Chia sẻ 22 vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc

Trong phong tục văn hóa dân gian, có rất nhiều vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc, biểu tượng cho sự vượng tài.

Các nhà phong thủy cho rằng phương pháp thúc đẩy tài lộc trong nhà cần phải phối hợp mệnh, hào, phi tinh, thành môn quyết v.v… Nhưng căn bản nhất là phải phối hợp phương vị Bát quái ngũ hành.

Bạn đang xem: những vật phong thủy mang lại may mắn

Tài trợ nội dung

Phương vị tụ khí trong nhà nằm ở đâu?

Đứng về phương diện bố cục nội thất trong phong thủy nhà ở mà nói, nội thất có vị trí tụ khí và vị trí tán khí, phương vị tụ khí nhất gọi là vị trí tài khí.

Vị trí tài khí là vị trí ở góc đối diện với cửa, còn vị trí tán khi là nơi khi không thể tụ lại được.

Thông thường khi xem phong thủy một căn nhà, sau khi tìm ra được vị trí tài khí, chủ nhân nên bài trí một vật phẩm phong thủy gì đó để thúc đẩy tài lộc thăng tiến, mang lại may mắn tài lộc, có thể là : chậu cá vàng, tủ đựng tiền, chậu kiểng, bonsai, hình tượng một loài linh vật phong thủy theo truyền thuyết cổ (như tỳ hưu, thiềm thừ, rồng phong thủy v.v…).

Ngoài ra, các nhà phong thủy còn vận dụng nguyên lý Ngũ hành sinh khắc phối hợp với phương vị Bát quái để tính toán cát hung lợi hại. (Nếu bạn chưa biết nguyên lý ngũ hành trong phong thủy, xin mời đọc bài viết đặc tính của ngũ hành và ý nghĩa mở rộng của ngũ hành)

Muốn phối hợp vị trí tài khí và phương vị ngũ hành, người ta cần phải biết vị trí tài khí ở phương vị nào. Rồi căn cứ theo nguyên lý Ngũ hành tương sinh tương khắc để tính toán xem cần phải bài trí vật phẩm gì ở đó.

Xác định vị trí tài khí – đặt vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc phù hợp

Nếu vị trí tài khí ở phương đông hoặc hướng đông nam, Ngũ hành của hai phương vị này đều thuộc mộc, vì vậy thích hành thủy đến tương sinh, để mộc được vượng. Vậy vật phẩm cát tường bài trí phải thuộc hành thủy hoặc hành mộc mới làm cho tài vận trong nhà tăng tiến.

Những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc thuộc hành thủy bao gồm những vật phẩm liên quan đến nước, như cá phong thủy v.v…

Những vật phẩm cát tường thuộc hành mộc như cây kiểng, bonsai, các vật phẩm điêu khắc bằng gỗ. Cây kiểng là vật có sinh khí, cho nên đây là cách tuyển chọn ưu tiên nhất, kế đến mới chọn các vật phẩm điêu khắc bằng gỗ.

Nếu vị trí tài khí thuộc phương nam, tức thuộc hành hỏa, vì vậy thích mộc đến tương sinh để giúp hỏa vượng. Do đó nên bài trí các vật phẩm cát tường thuộc hành mộc hay hỏa để tăng cường tài vận.

Những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc thuộc hành hỏa bao gồm các loại đèn chiếu sáng dùng để trang trí nội thất v.v…

Nếu vị trí tài khí ở hướng tây nam và hướng đông bắc, tức thuộc hành thổ, vì vậy thích hỏa đến tương sinh để giúp thổ vượng. Do đó nên bài trí các vật phẩm cát tường thuộc hành hỏa hay thổ để tăng cường tài vận.

Những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc thuộc hành thổ bao gồm hòn non bộ, các loại hình linh vật phong thủy như kỳ lân, sư tử v.v…

Nếu vị trí tài khí ở hướng tây và tây bắc, tức thuộc hành kim, vì vậy thích thổ đến tương sinh để giúp kim vượng. Do đó nên bài trí các vật phẩm cát tường thuộc hành thổ hay kim để tài vận được mạnh thêm.

Những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc thuộc hành kim bao gồm các hình tượng đầu thú bằng vàng, bạc, hoặc đồng; các loại đồng hồ treo tường bằng kim loại.

