Kế toán bán hàng cũng là một trong các vị trí kế toán chi tiết có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các Khách sạn, Nhà hàng hiện nay. Vậy bạn có biết Kế toán bán hàng là gì? Mô tả công việc và mức lương của vị trí này ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để danangchothue.com giúp bạn tìm hiểu.
Bạn đang xem: sale accountant là gì
Bạn có biết Kế toán bán hàng là gì? Mô tả công việc và mức lương Kế toán bán hàng trong Khách sạn – Nhà hàng ra sao?
Trong ngành Khách sạn – Nhà hàng, Kế toán bán hàng được cho là vị trí dễ xin việc nhất, không đòi hỏi quá nhiều kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, đây là công việc khá phù hợp với những ai là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu công việc của Kế toán bán hàng, bạn phải hiểu được Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng – Sales Accountant là một trong những vị trí công việc có vai trò khá quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các Khách sạn – Nhà hàng, có nhiệm vụ ghi chép tất cả các công việc liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp, từ ghi hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu hàng bán, thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hóa, thành phẩm xuất bán đến xử lý hóa đơn chứng từ, lập báo cáo bán hàng liên quan theo quy định,…
Đề xuất riêng cho bạn: Hot 160 Từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành Marketing cho các Marketer năng động
Kế toán bán hàng là gì? – Kế toán bán hàng là người có nhiệm vụ ghi chép tất cả các công việc liên quan đến nghiệp vụ bán hàng trong Khách sạn – Nhà hàng
Kế toán bán hàng làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của Kế toán trưởng hoặc Kế toán tổng hợp.
Tham khảo thêm: Xin việc kế toán khách sạn – nhà hàng có khó không?
Bản mô tả công việc Kế toán bán hàng trong Khách sạn – Nhà hàng
Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể Cập nhật giá, hàng hóa và quản lý các hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng
- Thường xuyên cập nhật giá, sản phẩm hàng hóa mới vào phần mềm quản trị kế toán. Thông báo sửa đổi đến các bộ phận có liên quan.
- Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán, bao gồm bảng kê khai chi tiết các hóa đơn bán hàng trong ngày, tính tổng giá trị hàng đã bán cộng với thuế VAT (nếu có)
- Cập nhật đầy đủ các hóa đơn bán hàng có liên quan, bao gồm hóa đơn bán hàng và hóa đơn bán dịch vụ
- Cập nhật và theo dõi việc giao – nhận hóa đơn (có ký nhận trong sổ giao nhận)
- Quản lý sổ sách, các hóa đơn chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, bao gồm các hóa đơn xuất – nhập kho; hóa đơn khách hàng mua sản phẩm; hóa đơn doanh nghiệp mua hàng hóa;…
Thực hiện các nghiệp vụ Kế toán bán hàng phát sinh
- Phối hợp với Kế toán kho, Thủ kho hàng ngày kiểm tra và nắm rõ số lượng, giá trị của lượng hàng hóa xuất ra cũng như lượng sản phẩm được nhập vào; đối chiếu với số liệu trên phần mềm hệ thống để đảm bảo tính trùng khớp
- Thực hiện lập và xuất các hóa đơn bán hàng có liên quan theo quy định; ghi nhận doanh thu/ doanh số bán hàng
- Lập hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng theo quy định. Tính thuế GTGT của hàng hóa bán ra
- Theo dõi và thực hiện tính tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng, bao gồm chiết khấu thương mại hoặc chiết khấu thanh toán (nếu có)
- Cùng với Kế toán doanh thu, Kế toán công nợ phải thu thống kê tình hình công nợ, thu hồi công nợ và quản lý tiền hàng; lên kế hoạch thu hồi công nợ và thực hiện đốc thúc công nợ của khách hàng
- Quản lý khách nợ, theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ của khách
Vào bảng kê chi tiết, lập các hóa đơn bán hàng, báo cáo bán hàng có liên quan
- Cuối ngày tiến hành vào bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng; tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày
- Cùng với Kế toán kho, Thủ kho đối chiếu số liệu hàng xuất – tồn; tổng hợp số liệu bán – mua hàng trong ngày, lấy đó làm căn cứ để lập báo cáo liên quan vào cuối ngày.
- Lập báo cáo danh mục hàng hóa bán ra theo kỳ
- Lập báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu của quản lý/ Trưởng bộ phận
- Định kỳ hàng tháng/ quý/ năm lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính trong kỳ theo biểu mẫu có sẵn
Nên xem: SEO là gì? 9 lưu ý quan trọng để làm SEO website thành công
Các công việc khác
- Giao tiếp với khách hàng; tư vấn, giới thiệu hàng bán cho khách hàng; chăm sóc khách hàng theo tiêu chuẩn quy định
- Làm báo giá sản phẩm hàng hóa, soạn thảo hợp đồng bán hàng hóa, dịch vụ khi được phân công
- Ghi nhận, cập nhật và quản lý thông tin khách hàng; sử dụng thông tin khách hàng để làm các loại thẻ ưu đãi (thẻ VIP) cho khách nếu có
- Thực hiện các công việc phát sinh khác theo sự phân công của cấp trên
Mức lương Kế toán bán hàng trong Khách sạn – Nhà hàng
Kế toán bán hàng làm việc trong các Khách sạn – Nhà hàng sẽ nhận được mức lương dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng
Theo ghi nhận của danangchothue.com, mức lương hiện nay của nhân viên Kế toán bán hàng làm việc trong các Khách sạn – Nhà hàng dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc, khối lượng công việc và mặt bằng trả lương chung tại nơi làm việc của ứng viên. Để được tuyển dụng vào vị trí Kế toán bán hàng, ứng viên phải thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản; biết sử dụng (thành thạo) phần mềm bán hàng; có kỹ năng giao tiếp với khách hàng, thuyết phục và chăm sóc khách hàng; cẩn thận, trung thực; có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc cao;…
Xem thêm: Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn nhân viên kế toán cần biết
Ms. Smile