doanh nảy sinh từ phát hiện nhu cầu thị trường. Bởi vì, doanh nghiệp tất nhiên không thể thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu của tất cả mọi người tiêu dùng, họ phải tập trung nỗ lực vào những nhu cầu nhất định của một hoặc một số nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể.
Đó chính là những khách hàng mục tiêu hay thị trường mục tiêu của doanh nghiệp – những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể phục vụ một cách hiệu quả nhất. Các chiến lược và chương trình marketing của doanh nghiệp sẽ trực tiếp nhằm vào các thị trường mục tiêu cụ thể đã chọn.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)