Nếu vị trí tài khí thuộc phương bắc, tức thuộc hành thủy, vì vậy thích kim đến tương sinh để giúp thủy vượng. Do đó nên bài trí các vật phẩm phong thủy thuộc hành kim hay thủy để tài vận thêm mạnh.

Những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc thuộc hành thủy bao gồm chậu cá vàng, những gì có liên quan đến nước v.v…

Gợi ý vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc cho bạn

Sau đây, daquyvietnam sẽ gợi ý những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc cho bạn

1. Nhai trại

nhai trại

Nhai trại làm bằng ngọc quý

Truyền thuyết xưa nói rằng “rồng sinh 9 con, nếu không thành rồng thì cũng có bản lĩnh riêng”. Riêng “nhai trại” (một trong 9 con của rồng) thì “háo sát”, đặc biệt là thiên về hoạnh tài (tiền có do may mắn), cho nên người thích cờ bạc, đầu tư cổ phiếu, hoặc những người cầu hoạnh tài đều thích đeo “nhai trại”, hoặc để trong nhà, trong công ty.

Thời xưa, do “nhai trại” háo sát nên giới quan lại, quyền quý thường cột nhai trại bằng ngọc quý vào đao, kiếm để hộ thân v.v…

2. Tiền cổ

vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc

Tiền ngũ đế có tác dụng khai vận, mang lại tài khí trong phong thủy

Có một số người rất thích trưng bày hay treo tiền cổ trong nhà, với ý muốn tài lộc được thịnh vượng. Một số người khác thì thích treo tiền cổ trên mình, cho rằng tiền cổ đã được qua tay hàng vạn người sử dụng, có thể mượn đó để mang lại vận may cho mình.

Cũng giống vậy, người ta cho rằng chọn tiền cổ của triều vua đã từng thịnh vượng mà đeo trên người, cũng sẽ tăng cường vận may. Cho nên thịnh hành nhất là “tiền cổ ngũ đế“.

“Ngũ” là chủ về vượng khí tôn quý của ngôi “cửu ngũ”. Tiền ngũ đế là những đồng tiền mang vượng khí của năm vị vua đương thời cai trị đất nước rất thịnh vượng. Đó là “Thuận trị, Khang Hi, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh”, là niên hiệu của năm đời vua nhà Thanh trong thời rất thịnh vượng.

Các nhà phong thủy cho rằng đồng tiền của thời đại cường thịnh thì tài khí rất mạnh, lại được chế tạo đã nhiều năm nên hấp thu được “thiên khí”; ngoài ra, phần lớn những đồng tiền này được chôn giấu dưới đất nên cũng hấp thu được “địa khí”; lại từng được nhiều người sử dụng nên cũng hấp thu được “nhân khí”.

Ba khí “thiên, địa, nhân” có đủ, nên chỉ cần xỏ xâu năm đồng tiền lại rồi treo lên các vật phẩm cát tường để tăng cường tài vận như tượng kỳ lân, cóc ba chân, v.v…

Trường hợp cần sử dụng sáu đồng tiền thì người ta dùng thêm đồng tiền hoàng đế Đạo Quang.

3. Thiềm thừ – cóc ba chân

thiềm thừ

Khi trưng bày con cóc này, đầu phải xoay vào trong nhà, không được xoay đầu ra ngoài.

Thiềm thừ là linh vật phong thủy có hình dáng của con cóc, đây không phải là con cóc bình thường, nó có 3 chân, không giống với những con cóc bình thường có 4 chân, nó có thể nhả ra tiền.

Truyền thuyết kể rằng nó là yêu tinh, sau này được tiên nhân Lưu Hải thu phục, cải tà quy chính, thường xuyên giúp đỡ người nghèo, nhả tiền cho họ. Cho nên người đời sau xem nó là con vật mang lại may mắn.

Khi trưng bày con cóc này, đầu phải xoay vào trong nhà, không được xoay đầu ra ngoài. Nếu không tiền sẽ nhả ra ngoài hết. Làm vậy cũng có thể thúc đẩy khí vượng tài. Ngoài ra, tượng thiềm thừ cũng không nên quay đầu ra hướng cửa sổ.

4. Tranh vẽ & tượng Tiên nhân Lưu Hải

tiên nhân lưu hải

Tranh vẽ Tiên nhân Lưu Hải

Tiên nhân Lưu Hải tuy không được liệt kê vào thần tài, nhưng trong dân gian liệt ông vào hàng tiên nhân mang lại cho người ta vận vượng tài.

Có rất nhiều loại hình tượng tiên nhân Lưu Hải, trong đó thịnh hành nhất là tượng ông mang trên vai một xâu tiền, hoặc tay cầm một xâu tiền (chủ về vượng tài).

Tham khảo thêm: Đề xuất Những bài vè về thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hay nhất

Ngoài ra, có một số tượng tạo hình tiên nhân Lưu Hải tay cầm chổi, đây là pháp khí trừ tà trấn yêu. Đương nhiên tượng còn có cóc ba chân đi theo, vì đây là biểu tượng vượng tài.

5. Thần tài

Tượng Quan Công

Tượng Quan Công

Thần tài trong văn hóa dân gian không chỉ có một, Văn thần tài theo truyền thuyết là Tỷ Can, một văn thần trung thành đời Ân, còn Võ thần tài thì như mọi người đều biết, đó là Quan Vân Trường, một võ tướng thời Tam Quốc.

Người Việt Nam thịnh hành thờ cúng võ thần tài Quan Vân Trường hơn văn thần tài.

Ngoài Văn Võ thần tài vừa kể ra, còn có một thần tài khá chính thống hơn, đó là “Triệu Công Minh”. Theo truyền thuyết ông là người sống thời Tần, được Thiên đế phong là “Lôi phó nguyên soái”. Hình tượng của ông là đầu đội mũ sắt, mặt đen râu rậm, tay cầm roi sắt, cưỡi cọp đen. Ông rất vượng đối với người làm nghề thương mại, kinh doanh.

Bài trí thờ Văn Võ thần tài cần chú ý, phương hướng của võ thần tài và văn thần tài khác nhau, Văn thần tài mặt hướng vào nhà, còn võ thần tài mặt hướng ra ngoài hay hướng ra cổng. Vừa có thể chiêu tài, lại có thể trấn trạch giữ bình yên.

Không được bài trí trang thờ chung hai vị Văn và Võ thần tài, vì hướng mặt, phương vị khác nhau.

6. Lợi thị tiên quan

Lợi thị tiên quan (chức quan tiên làm mua bán có lời) là một vị tiểu tài thần nhỏ, ông là đồ đệ của đại tài thần Triệu Công Minh, được Khương Thái công phong làm Lợi thị tiên quan chuyên “nghênh tường nạp phúc”, rất được giới làm ăn mua bán sùng bái.

7. Ngư ông đắc lợi

Ngư ông đắc lợi

Ngư ông đắc lợi

Hình tượng ngư ông đắc lợi trong phong thủy mang đến may mắn và tài lộc rất được ưa chuộng. Hình tượng này lấy cá chép (lý) hài âm cho “lợi”.

8. Trái chuối và trái quýt

Có nhiều người không hiểu tại sao người ta hay cúng nhiều chuối trên bàn thờ. Chuối (hương tiêu) có màu vàng, là màu của vàng (hoàng kim), mà “tiêu” trong tiếng Hán Việt là đồng âm với “chiêu” (có nghĩa là gọi đến, mời đến), cho nên có nghĩa là “chiêu tài”.

Vì vậy, nhiều người khi cúng kiếng trên bàn thờ Phật, Bồ Tát, thần thánh phần lớn đều đặt một nải chuối để được vận vượng tài.

“Quất” (hay trái quýt) hài âm với từ “cát”, trái quýt lớn tức là “đại cát”.

9. Địa chủ tài thần (ông địa, thổ thần)

Rất nhiều hiệu buôn, nhà ở, người ta đều cúng địa chủ, nhưng trên bài vị địa chủ viết những gì? Phần lớn viết là “Ngũ phương ngũ thổ long thần, tiền hậu địa phương tài thần“.

Long thần, thần tài đều có thể giúp vận may tài lộc được tốt hơn, vì cung phụng trên mặt đất, thuộc thần thổ địa, cho nên còn gọi là “âm tài thần”, nên người buôn bán thờ thần thổ địa là có ý để được hỗ trợ, thêm nhiều lợi ích.

10. Đồng xu, đồng điếu bằng ngọc

Đồng xu (đồng điếu) thường là miếng ngọc hình tròn, ở giữa có một lỗ tròn nhỏ. Về phương diện may mắn, tài lộc, ít khi sử dụng nó đơn độc, thường thì người ta đặt gần thần tài, hoặc đeo cổ để được may mắn.

Bạn có thể đặt một miếng đồng điếu bằng ngọc ở bên trái các tượng thần như tượng Quân Âm Bồ Tát, Triệu Công Minh, Lưu Hải tiên nhân…

11. Long ngân

Long ngân thời nhà Thanh

Long ngân (bạc rồng, tiền rồng) là tiền lưu hành cuối đời nhà Thanh, vì trên mặt tiền có khắc hình “rồng” nên gọi là “long ngân”.

Long ngân rất ít khi dùng đơn độc để tạo may mắn về tài lộc, phần lớn khi thờ thần thổ địa, người ta sẽ đặt bên trái thần thổ địa (tức bên phía khắc dòng chữ “ngũ phương ngũ thổ long thần“) một đồng tiền long ngân, như vậy tài lộc sẽ may mắn hơn.

12. Vận tài đồng tử

kim đồng ngọc nữ - Vật phẩm phong thủy mang lại may mắn tài lộc

Tượng Kim đồng ngọc nữ

Rất nhiều người nghĩ rằng bên mình Quan Thế Âm Bồ Tát có một đôi Kim Đồng Ngọc Nữ, Kim Đồng là vị thần tiên đại phát từ bi, có thể làm cho vận mạng tài lộc của người đó trở nên tốt hơn. Cho nên nhiều người gọi vị thần này là Vận Tài Đồng Tử.

Các bức họa hay tượng ngọc chạm khắc hiện nay thường lấy hình tượng Đồng Tử và bên cạnh chất đầy vàng thỏi để tượng trưng cho sự may mắn về tài lộc.

Những người buôn bán thường trưng bày Vận Tài Đồng Tử ở văn phòng, cửa hàng hay ở nhà.

Ngoài ra, còn có tranh “hoa khai phú quý”. Trong tranh vẽ “vận tài đồng tử” cầm chậu mẫu đơn (bình hoa mẫu đơn, tức bình an phú quý), hai bên còn có tiền vàng và nguyên bảo.

13. Ngọc tông

Ngọc tông là miếng ngọc hình khối vuông, ở giữa có một lỗ tròn lớn, hình tròn tượng trưng cho trời (thiên), vuông tượng trưng cho đất (địa). Ngọc tông cũng giống như long ngân, rất ít khi sử dụng đơn độc, thường thì người ta đặt nó ở bên phải (tức mé bên dòng chữ “tiền hậu địa chủ tài thần”), như vậy có thể giúp cho may mắn, thúc đẩy tài lộc.

14. Hoàng tài thần

Thần tài của Phật giáo Mật tông là Tài Bảo Thiên Vương (tức Đa Văn Thiên Vương) chia ra 5 màu là : màu đỏ, màu lục, màu trắng, màu đen và màu vàng.

Trong đó, thần tài màu vàng là thịnh hành nhất, còn các thần tài khác rất ít thấy thờ phụng trong dân gian. Vì thần tài màu vàng thường tiếp cận với người phàm và cũng rất hào phóng, nên mọi người thích thờ phụng ông.

Nhưng điều cần chú ý là, khi thờ thần tài màu vàng được lợi lộc rồi phải biết chia một phần vào việc hoằng dương Phật pháp, và sử dụng một phần vào việc từ thiện.

Điểm đặc biệt ở pháp tướng của thần tài màu vàng là con chuột nằm phục trên tay của ông, con chuột này có thể nhả ra châu báu, tài bảo.

15. Niên niên hữu dư (năm nào cũng có dư)

Mặt ngọc niên niên hữu dư

Một trong 8 biểu tượng may mắn của Phật giáo Mật tông là Song ngư.

Văn hóa truyền thống (đặc biệt đối với người Trung Quốc) có rất nhiều bức tranh cát tường hay những vật phẩm may mắn liên quan đến cá (ngư), vì “ngư” và “dư” trong tiếng Hán Việt là đồng âm.

Câu “niên niên hữu dư” thường xuất hiện trong những bức tranh có vẽ sen và cá. Người ta thường treo loại tranh này trong nhà.

Hình ảnh “niên niên hữu dư” thường thấy nhất là trên bao lì xì đỏ đầu năm.

16. Cầu thủy tinh và kiếng pha lê

Đề xuất riêng cho bạn: Chia sẻ SỰ THẬT VỀ LÁ BỒ ĐỀ TÂM PHẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

quả cầu thủy tinh

quả cầu thủy tinh

Cầu thủy tinh trong Mật Tông Phật giáo là pháp khí bổ trợ trong phép tu Đại hoàn mãn. Địa vị của cầu thủy tinh trong Phật giáo Mật tông tương đối cao. Nhưng nhìn từ góc độ phong thủy, cầu thủy tinh có tác dụng gì?

Người ta cho rằng cầu thủy tinh có thể khuếch đại năng lượng, cho nên đem đặt nó ở phương vị cát trong nhà, nhằm có ý thúc đẩy sự may mắn.

Nhưng nếu đặt cầu thủy tinh ở phương vị hung thì sẽ xảy ra tình huống thúc đẩy tai họa. Vì vậy, phải hiểu rõ về cách sử dụng cầu thủy tinh mới có thể phát huy hiệu quả may mắn trong phong thủy.

Để tìm hiểu về cách sử dụng cầu thủy tinh và pha lê, mời bạn đọc bài : Công dụng của cầu thủy tinh và pha lê phong thủy.

17. Nuôi cá phong thủy

Cá phong thủy

Một số nhà doanh nghiệp thích nuôi cá chép (lý ngư) trong nhà hay trong vườn. Vì trong tiếng Hán Việt thì chữ “lý” đồng âm với chữ “lợi” (tức lời), “ngư” hài âm với “dư”, là mong muốn buôn bán có lời nhiều.

Cũng có người thích nuôi cá vàng (kim ngư), “vàng” là vật đáng giá, nên đây là tượng trưng cho mong muốn kiếm được thật nhiều tiền.

Khi nuôi cá tốt nhất nuôi 9 con, vì con số 9 là con số lớn nhất trong hàng đơn vị và cũng có hàm ý “trường trường cửu cửu” (lâu dài bền vững).

Nếu hồ cá trong vườn quá rộng, có thể nuôi 19 con hay 29 con cá vàng hoặc cá chép.

Daquyvietnam đã có bài viết chi tiết hơn về cá phong thủy, mời bạn tham khảo tại đây: cá phong thủy, 8 nguyên tắc chọn nuôi cá cảnh được tài lộc.

18. Tỳ hưu

tỳ hưu

Tỳ Hưu ngọc phỉ thúy

Trong dân gian ngoại trừ múa lân và múa rồng ai cũng đều biết ra, còn có tập tục múa Tỳ Hưu (thường thấy ở khu người Hoa – Chợ Lớn, Tp.hcm).

Tỳ hưu là linh vật phong thủy có một sừng, mình có lông dài xoắn quăn. Loài thú này còn gọi là “thiên lộc” (lộc trời), có loại 2 sừng gọi là “tịch tà”. Sau này hầu hết phát triển thành một sừng, gọi chung là Tỳ Hưu thường thấy bây giờ.

Tỳ Hưu mang lại may mắn và tài lộc, nên nhiều người thích trưng bày chúng trong nhà. Daquyvietnam đã có rất nhiều bài viết chi tiết về Tỳ Hưu, mời các bạn tham khảo bài : truyền thuyết Tỳ Hưu: lén thỉnh Tỳ Hưu, Hòa Thân ôm mộng giàu hơn vua.

19. Tranh chiêu tài tiến bảo

Loại tranh “chiêu tài tiến bảo” có nhiều hình tượng khác nhau. Một số kích thước cố định, chỉ cần viết thêm mấy chữ linh phù là có thể dùng được.

Thương gia thời xưa thường treo hai bức tranh “chiêu tài tiến bảo” làm hai bức bình phong đối nhau ở cửa vào phòng khách, có hai chữ lớn “tiến” và “tài”.

Ngoài ra, cũng có tranh “hoàng kim vạn lượng”, “thôi xa tiến bảo”, “nguyên bảo thành sơn”, “tiến nhật đấu bảo” v.v…

Tranh “thôi xa tiến bảo” thường vẽ nhiều trẻ con đẩy xe đầy tiền bạc châu báu vào là cầu tiền tài dồi dào.

Tranh “nguyên bảo thành sơn” thường vẽ hình đứa trẻ cầm “nguyên bảo”, ý nghĩa là có con trai nối dõi, lại vừa phát tài.

Tranh “tiến nhật đấu bảo” thường vẽ một đứa bé bụ bẫm ăn mặc sang trọng, hai tay đẩy một chiếc xe chất đầy vàng và châu báu lấp lánh.

Những loại hình tranh phong thủy này ít thấy trong văn hóa Việt Nam, tuy nhiên cũng khá được ưa chuộng, đặc biệt là thương nhân ở vùng Chợ Lớn (người Hoa) ở Tp.HCM.

20. Ngọc đường phú quý

Ngọc đường phú quý là bình hoa cắm ba loài hoa là ngọc lan, hải đường và mẫu đơn. Ngọc lan lấy chữ “ngọc”, hoa hải đường lấy chữ “đường” (tức nhà) và mẫu đơn là biểu tượng phú quý.

Ngọc đường vốn chỉ cung điện, nơi tiên ở, về sau phiếm chỉ nhà may mắn.

Mẫu đơn là vua trong các loài hoa, còn gọi là hoa phú quý.

Vì vậy “ngọc đường phú quý” ý chỉ nhà may mắn, phú quý.

21. Chuông gió

chuông gió bằng đồng

Chuông gió bằng đồng

Tiếp đến chúng ta nói đến chuông gió, cách bài trí chuông gió là phải đặt ở môi trường tương sinh với chúng. Ta thường thấy có chuông thủy tinh, chuông sứ, nếu muốn cầu tài thì còn đặt chuông ống đồng.

Ống đồng ngũ hành thuộc kim, nhất định phải đặt ở phương vị hướng Bắc mới có thể tương sinh.

Khi nghe tiếng chuông gõ, âm thanh thánh thoát dễ chịu, mỗi ngày gió thổi qua, tiếng leng keng sẽ mang từ trường tốt cho bạn, tặng cho ngôi nhà bạn một tài khí tốt.

Thỉnh thoảng gió lay động chuông một tí, cũng đại biểu cho sự thịnh vượng của tài khí, đây cũng là một phương pháp.

22. Chậu tụ báu

Ngoài cách dùng nước để cầu tài ra, còn có thể làm một cái chậu tụ báu, vị trí chậu cần đặt ở tài vị đã nói như ở đầu bài viết.

Chậu tụ báu có kích thước có định, nếu đặt được kích thước này, có thể giúp ích rất nhiều cho tài vận của bạn, bên trong chậu làm thêm quả cầu thủy tinh để khí ngưng tụ, cơ hội kiếm tiền sẽ càng nhiều, tài vận cũng sẽ rất tốt, nếu như không phải là chậu tụ báu chính, cũng có thể dùng tranh họa tấn tài tấn bảo, tranh họa cát tường, thật ra trong đó chính là vẽ chậu tụ báu, sức mạnh của nó cũng có thể giúp đỡ bạn.

Trên đây là cách xác định phương vị tụ khí trong nhà, qua đó giúp bạn bài trí các vật phẩm phong thủy phù hợp mang lại may mắn và tài lộc cho từng khu vực cụ thể. Cùng với 22 loại vật phẩm phong thủy phổ biến được ưa chuộng nhất. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích, qua đó áp dụng vào thực hành, mang lại cuộc sống thịnh vượng, may mắn hơn.

Chúc các bạn thành công và gặp nhiều may mắn, nếu cảm thấy bài viết hay, xin hãy chia sẻ bài viết này đến với bạn bè của mình.

Daquyvietnam,

Mời bạn xem thêm: mặt dây chuyền phật quan âm thiên thủ, mặt dây chuyền đại nhật như lai, mặt dây chuyền bồ tát đại thế chí .

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Đang tải…

Có liên quan

Viết một bình luận